Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong tác phẩm của Nguyên Hồng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
NGUYỄN VIỆT TRINH
PHƢƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ TRONG
TÁC PHẨM CỦA NGUYÊN HỒNG
Chuyên ngành:Ngôn ngữ học
Mã số: 8229020
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Anh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự
hƣớng dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Thị Vân Anh. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trên bất kì
công trình nào.
Quy Nhơn, tháng 09 năm 2022
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN VIỆT TRINH
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Khoa Khoa học Xã hội và nhân văn, trƣờng
Đại học Quy Nhơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em học tập và thực
hiện đề tài luận văn này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên,
PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Anh đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo em trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Sƣ phạm và Khoa
Khoa học xã hội và nhân văn đã tận tình giảng dạy, trang bị cho em những
kiến thức quý báu trong suốt thời gian học qua.
Em xin cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ và ủng hộ của các anh chị, bạn bè
trong quá trình thực hiện luận văn. Mặc dù đã cố gắng hoàn thành khóa luận
trong phạm vi và khả năng cho phép nhƣng chắc chắn sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót, em rất mong nhận đƣợc sự thông cảm, góp ý và tận tình chỉ
bảo của quý thầy cô.
Quy Nhơn, tháng 09 năm 2022
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN VIỆT TRINH
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 7
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 8
6. Cấu trúc của luận văn................................................................................. 9
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .................................................... 10
1.1. Tín hiệu ngôn ngữ................................................................................. 10
1.1.1. Khái niệm tín hiệu........................................................................... 10
1.1.2. Bản chất tín hiệu ngôn ngữ............................................................. 11
1.2. Giao tiếp và quá trình giao tiếp............................................................. 13
1.2.1. Khái niệm giao tiếp......................................................................... 13
1.2.2. Chức năng giao tiếp ........................................................................ 14
1.2.3. Quá trình giao tiếp .......................................................................... 15
1.3. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ...................................................... 17
1.3.1. Khái niệm về phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ ......................... 17
1.3.2. Bản chất của tín hiệu giao tiếp phi ngôn ngữ ................................. 20
1.3.3. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong tác phẩm văn học......... 21
1.4. Nguyên Hồng - Tác giả, tác phẩm........................................................ 25
Tiểu kết Chƣơng 1 ....................................................................................... 26
CHƢƠNG 2 : NHỮNG DẠNG THỨC CỦA PHƢƠNG TIỆN GIAO TIẾP
PHI NGÔN NGỮ TRONG TÁC PHẨM CỦA NGUYÊN HỒNG ............... 28
2.1. Biểu đạt hình thức của các phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong tác
phẩm của Nguyên Hồng............................................................................... 29
2.1.1. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ đƣợc tiếp nhận bằng thị giác. 29
2.1.2. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ đƣợc tiếp nhận bằng xúc giác33
2.1.3. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ đƣợc tiếp nhận bằng nhiều giác
quan ...................................................................................................... 34
2.2. Biểu đạt nội dung của các phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong tác
phẩm của Nguyên Hồng............................................................................... 35
2.2.1. Các phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ có nội dung biểu đạt “đang
suy nghĩ” ................................................................................................... 36
2.2.2. Các phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ có nội dung biểu đạt
“chào” ...................................................................................................... 38
2.2.3. Các phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ có nội dung biểu đạt sự
“khinh miệt, khinh bỉ, coi thƣờng” ........................................................... 40
2.2.4. Các phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ có nội dung biểu đạt
“không đồng ý, từ chối”............................................................................ 42
2.2.5. Các phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ có nội dung biểu đạt sự
“ngăn cản”................................................................................................. 44
2.2.6. Các phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ có nội dung biểu đạt “né
tránh” ...................................................................................................... 45
2.2.7. Các phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ có nội dung biểu đạt “cầu
xin” ...................................................................................................... 47
2.2.8. Các phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ có nội dung biểu đạt “an ủi,
động viên”................................................................................................. 47
2.2.9. Các phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ có nội dung biểu đạt “âu
yếm, yêu thƣơng”...................................................................................... 49
2.2.10. Các phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ có nội dung biểu đạt
“hành vi bạo lực” ...................................................................................... 51
2.2.11. Các phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ có nội dung biểu đạt tình
cảm, trạng thái, cảm xúc ........................................................................... 53
Tiểu kết Chƣơng 2 ....................................................................................... 66
CHƢƠNG 3: GIÁ TRỊ BIỂU HIỆN CỦA CÁC PHƢƠNG TIỆN GIAO TIẾP
PHI NGÔN NGỮ TRONG TÁC PHẨM CỦA NGUYÊN HỒNG ............... 68
3.1. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ góp phần khắc hoạ chân dung nhân
vật trong tác phẩm tự sự của Nguyên Hồng ................................................ 68
3.1.1. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ góp phần thể hiện hình ảnh
ngƣời phụ nữ bị xâm phạm....................................................................... 68
3.1.2. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ góp phần thể hiện lớp nhân vật
trẻ em sống trong hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu tình thƣơng ..................... 71
3.1.3. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ góp phần thể hiện sự bạo lực
của nhân vật .............................................................................................. 74
3.1.4. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ góp phần thể hiện sự tức giận
của nhân vật .............................................................................................. 75
3.1.5. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ góp phần thể hiện sự bế tắc của
nhân vật..................................................................................................... 76
3.1.6. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ góp phần thể hiện yêu thƣơng,
động viên của nhân vật ............................................................................. 78
3.1.7. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ góp phần thể hiện cuộc sống
con ngƣời bị cái đói đe doạ....................................................................... 79
3.1.8. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ góp phần thể hiện thân phận
giàu sang – nghèo hèn............................................................................... 81
3.2. Ứng dụng phân tích PTGTPNN vào một tác phẩm văn học của Nguyên
Hồng trong chƣơng trình ngữ văn trung học phổ thông .............................. 82
Tiểu kết Chƣơng 3 ....................................................................................... 89
KẾT LUẬN..................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT CHỮ ĐƢỢC VIẾT TẮT KÍ HIỆU VIẾT TẮT
1 Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ PTGTPNN
2 Cái biểu đạt cbđ
3 Cái đƣợc biểu đạt cđbđ
4 Tín hiệu TH
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1: Phân biệt hình thức nói và viết ở phƣơng diện biểu hiện.................... 3
Bảng 2: Thống kê tỉ lệ các hình thức biểu đạt của PTGTPNN trong tác
phẩm tự sự của Nguyên Hồng .......................................................... 28
Bảng 3 : Bảng thống kê các phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ đƣợc tiếp
nhận bằng thị giác ............................................................................. 29
Bảng 4 :Bảng thống kê các phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ đƣợc tiếp
nhận bằng xúc giác............................................................................ 33
Bảng 5: Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ đƣợc tiếp nhận bằng nhiều
giác quan ........................................................................................... 34
Bảng 6: Lời thoại kết hợp với các PTGTPNN tƣơng ứng của cặp nhân vật
Ngƣời cô – Cậu bé Hồng .................................................................. 84
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngay từ thời xa xƣa, khi lời nói và chữ viết còn chƣa xuất hiện, tổ tiên
loài ngƣời đã có thể giao tiếp với nhau bằng cách sử dụng cử chỉ, hành động.
Cho đến khi có ngôn ngữ bằng lời thì rõ ràng việc giao tiếp trở nên hiệu quả
hơn rất nhiều. Chính vì vậy có thể nói, ngôn ngữ bằng lời là phƣơng tiện giao
tiếp quan trọng nhất của con ngƣời nhƣng không phải là duy nhất. Quan sát
con ngƣời khi giao tiếp với nhau trong cuộc sống hằng ngày, chủ yếu là giao
tiếp đƣơng diện (mặt đối mặt) chúng ta sẽ thấy có sự kết hợp giữa lời nói với
một loạt các phƣơng tiện nhƣ cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, hành động,…của cơ
thể, các tín hiệu màu sắc, âm thanh, các vật thể để phụ trợ cho ngôn ngữ. Các
phƣơng tiện này còn có khả năng dùng độc lập để giao tiếp. Những phƣơng
tiện giao tiếp ngoài ngôn ngữ vừa đƣợc kể ở trên đƣợc gọi bằng nhiều thuật
ngữ khác nhau nhƣ ngôn ngữ cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể (body languague), tín
hiệu kèm ngôn ngữ, ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ,…Và trong đề tài này, chúng tôi
sử dụng tên gọi là các phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (PTGTPNN).
