Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

QL và KT TSCĐ hữu hình tại DN
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI NÓI ĐẦU
Trải qua những năm tồn tại nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị
trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước teho định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã
đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên nhiều lĩnh vực: Thương mại,Tài chính, kế toán, Kiểm
toán. Cùng vói chiến lược công nghiệp hoá-hiện đại hoá, trong một tương lai không xa, đất
nước ta sẽ trở thành một nước công nghiệp và có khả năng chủ động hơn nữa trong quá trình
hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Hội nhập kinh tế là một xu thế khách quan và Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế
đó. Nhận thức rõ Kế toán là một bộ phận của nền kinh tế, là công cụ hội nhập nên việc hoàn
thiện hệ thống kế toán sao cho phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực kế toán Quốc tế đang là
mối quan tâm của Nhà nước và các doanh nghiệp.
Trong bất cứ doanh nghiệp nào, dù là doanh nghiệp thương mại hay sản xuất trực tiếp
thì tài sản cố định (TSCĐ) luôn là một phần tài sản rất quan trọng, quyết định sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp.TSCĐ là biểu hiện bằng tiền toàn bộ TS của doanh nghiệp, có giá
trị lớn, thời gian luân chuyển dài, nên đòi hỏi thiết yếu là phải tổ chức tốt công tác hạch toán
TSCĐ để theo dõi, nắm chắc tình hình tăng, giảm TSCĐ về số lượng và giá trị nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng TSCĐ, tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị của doanh nghiệp. Khi TSCĐ
đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng thì yêu cầu
đối với việc quản lý, tổ chức hạch tón TSCĐ càng cao nhằm góp phần sử dụng hiệu qủa TS
hiện có của doanh nghiệp.
Nhận thức rõ vấn đề đó, với những kiến thức đã học ở lớp và sự giúp đỡ tận tình của
cô giáo hướng dẫn,TS Nguyễn Thị Lời-khoa kế toán,em xin chọn đề tài: ”Bàn về tổ chức,
quản lý và kế toán TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp hiện nay”.
Bố cục của Nội dung bao gồm:
Phần I: Lý luận chung về tổ chức quản lý và kế toán TSCĐ hữu hình trong doanh
nghiệp.
Phần II: Kế toán TSCĐ theo Chuẩn mực Kế toán 03:”TSCĐ hữu hình” và QĐ 206
ngày 12/12/2003.
Phần III: So sánh với Chuẩn mực kế toán Quốc tế và nhận xét, kiến nghị và phương
hướng hoàn thịên.
1
NỘI DUNG
Phần I: Lý luận chung về tổ chức quản lý và kế toán TSCĐ hữu
hình trong doanh nghiệp.
I. Vai trò, đặc điểm của TSCĐ và yêu cầu quản lý TSCĐ hữu hình.
1.Vai trò của TSCĐ
-TSCĐ là một bộ phận của tư liệu sản xuất, giữ vai trò tư liệu lao đông chủ yếu của
quá trình sản xuất. Chúng được coi là cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò quan trọng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh,là điều kiện tăng năng suất lao động xã hội và phát triển nền kinh tế
quốc dân.
-Từ góc độ vi mô, máy móc thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất chính là yếu tố để
xác định quy mô và năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
-Từ góc độ vĩ mô, đánh giá về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của toàn bộ nền
kinh tế quốc dân có thực lực vững mạnh hay không?
Chính vì vậy, trong sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp nói riêng cũng như
của toàn bộ nền kinh tế nói chung, TSCĐ là cơ sở vật chất và có vai trò cực kỳ quan trọng.
Việc cải tiến, hoàn thiện, đổi mới và sử dụng hiệu quả TSCĐ là một trong những nhân tố
quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp và của nên kinh tế.
Nhận thức đúng đắn về vai trò của TSCĐ chính là lý luận đầu tiên xây dựng nên khái
niệm về TSCĐ.
2. Khái niệm về TSCĐ
-TSCĐ là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài và có đặc điểm
là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất , TSCĐ bị hao mòn dần, giá trị của nó được chuyển
dịch từng phần vào chi phí kinh doanh và giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu cho đến
lúc hư hỏng
-TSCĐ hữu hình .Theo Quyết định 206 /2003/Q Đ ng ày 12/12/2003 thì TSCĐ hữu h
ình được định nghĩa như sau:
TSCĐ hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất (từng đơn vị
TS có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận TS liên kết với nhau để thực
hiện một hay một số chức năng nhất định) thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ hữu hình, tham
2
gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà
cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị...
3. Đặc điểm của TSCĐ hữu hình
Đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất của TSCĐ là tồn tại trong nhiều chu kỳ kinh
doanh của doanh nghiệp.
Đối với TSCĐ hữu hình có thêm các đặc điểm:
-Giữ nguyên hình thái hiện vật lúc ban đầu cho đến khi hư hỏng hoàn toàn.
-Trong quá trình tồn tại, TSCĐ bị hao mòn.
-Do có kết cấu phức tạp gồm nhiều bộ phận với mức độ hao mòn không đồng đều nên
trong quá trình sử dụng TSCĐ c ó thể bị hư hỏng từng bộ phận.
Tuỳ theo quan điểm của từng quốc gia và từng thời kỳ người ta có tiêu chuẩn cho
TSCĐ. Ở Việt Nam, theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính số 206 ngày 12/12/2003 có
đưa ra tiêu chuẩn của TSCĐ hữu hình như sau:
.Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng TS đó
.Nguyên giá TS phải được xác định một cách tin cậy;
.Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên
.Có giá trị từ 10,000,000, đồng (mười triệu đồng) trở lên .
4.Nhiệm vụ hạch toán kế toán TSCĐ.
TSCĐ là tư liệu sản xuất chủ yếu, có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất-kinh
doanh của doanh nghiệp.TSCĐ thường có giá trị lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị
TS của doanh nghiệp. Quản lý và sử dụng tốt TSCĐ không chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp
chủ động kế hoạch sản xuất mà còn là biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hạ giá thành
sản phẩm. Để góp phần quản lý và sử dụng TSCĐ tốt, hạch toán TSCĐ phải thực hiện các
nhiệm vụ sau:
- Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, tình
hình tăng, giảm và hiện trạng TSCĐ trong phạm vi toàn đơn vị, cũng như tại từng bộ phận sử
dụng TSCĐ, tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát thường xuyên việc giữ gìn,
bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ và kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ trong từng đơn vị.
3