Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

phương thức thực hiện đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp.DOC
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bùi Anh Dũng Phát triển 44B
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không
sao chép bất cứ tài liệu nào. Các số liệu và kết quả ngiên cứu trong chuyên
đề này là trung thực. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc. Những quan điểm trình bày trong chuyên đề là quan điểm của
cá nhân người viết.
Tác giả chuyên đề
Bùi Anh Dũng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bùi Anh Dũng Phát triển 44B
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP : Chính phủ
CT : Chỉ thị
QĐ : Quyết định
NQ : Nghị quyết
DN : Doanh nghiệp
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
DNNN : Doanh nghiệp vừa và nhỏ
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
CNH : Công nghiệp hoá
HĐH : Hiện đại hoá
HTX : Hợp tác xã
NSNN : Ngân sách nhà nước
VAT : Thuế giá trị gia tăng
KH&ĐT : Kế hoạch và đầu tư
KH&CN : Khoa học và công nghệ
TƯ : Trung ương
CNTT : Công nghệ thông tin
R&D : Nghiên cứu và triển khai
ĐTNN : Đầu tư nước ngoài
NCQLKTTƯ : Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương
DSI : Viện chiến lược phát triển
MPI : Bộ kế hoạch và đầu tư
CIEM : Viện nghiên cứu quản lý trung ương
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bùi Anh Dũng Phát triển 44B
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG CHUYÊN ĐỀ
Bảng 1: Đầu tư cho hoạt động KH&CN
Bảng 2: Văn bằng độc quyền sáng chế cấp 1981-2005
Bảng 3: So sánh trình độ công nghệ Việt Nam với các nước trong khu vực
Bảng 4: Nguồn ngốc ý tưởng đổi mới công nghệ của các doanh nghiêp
Bảng 5: Phương thức thực hiện đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Bảng 6: Năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật trong các DN
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bùi Anh Dũng Phát triển 44B
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển theo hướng tiếp tục con
đường đổi mới, chủ động hội nhập, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá. Quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế một mặt giúp chúng ta có
cơ hội tranh thủ tiếp cận các thành tựu tiến bộ khoa học công nghệ trên thế
giới đã đạt được để thực hiện thắng lợi quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước. Nhưng mặt khác, quá trình này cũng buộc doanh nghiệp Việt
Nam phảI đối mặt với thách thức to lớn trước sức ép cạnh tranh quốc tế
ngày càng gay gắt. Để hội nhập thành công trong điều kiện năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và sản phẩm còn nhiều yếu kém,
nhà nước ta cần sớm thực hiện những cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy hơn
nữa vai trò của công nghệ đối với quá trình phát triển kinh tế và nâng cao
năng lực cạnh tranh của quốc gia trong giai đoạn tới. Sở dĩ như vậy là vì đổi
mới công nghệ cho phép các doanh nghiệp tăng tỉ trọng phần giá trị gia tăng
của sản phẩm, hạ giá thành, cải thiện hiệu quả sản xuất và thúc đẩy tăng
trưởng.
Trong những năm đổi mới vừa qua. Đảng và nhà nước ta đã chú ý tới
vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự nghiệp phát triển thông qua
việc ban hành và thực hiện những chính sách thúc đẩy và ứng dụng công
nghệ, chuyển giao công nghệ trong sản xuất, dịch vụ, nâng cao năng suất,
chất lượng, hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên tồn tại hiện nay của nền kinh tế là
đổi mới khoa học và công nghệ chưa trở thành nhu cầu bức thiết để nâng
cao năng lực cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chưa tự
chú ý cải tiến, đổi mới công nghệ cho phù hợp cũng như chưa chú ý đầu tư
để phát triển thương hiệu sản phẩm. Điều này dẫn đến thực trạng là trình độ
công nghệ của nhiều nghành và doanh nghiệp còn lạc hậu; năng lực công
nghệ nhìn chung còn chậm được cải thiện; nhiều sản phẩm kém sức cạnh
tranh cả ở thị trường trong nước và ngoài nước.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bùi Anh Dũng Phát triển 44B
Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá IX họp
tháng 7/2002 đã đề ra nhiệm vụ cần " thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ khoa
học và công nghệ, đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp...”.Đổi mới
công nghệ đang trở thành vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế nước nhà. Hiện đầu tư đổi mới công nghệ là một vấn đề hêt sức
nóng bỏng, mới mẻ ma các nhà kinh tế và doanh nghiệp đang hết sức quan
tâm. Trên tinh thần đó em đã chọn nghiên cứu đề tài "Hoàn thiện cơ chế,
chính sách nhằm thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ tại Việt Nam giai
đoạn 2006-2010".