Trong quá trình khảo sát các tác phẩm của tác giả Nguyên Hồng, chúng
tôi có những phát hiện sau: Thứ nhất, mỗi một PTGTPNN không đơn thuần
chỉ biểu đạt một ý nghĩa mà hầu hết nó sẽ mang nhiều ý nghĩa; thứ hai, để
cùng diễn tả một nội dung biểu đạt có thể sử dụng nhiều PTGTPNN khác
nhau; thứ ba, những PTGTPNN này sẽ góp phần tạo nên giá trị nghệ thuật đặc
sắc cho tác phẩm.
Chính những điều này đã tạo nên hứng thú cho chúng tôi quyết định
lựa chọn đề tài nghiên cứu về PTGTPNN.
Mặt khác, chúng tôi nhận thấy rằng việc tìm hiểu và nghiên cứu về
PTGTPNN là sẽ góp phần mở ra một hƣớng tiếp cận mới trong việc tiếp nhận
tác phẩm văn học một cách thấu đáo hơn. Nói nhƣ vậy là bởi trong thực tế,
2
nhiều nhà phê bình văn học khi tiếp cận tác phẩm văn học thƣờng hay đi sâu
tìm hiểu diễn biến tâm lí nhân vật thông qua những lời dẫn truyện hay những
lời đối thoại của nhân vật mà ít quan tâm đến những cử chỉ, điệu bộ, nét
mặt,… cũng song hành thể hiện tình cảm, cảm xúc hay tính cách nhân vật. Do
đó, khi nghiên cứu các PTGTPNN trong tác phẩm của Nguyên Hồng sẽ góp
phần giúp cho ngƣời đọc hiểu thêm về tác giả, tác phẩm cũng nhƣ tính cách
nhân vật một cách chân thực và sinh động.
Đã có một vài công trình nghiên cứu về các PTGTPNN trong đời sống
thƣờng ngày, nhƣng những công trình tìm hiểu về việc sử dụng các
PTGTPNN trong các tác phẩm văn học vẫn còn rất hạn chế. Chúng tôi chọn
đề tài này để mong muốn đóng góp một tiếng nói khẳng định vai trò của các
PTGTPNN bên cạnh giao tiếp ngôn ngữ bằng lời trong các cuộc thoại trong
sinh hoạt thƣờng ngày của con ngƣời nói chung và trong các tác phẩm văn
học nói riêng. Đây là lí do thứ ba chúng tôi lựa chọn đề tài này.
Với những lí do trên, chọn đề tài “Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn
ngữ trong tác phẩm của Nguyên Hồng” để nghiên cứu thiết nghĩ là một
công việc cần thiết.
2. Lịch sử vấn đề
Nhƣ đã nói, PTGTPNN là phƣơng tiện giao tiếp cổ xƣa nhất của loài
ngƣời. Tuy nhiên, sự nghiên cứu đầy đủ, nghiêm túc, mang tính hệ thống,
khoa học về loại phƣơng tiện này cũng mới chỉ đƣợc tiến hành vài chục năm
trở lại đây trong một số giáo trình và bài báo khoa học.
Có thể điểm qua một số công trình, các bài nghiên cứu của tác giả trong
và ngoài nƣớc về đối tƣợng nghiên cứu này.
2.1. Các công trình, các bài nghiên cứu trong nước
Trong các giáo trình phong cách học tiếng Việt, hầu hết các nhà nghiên
cứu đã đề cập đến sự phân biệt giữa nói và viết, cho rằng nói và viết là “hai
phong cách ngôn ngữ” - phong cách nói và phong cách viết (Hồ Lê), hay
3
“hai dạng của lời nói” - dạng nói và dạng viết (Đinh trọng Lạc, Nguyễn Thái
Hòa), hoặc gọi là “những hình thức truyền tin” (Cù Đình Tú). Dù gọi nói và
viết bằng thuật ngữ nào thì các nhà phong cách học, về cơ bản, đều thống nhất
phân biệt hình thức nói và viết trƣớc hết là ở phƣơng diện biểu hiện :
Bảng 1: Phân biệt hình thức nói và viết ở phƣơng diện biểu hiện
Tiêu chí so sánh Dạng nói Dạng viết
Định hƣớng vào
nhân vật giao tiếp
Hƣớng vào sự tri giác và phản
ứng trục tiếp của ngƣời nhận
Không hƣớng vào sự tri giác và
phản ứng trực tiếp của ngƣời
nhận
Phƣơng tiện biểu hiện
Có thể dùng âm thanh, ngữ điệu
gắn liền với vẻ mặt, cử chỉ, dáng
điệu của ngƣời nói
Dùng văn tự, do đó khong có
khả năng sử dụng các
PTGTPNN
Nhƣ vậy, đề cập đến các phƣơng tiện biểu hiện của phong cách nói, các
nhà phong cách học thừa nhận có loại phƣơng tiện là vẻ mặt, cử chỉ, dáng
điệu,…hay có thể gọi theo thuật ngữ khác có nghĩa rộng hơn là PTGTPNN.
Không chỉ thừa nhận sự tồn tại của PTGTPNN, các nhà phong các học còn
nhấn mạnh ý nghĩa và vai trò quan trọng của loại phƣơng tiện này trong hoạt
động giao tiếp.
Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa: “Muốn nói tốt, không những phải
biết suy nghĩ tốt mà còn phải biết cách sử dụng lời nói với cách phát âm đúng
và rõ kết hợp với ngữ điệu, nét mặt, của chỉ, dáng điệu để người nghe có thể
hiểu hết ngay, hiểu hết tình ý của người nói” [9, tr.45].
Trong giáo trình “Đại cương về ngôn ngữ học” - Tập 2 - Ngữ dụng
học, ở phần chƣơng V - Lí thuyết hội thoại, tác giả Đỗ Hữu Châu bàn về các
vận động hội thoại nhƣ sau:
Trong số các vận động hội thoại có vận động trao lời, vận động trao
đáp và tƣơng tác hội thoại.
Vận động trao lời: là vận động của ngƣời nói A nói ra và hƣớng lời nói
4
của mình vào phía B. A có những vận động cơ thể (điệu bộ, cử chỉ, nét mặt)
hƣớng tới ngƣời nhận hoặc tự hƣớng về mình để bổ sung cho lời nói.
Vận động trao đáp: Ngƣời nói B đáp lời ngƣời nói A, B có thể hồi đáp
bằng những yếu tố kèm ngôn ngữ nhƣ cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, nụ cƣời,…
Trong giáo trình “Quy luật ngôn ngữ” - Tính quy luật của cơ chế ngôn
giao, phần bàn về cơ chế ngôn giao, tác giả Hồ Lê cũng phát biểu rằng: “Những
cử chỉ điệu bộ và những phương tiện phi ngôn ngữ nói chung kèm theo lời
được gọi là ngôn hiệu, là 1 trong 7 thành tố của ngữ huống phát ngôn. Trong
qua trình tương tác hội thoại những người đối thoại có thể tác động lẫn nhau
bằng lời, bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, bằng thái độ khi nói năng và bằng bối
cảnh - điều kiện, không khí được tạo ra cho sự đối thoại. Trong số này, nội
dung của lời thường được coi là phương tiện/ công cụ tương tác quan trọng
nhất. Nhưng trong thực tế không nhất thiết luôn luôn như thế. Mà có khi,
những phương tiện/ công cụ khác lại tỏ ra quan trọng hơn. Thí dụ, cũng là câu
nói: “Mời anh sang nhà tôi chơi” nhưng kết hợp với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt có
ý mỉa mai hay không chân thành thì nội dung câu nói tất hiểu khác hẳn” [10,
tr.112, 113].
Do vậy, Hồ Lê khẳng định:“Văn hóa giao tiếp - mà phép lịch sự trong
giao tiếp là một biểu hiện - đòi hỏi sự nhất quán giữa nội dung của lời và các
phương tiện/ công cụ khác đi kèm theo. Nếu không có sự nhất quán đó, thậm
chí có sự ngược chiều nhau, thì nội dung hàm ẩn của lời phát ra sẽ khác hay
sẽ trái ngược hẳn với nội dung biểu hiện của lời. Lúc ấy, văn hóa giao tiếp sẽ
bị vi phạm” [10, tr.114].
Tiếp tục bàn về nghi thức ngôn giao, Hồ Lê còn nói rõ thêm: “ Cử chỉ,
điệu bộ, nét mặt có khả năng biểu hiện trực tiếp nghi thức ngôn giao. Nhìn
vào cử chỉ, điệu bộ, nét mặt người ta thấy ngay nghi thức ngôn giao mà
những người giao tiếp đã sử dụng với nhau để ngụ ý điều gì. Coi trọng hay
coi thường, lễ độ với nhau hay xấc xược, yêu mến hay ghét bỏ, thành thật hay
5
mỉa mai, châm biếm” [10, tr. 260, 261].
Trong cuốn sách “Nỗi oan thì, là, mà” [3], Nguyễn Đức Dân cũng
dành một phần để nói về “Cử chỉ: Thứ ngôn ngữ không lời”. Tác giả khẳng
định “Cử chỉ là một công cụ để giao tiếp”. Có những cử chỉ là bẩm sinh, vô
thức, và có nhiều cử chỉ là do học hỏi, do đƣợc giáo dục mà hình thành ở
ngƣời nói.
Về ý nghĩa của cử chỉ điệu bộ, Nguyễn Đức Dân cũng nói đến tính đa
nghĩa và đồng nghĩa của chúng. Tác giả khẳng định: “Cùng một cử chỉ có thể
biểu hiện những ý nghĩa khác nhau” [3,tr.224], và “Có thể dùng những cử chỉ
khác nhau để biểu hiện cùng một ý nghĩa” [3,tr.225]. Đóng góp đáng chú ý
của Nguyễn Đức Dân khi bàn về ngôn ngữ cử chỉ (thuật ngữ đƣợc tác giả sử
dụng) là đã bƣớc đầu chỉ ra những yếu tố ảnh hƣởng đến cử chỉ với tƣ cách là
phƣơng tiện giao tiếp, đó là:
- Cử chỉ mang đậm nét đặc thù dân tộc và phụ thuộc từng nền văn hóa.
Bên cạnh những cử chỉ giao tiếp chính và vô thức hầu nhƣ không khác nhau
trên toàn thế giới, mỗi dân tộc còn có những quy ƣớc riêng về hệ thống kí
hiệu cử chỉ.
- Cử chỉ phụ thuộc vào vị thế, nghề nghiệp và uy tín xã hội của một
ngƣời. Ngƣời có vị thế cao hay có tri thức rộng, ngôn từ phong phú thì cử chỉ
thƣờng chậm rãi, ít bộc lộ. Ngƣợc lại, một ngƣời ít học, vị thế xã hội thấp
thƣờng phải sử dụng cử chỉ để diễn đạt rõ hơn lời nói của mình. Cử chỉ của họ
thƣờng phong phú hơn. Những nhà ngoại giao, chính trị, luật sƣ,… thƣờng
biết sử dụng cử chỉ có hiệu quả và biết che giấu những cử chỉ không có lợi.
- Khoảng cách trong giao tiếp - một đặc điểm của ngôn ngữ cử chỉ,
thuộc phạm trù “không gian cá nhân” - phụ thuộc vào tuổi tác (ví dụ ngƣời
lớn có thể xoa đầu một em bé vì lãnh địa của em bé còn nhỏ, nhƣng dù là cán
bộ cao cấp thì cũng không thể xoa đầu một cụ già 80 tuổi), phụ thuộc vị thế
xã hội (vị thế xã hội càng cao thì lãnh địa càng lớn), phụ thuộc quan hệ thân
sơ giữa những ngƣời đối thoại, phụ thuộc địa phƣơng và văn hóa của từng dân