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tập trung phân tích thực trạng đầu
tư đổi mới công nghệ ở nước ta và các cơ chế chính sách được ban hành và
triển khai thực hiện thời gian qua. Trên cơ sở đó, đề tài sẽ nêu bật những tồn
tại, nguyên nhân của tình hình, qua đó kiến nghị các cơ chế, chính sách và
giải pháp nhằm thúc đẩy các nhà đầu tư tiềm năng cả trong nước và nước
ngoài đầu tư đổi mới công nghệ ở nước ta trong thời gian 5 năm tới.
Kết cấu của đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Khái quát về đầu tư đổi mới công nghệ
Chương II: Thực trạng cơ chế, chính sách đầu tư đổi mới công
nghệ ở Việt Nam
Chương III: Kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy đầu
tư đổi mới công nghệ ơ Việt Nam giai đoạn 2006-2010
Em xin chân thành cảm ơn Th.S. Bùi Đức Tuân _ Khoa KH&PT
Trường ĐHKTQD và Th.s.Trần Toàn Thắng _ Viện NCQLKTW đã nhiệt
tình giúp đỡ em nghiên cứu hoàn thành đề án này. Mặc dù đã hết sức cố
gắng trong nghiên cứu, nhưng do trình độ kinh nghiệm còn hạn chế và
khuôn khổ thời gian có hạn chưa nghiên cứu sâu sắc vấn đề nên bài viết
không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, đề tài nghiên cứu rất
cần những ý kiến đóng góp, sửa chữa để được hoàn thiện hơn.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bùi Anh Dũng Phát triển 44B
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI
CÔNG NGHỆ
I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI ĐẦU TƯ
1. Khái niệm đầu tư
Xuất phát từ phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư chúng
ta có thể có những cách hiểu khác nhau về đầu tư (còn gọi là hoạt động đầu tư ).
Đầu tư theo nghĩa rộng, nói chung, là sự hy sinh các nguồn lực ở
hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư
các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để
đạt được các kết quả đó. Nguồn lực đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên
nhiên, là sức lao động và trí tuệ1
.
Những kết quả đó có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền
vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường xá, các của cải vật chất khác...), tài
sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật...) và nguồn
nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất lao động cao hơn trong
nền sản xuất xã hội.
Trong các kết quả đã đạt được trên đây những kết quả là tài sản vật
chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực tăng thêm có vai trò quan trọng trong
mọi lúc, mọi nơi, không chỉ đối với người bỏ vốn mà còn đối với cả nền
kinh tế. Những kết quả này không chỉ nhà đầu tư mà cả nền kinh tế được thụ
hưởng.
Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các
nguồn lực hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế-xã hội những kết quả trong
tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó.
Như vậy nếu xem xét trong phạm vi quốc gia thì chỉ có hoạt động sử
dụng các hoạt động của các tài sản và nguồn nhân lực sẵn có thuộc phạm trù
đầu tư phát triển.
1
. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt (2004), giáo trình kinh tế đầu tư, NXB Thống Kê
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bùi Anh Dũng Phát triển 44B
Từ đây ta có thể định nghĩa về đầu tư phát triển như sau: Đầu tư phát
triển là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất,
nguồn lực lao động và trí tuệ để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và cấu trúc hạ
tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng đào tạo
nguồn nhân lực, thực hiện chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động
của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn
tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội, tạo việc làm và nâng cao đời
sống của mọi thành viên trong xã hội.
2. Phân loại các hoạt động đầu tư
Trong công tác quản lý và kế hoạch hoạt động đầu tư các nhà kinh tế
phân loại hoạt động đầu tư theo các tiêu thức khác nhau. Những tiêu thức
phân loại đầu tư thường được sử dụng là:
- Theo bản chất của đối tượng đầu tư, hoạt động đầu tư bao gồm đầu
tư cho các đối tượng vật chất (đầu tư tài sản vật chất hoặc tài sản thực như
nhà xưởng,máy móc, thiết bị...) cho các đối tượng tài chính như mua cổ
phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác...) và đầu tư cho các hoạt động
phi vật chất (đầu tư tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực như đào tạo, nghiên
cứu khoa học, y tế...).
Trong các loại đầu tư trên đây, đầu tư đối tượng vật chất là điều kiện
tiên quyết, cơ bản làm tăng tiềm lực của nền kinh tế, đầu tư tài chính là điều
kiện quan trọng để thu hút mọi nguồn vốn từ mọi tầng lớp dân cư cho đầu tư
đối tượng vật chất, còn đầu tư tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực là điều kiện
tất yếu để đảm bảo cho đầu tư các đối tượng vật chất tiến hành thuận lợi và
đạt hiệu quả kinh tế- xã hội cao.
- Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội của các kết quả đầu tư có thể
phân chia các hoạt động đầu tư thành đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh,
đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (kỹ thuật
và xã hội). Các hoạt động đầu tư này có quan hệ tương hỗ với nhau. Chẳng
hạn đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật và cơ sỏ hạ tầng tạo điều kiện cho
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bùi Anh Dũng Phát triển 44B
đầu tư phát triển kinh doanh đến lượt mình lại tạo tiềm lực cho đầu tư phát
triển khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và các hoạt động đầu tư khác.
- Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư, hoạt động đầu tư có thể chia
thành đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp.
+ Đầu tư trực tiếp: trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản ký
điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết qủa đầu tư đầu tư trực tiếp lại
được phân cha thành 2 loại: Đầu tư dịch chuyển và đầu tư phát triển.
Đầu tư dịch chuyển là loại đầu tư trong đó người có tiền mua lại một
số cổ phần lớn để nắm quyền chi phối hoạt động của doanh nghiêp. Trong
trường hợp này, việc đầu tư không làm gia tăng tài sản của doanh nghiệp,
mà chỉ thay đổi quyền sử hữu các cổ phần của doanh ngiệp.
Đầu tư phát triển là loại bỏ vốn đầu tư để tạo nên những năng lực sản
xuất phục vụ mới (cả về lượng và chất). Đây là loại đầu tư để tái sản xuất
mở rộng, là biện pháp chủ yếu để cung cấp việc làm cho người lao động, là
tiền đề để thực hiện đầu tư tài chính và đầu tư chuyển dịch.
+ Đầu tư gián tiếp: Trong đó người bỏ vốn đang trực tiếp tham gia
điều hành quá trình thực hiện và phân hành các kết quả đầu tư. Đó là việc
các chính phủ thông qua các chương trình tài trợ không hoàn lại, có hoàn lại
với lãi suất thấp cho các chính phủ của các nước khác và để phát triển kinh
tế -xã hội; là việc các cá nhân, các tổ chức mua các chứng chỉ có giá như cổ
phiếu, trái phiếu...để được hưởng tức lợi (gọi là đầu tư tài chính).
Chính sự điều tiết của bản thân thị trường và các chíng sách khuyến
khích đầu tư theo định hướng của nhà nước, từ đó tạo nên một cơ cấu hợp
lý, có nghĩa là người có vốn sẽ không chỉ đầu tư cho lĩnh vực thương mại
mà cả cho lĩnh vực sản xuất, không chỉ đầu tư tài chính, đầu tư chuyển dịch
mà cả đầu tư phát triển.
3. Vai trò của đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học và công
nghệ của đất nước.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bùi Anh Dũng Phát triển 44B
Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá. Đầu tư là điều kiện tiên
quyết của sự phát triển và tăng cường khẳ năng công nghệ của nước ta hiện
nay. Theo đánh giá của các chuyên gia công nghệ, trình độ Việt Nam lạc
hậu nhiều thế hệ so với thế giới và khu vực. Theo VNIDO, nếu chia quá
trình phát triển công nghệ trên thế giới làm 7 giai đoạn thì Việt Nam hiện ở
vào giai đoạn 2. Viêt Nam đang là một trong 90 nước kém nhất về công
nghệ. Với trình độ công nghệ lạc hậu này, quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá ở Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không đề ra được một
chiến lược đầu tư phát triển công nghệ nhanh và vững chắc.
Chúng ta đều biết rằng có hai con đường cơ bản để có công nghệ là tự
nghiên cứu và phát minh ra công nghệ và nhập công nghệ từ nước ngoài. Dù
là nghiên cứu hay nhập từ nước ngoài cần phải có tiền, cần phải có vốn đầu
tư mọi phương án đổi mới công nghệ không gắn với nguồn vốn đầu tư sẽ là
những phương án không khả thi.
II. CÔNG NGHỆ VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ.
1. Khái niệm và phân loại công nghệ
1.1. Khái niệm công nghệ và các yếu tố cấu thành công nghệ
Công nghệ là một yếu tố tạo ra quá trình sản xuất hàng hoá và cung
cấp dịch vụ. Nó liên kết các yếu tố khấc của quá trình sản xuất kinh doanh
theo một lô gíc về mặt kỹ thuật. Thiếu yếu tố này, không thể có bất kỳ quá
trình sản xuất- kinh doanh nào. Ngay trong các quá trình cung cấp dịch vụ
thuộc các lĩnh vực phi vật chất, thậm chí trong các hoat động công cộng,
người ta cũng nói tới công nghệ, công nghệ triển khai, cung cấp dịch vụ và
tiến hành các hoạt động.
Công nghệ được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, những cách
tiếp cận khác nhau. Theo nghĩa hẹp ban đầu, công nghệ chỉ được dùng trong
sản xuất và được hiểu là "phương pháp công nghệ", tức là những phương
pháp sản xuất sản phẩm, được mô tả qua những quy trình được hình thành
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp