Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
184
Kích thước
46.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1798

Phương thức chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ CẨM THOANG

PHƢƠNG THỨC CHIA TÀI SẢN CHUNG

CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

PHƢƠNG THỨC CHIA TÀI SẢN CHUNG

CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự

Định hƣớng ứng dụng

Mã số: 8380103

Người hướng dẫn khoa học: Ts. Nguyễn Thị Bích Ngọc

Học viên: Lê Thị Cẩm Thoang

Lớp: Cao học luật Phú Yên- Khóa 1

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự

hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc. Các dữ liệu nêu trong luận văn là trung

thực. Kết quả nêu trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình

nghiên cứu nào khác, thông tin kế thừa từ những công trình nghiên cứu khác đều

được trích dẫn trung thực và đầy đủ.

Tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về những vi phạm nếu có.

Tác giả luận văn

Lê Thị Cẩm Thoang

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Cụm từ đầy đủ

BLDS Bộ luật Dân sự

BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự

LHN&GĐ Luật Hôn nhân và gia đình

Nghị định

126/2014/NĐ-CP.

Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 quy

định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành

Luật hôn nhân và gia đình

TAND Tòa án nhân dân

TANDTC Tòa án nhân dân tối cao

TTLT 01/2016 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC￾VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016

VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƢƠNG 1. ĐIỀU KIỆN CHIA TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN

...................................................................................................................................10

1.1. Tài sản để chia là tài sản chung của vợ chồng..............................................10

1.2. Yêu cầu của vợ, chồng về chia tài sản chung ................................................16

Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................20

CHƢƠNG 2. NGUYÊN TẮC VÀ HẬU QUẢ CỦA VIỆC CHIA TÀI SẢN

CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN..........................................................21

2.1. Tài sản chung của vợ chồng đƣợc chia đôi tuy nhiên có xem xét các yếu

tố hoàn cảnh mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp mỗi bên vào

việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản này ..................................................21

2.2. Nguyên tắc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, con chƣa thành

niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi, không có khả năng

lao động và không có tài sản để tự nuôi bản thân ...............................................29

2.3. Tài sản chung của vợ chồng đƣợc chia bằng hiện vật, nếu không chia

đƣợc bằng hiện vật thì chia theo giá trị .................................................................29

Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................49

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu

lực pháp luật của Tòa án1

, ly hôn là điều không ai muốn nhưng là điều không thể

tránh với rất nhiều hoàn cảnh, trường hợp, nó cần thiết để đảm bảo quyền tự do

trong hôn nhân và nó như là biện pháp để củng cố thiên hướng hôn nhân tự nguyện,

tiến bộ của LHN&GĐ năm 2014.

Có thể nói, ly hôn là sự lựa chọn của hai người vợ và chồng hoặc đơn phương

từ một phía vợ hoặc chồng nhưng hệ lụy kèm với nó không chỉ ở vợ, chồng mà là

cả một vấn đề, bên cạnh các tranh chấp liên quan đến chấm dứt quan hệ hôn nhân

giữa vợ và chồng thì các vấn đề phái sinh như việc xác định người trực tiếp nuôi

con sau khi ly hôn hay việc phân chia tài sản chung vợ, chồng,…khác với quyền

nuôi con là một trong các quan hệ nhân thân gắn liền với vợ, chồng, Tòa án phải

giải quyết khi vợ chồng ly hôn cho dù vợ hoặc chồng không yêu cầu Tòa án giải

quyết thì việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn thì dựa trên nguyên tắc tôn

trọng quyền quyết định và tự định đoạt của các bên, vợ và chồng có thể yêu cầu

chia hoặc không chia tài sản chung khi yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn và Tòa án

chỉ giải quyết khi các bên có yêu cầu.

Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, số bản án tranh chấp về

tài sản (bao gồm tài sản chung và tài sản riêng) khi ly hôn từ năm 2014 – 2017 là

192 bản án, từ 2018 – 2019 là 712 bản án và từ đầu năm 2020 đến 18/4/2020 là 31

bản án, qua những con số này có thể thấy, vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng

ngày càng tăng nhanh. Thực tiễn Tòa án, các tranh chấp về tài sản khi phát sinh

thường rất phức tạp và kéo dài bởi các tranh chấp này gắn liền với quan hệ hôn

nhân giữa vợ chồng, dẫn đến nhiều tình tiết trong quá trình hôn nhân không dễ làm

sáng tỏ như: việc xác lập, thỏa thuận, định đoạt chia tài sản chung của vợ chồng.

Nguyên nhân của vấn đề này chủ yếu xuất phát từ đặc thù quan hệ hôn nhân giữa vợ

và chồng là quan hệ kín, riêng tư mà chỉ vợ chồng họ mới nắm được. Đây có thể

xem là lý do của tình trạng gia tăng các tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng,

đồng thời cũng cho thấy các quy định pháp luật dần bộc lộ những hạn chế, bất cập

của pháp luật, phát sinh những vấn đề pháp luật chưa điều chỉnh hoặc điều chỉnh

không phù hợp gây ảnh hưởng quyền lợi của các đương sự cũng như gây khó khăn

1 Khoản 14, Điều 3 LHN&GĐ năm 2014.

2

cơ quan Tòa án khi giải quyết các vấn đề liên quan đến tranh chấp về tài sản chung

của vợ chồng khi ly hôn.

Nhìn từ góc độ quy định pháp luật về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ

chồng khi ly hôn có thể thấy sự ưu tiên thoả thuận, theo đó vợ chồng khi ly hôn có

quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia

tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải

xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hoặc

theo quy định của pháp luật2

.

Để thực hiện việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được chính xác

thì bước đầu tiên Tòa án phải xác định được quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ

chồng để chia, cụ thể là phải xác định được những tài sản nào là tài sản chung của

vợ chồng; tài sản nào là tài sản riêng của vợ, chồng; nghĩa vụ tài sản nào là nghĩa vụ

chung của vợ chồng,… tiếp đó là việc phân chia cho mỗi bên vợ, chồng. LHN&GĐ

năm 2000 và LHN&GĐ năm 2014 đều duy trì nguyên tắc chia tài sản chung của vợ

chồng khi ly hôn là nguyên tắc tài sản chung được chia đôi nhưng có xem xét hoàn

cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo

lập, duy trì, phát triển tài sản… Tuy nói suông như vậy nhưng các quy định pháp

luật với tính chất khái quát rất khó áp dụng cho những tình huống cụ thể, theo quy

định tại Điều 33 LHN&GĐ năm 2014 thì tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do

vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi

tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, vậy

hiểu như thế nào là “có được trong thời kỳ hôn nhân” Luật cũng chưa quy định cụ

thể, hoặc đối với tài sản là nhà và đất thì thời điểm để xác định tài sản chung là thời

điểm mà vợ, chồng thực hiện giao dịch hay thời điểm họ được cấp giấy chứng nhận

quyền sở hữu, quyền sử dụng để dựa vào đó xác định trong thời kỳ hôn nhân hay

không? Cũng như trường hợp tài sản mà vợ, chồng có được trước khi kết hôn sẽ

được xác định là tài sản riêng của chính người đó3

, tài sản này chỉ trở thành tài sản

2 Bên cạnh chế độ tài sản vợ chồng theo luật định, thì LHN&GĐ 2014 đã thừa nhận thêm một chế độ so với

LHN&GĐ 2000 là chế độ tài sản theo thỏa thuận. Chế độ tài sản thỏa thuận (hay còn gọi là chế độ tài sản

ước định), là tập hợp các quy tắc do chính vợ, chồng xây dựng nên một cách hệ thống trên cơ sở sự cho phép

của pháp luật để thay thế cho chế độ tài sản luật định nhằm điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng. Chế độ

tài sản này được quy định như một điểm mới rất tiến bộ trong LHN&GĐ Việt Nam năm 2014, tồn tại song

song cùng với chế độ tài sản theo luật định (được áp dụng khi vợ chồng không xác lập chế độ tài sản theo

thoả thuận). Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa

thuận (Thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng

thực. Chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký kết hôn).

3 Khoản 1 Điều 43 LHN&GĐ 2014.

3

chung của vợ chồng khi họ thỏa thuận nhập vào tài sản chung tuy nhiên LHN&GĐ

năm 2014 không quy định cụ thể khi nhập loại tài sản riêng nào thì vợ, chồng phải

lập văn bản thỏa thuận, phải công chứng, chứng thực văn bản này, trong thực tế

nhiều trường hợp thỏa thuận nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung

nhưng không lập văn bản, vi phạm quy định về hình thức khi thỏa thuận, điều này

đặt ra vấn đề pháp luật nước ta có thừa nhận việc nhập thực tế tài sản riêng vào tài

sản chung không? Theo quy định của pháp luật hôn nhân thì quyền tài sản đối với

đối tượng sở hữu trí tuệ là tài sản riêng4

nhưng thực tế áp dụng quy định này còn

vấn đề chưa thống nhất với nhau, ví dụ như quyền tác giả đối với tác phẩm, có quan

điểm cho rằng để có tác phẩm thì vợ, chồng phải dành thời gian để sáng tác, các

khoản tiền tạo ra từ tác phẩm có thể xem như khoản thu nhập được tạo ra trong thời

kỳ hôn nhân nên hiển nhiên là tài sản chung của vợ chồng…

Và về nguyên tắc quy định “Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện

vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị”. Quy định này đã xác

định phương thức chia tài sản chung là “Tài sản không chia được”. Tuy nhiên, pháp

luật hôn nhân và gia đình hiện nay chưa có quy định nào giải thích như thế là tài sản

không chia được, trong khi đó tại khoản 2 Điều 33 LHN&GĐ năm 2014 thừa nhận

“Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất” lại không đề cập tài sản

chung hợp nhất ở đây là tài sản không chia được hay tài sản chia được, chính vì vậy

thực tế cũng cho thấy có rất nhiều trường hợp Tòa án xác định khác nhau mặc dù

trong cùng một loại tài sản của vụ án, đặc biệt tài sản là vốn góp thì hiện nay vẫn có

nhiều quan điểm trái chiều rằng việc phân chia tài sản này sẽ được thực hiện như

thế nào và chia “tài sản đã góp vào” hay chia “phần vốn góp vào” từ đó xác định

đây là tài sản có thể chia được bằng hiện vật hay không? Hay đối với những tài sản

chung của vợ chồng là bất động sản mà theo Quyết định của Tòa án sẽ được chia

đều cho cả hai bên thì những bất động sản đó sẽ được chia như thế nào? Vợ chồng

sẽ bán bất động sản đó để chia hay giao cho một bên vợ hoặc chồng, hoặc trường

hợp cả vợ và chồng đều muốn nhận tài sản là hiện vật thì việc giao tài sản cho một

bên vợ, chồng dựa theo tiêu chí nào để chọn bên được giao cũng như các bên không

thống nhất với nhau về giá bán hay giá trị thanh toán thì giá trị của bất động sản sẽ

được xác định trên cơ sở nào. Từ thực tế này, tác giả nhận thấy cần thiết phải xác

định: Tài sản thế nào là tài sản không chia được và tài sản có thể chia được đối với

4 Khoản 1 Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP.

4

tài sản chung hợp nhất của vợ chồng, đây là vấn đề còn chưa được pháp luật quy

định cụ thể trong khi đây là tiền đề để có cách thức và phương thức chia chính xác,

phù hợp, không ảnh hưởng đến giá trị, công dụng của tài sản mà vẫn đảm bảo được

quyền, lợi ích của các bên nhằm mục đích sau khi ly hôn mỗi bên đều ổn định cuộc

sống, hạn chế xáo trộn không cần thiết trong gia đình đặc biệt là đối với con chung

chưa thành niên, hiện nay việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn trên

thực tế gặp nhiều bất cập. Từ những lý do phân tích trên, tác giả quyết định chọn đề

tài “Phương thức chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn” để thực hiện đề tài

luận văn thạc sĩ là phù hợp và hết sức cần thiết.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Phương thức là từ ghép giữa phương pháp và cách thức tạo thành, gộp lại

thành phương thức, vậy có thể định nghĩa phương thức thông qua định nghĩa của

cụm từ phương pháp và cách thức.

Phương pháp là các cách thức, đường lối có tính hệ thống được đưa ra để giải

quyết một vấn đề nào đó.

Cách thức là hình thức diễn ra một hành động.

Từ hai khái niệm trên có thể suy ra phương thức là hệ thống các đường lối

được đưa ra để giải quyết một vấn đề nào đó được thực hiện dưới một hình thức

nhất định.

Ví dụ như: Phương thức thanh toán là cách thức, phương pháp thực hiện

nghĩa vụ về tài sản. Phương thức thanh toán có thể thực hiện bằng hình thức trả

bằng tiền mặt, thanh toán qua ngân hàng, thanh toán bằng hiện vật... hoặc theo sự

thoả thuận của các bên. Cách thức thực hiện có thể là trả làm một lần hoặc trả nhiều

lần hay trả theo định kì...

Hiện nay pháp luật nước ta chưa có định nghĩa hay khái niệm về phương thức

chia tài sản nhưng đâu đó có hình dáng phương thức chia tài sản. Theo quy định tại

khoản 3 Điều 59 LHN&GĐ năm 2014 xác định phương thức chia tài sản chung của

vợ chồng khi ly hôn “Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu

không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị, bên nào nhận phần tài sản bằng

hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia

phần chênh lệch” nhưng pháp luật hôn nhân và gia đình không có điều khoản nào

xác định đây là phương thức chia tài sản cũng như không có quy định nào định

nghĩa, giải thích cụ thể về cách thức, phương pháp chia như thế nào.

5

Tại mục 2.2.2 chương VIII Giáo trình LHN&GĐ Việt Nam5

phân tích đối với

hậu quả pháp lý của ly hôn về quan hệ tài sản, đưa ra hai tiểu mục gồm (1) chia tài

sản chung của vợ chồng khi ly hôn, (2) việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của

vợ chồng, cả hai tiểu mục phân tích cách thức, phương pháp phân chia tài sản và

nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng khi ly hôn dựa trên các nguyên tắc chung và hậu quả

của việc chia, trường hợp chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn, cách thức

phân chia và điều kiện nhận tài sản bằng hiện vật nhưng không đưa ra khái niệm,

định nghĩa hay xác định về phương thức chia tài sản chung của vợ chồng ly hôn.

Tại tiểu mục I.B, Mục IV Giáo trình LHN&GĐ Việt Nam (tập 1)6

, phân tích

hệ quả về tài sản khi vợ chồng ly hôn gồm thanh toán tài sản và thanh toán nợ dựa

trên sự phân tích đối với nguyên tắc phân chia tài sản chung, nợ chung và cách thức

phân chia bằng hiện vật hay giá trị theo thiên hướng giải quyết một số trường hợp

cụ thể đối với nhà ở và bảo vệ quyền, lợi ích chủ nợ; hay tại Chương thứ Năm của

Giáo trình LHN&GĐ Việt Nam (tập 2)7

nêu và phân tích rõ, kỹ lưỡng về thanh toán

quan hệ tài sản và phân chia tài sản giữa vợ chồng và các thành viên khác trong gia

đình khi vợ chồng ly hôn, gồm phương pháp xác định công sức đóng, xác định phần

quyền, nghĩa vụ của vợ chồng trong các khối tài sản, tỷ lệ phân chia tài sản và nợ;

cách thức phân chia tài sản chung theo nguyên tắc bình đẳng về hiện vật và bình

đẳng về giá trị, bên được ưu tiên nhận tài sản là hiện vật…Tuy cả hai Giáo trình này

dựa trên LHN&GĐ năm 2000 và không đưa ra hay nhắc đến phương thức phân chia

tài sản chung nhưng có thể thấy, những nội dung mà hai Giáo trình phân tích là nội

hàm của phương thức phân chia tài sản chung khi ly hôn.

Hay tại Chủ đề 31, Phần 4 Sách tình huống LHN&GĐ8

với tiêu đề “Phương

thức chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn” xác định phương thức chia dựa

trên các nguyên tắc phân chia, cách thức chia tài sản bằng hiện vật hay bằng giá trị

cũng như việc ưu tiên bên được nhận tài sản bằng hiện vật và hậu quả của việc chia

tài chung của vợ chồng khi ly hôn đối với một trường hợp cụ thể, tuy nhiên không

đưa ra khái niệm cũng như nội dung của phương thức chia tài sản.

Các luận văn liên quan việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn như:

Nguyễn Thị Hạnh (2012), Chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật Việt

5 Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (tái bản có

sửa đổi, bổ sung), Phạm Đức Trọng, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật Gia Việt Nam

6 Đại học Cần Thơ (2005), Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam (tập 1), Nguyễn Ngọc Điện.

7 Đại học Cần Thơ (2006), Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam (tập 2), Nguyễn Ngọc Điện

8 Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Sách tình huống LHN&GĐ (Bình luận bản án), Lê Vĩnh

Châu (chủ biên), Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật Gia Việt Nam.

6

Nam, thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật, Học

viện khoa học xã hội; Nguyễn Thị Thu Hiền (2013), Giải quyết tranh chấp tài sản

chung vợ chồng sau ly hôn từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân huyện Trảng

Bom, tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sĩ; Nguyễn Thị Lan (2017), Chia tài sản chung

của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại Hà Nội, Luận

văn thạc sĩ Luật học, Học viện khoa học xã hội;… Các luận văn này cũng chỉ đưa ra

những lý luận chung một khía cạnh của phân chia tài sản chung khi ly hôn như việc

xác định tài sản để phân chia, cách thức, nguyên tắc khi phân chia, hậu quả sau khi

phân chia, không nghiên cứu chuyên sâu, bao quát về phương thức chia như thế

nào, không đưa ra một khái niệm hay định nghĩa cụ thể.

- Danh Pì Sách, Nguyễn Trường Thọ, Nguyễn Thị Ngọc Hà, “Hoàn thiện quy

định pháp luật về phân chia di sản thừa kế”, Tạp chí Công thương, truy cập ngày

26/6/2020. Tuy bài viết phân tích những quy định của pháp luật xung quanh vấn đề

phân chia di sản thừa kế bằng hiện vật và giá trị theo quy định tại khoản 2, Điều 660

BLDS năm 2015: “Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng

hiện vật, nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa

thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật, nếu không

thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia” nhưng trong bài viết có nêu các

phương pháp, cách thức phân chia di sản thừa kế, trong khi đó di sản cũng là tài sản

và cách thức phân chia có nét tương đồng với việc phân chia tài sản chung của vợ

chồng, vì vậy bài viết là một nền tảng, tiền đề cho việc xác định phương thức phân

chia tài sản.

Dựa trên quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình, quy định pháp luật có

liên quan, các công trình nghiên cứu, bài viết, bình luận liên quan vấn đề này tác giả

nhóm chung phương thức phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn là cách

xác định tài sản chung của vợ chồng để chia theo yêu cầu của vợ, chồng dựa trên

các nguyên tắc của quy định pháp luật và hậu quả pháp lý sau khi phân chia tài sản

chung cũng như nghĩa vụ về tài sản đối với người thứ ba, vậy nội hàm của phương

thức chia gồm các nội dung sau: Điều kiện, nguyên tắc và hậu quả của việc chia tài

sản chung của vợ chồng khi ly hôn.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng pháp luật giải quyết các tranh chấp

về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thống nhất, đồng bộ, tháo gỡ

7

những vướng mắc trên thực tế bởi pháp luật quy định phương thức chia tài sản

chung của vợ chồng khi ly hôn tại khoản 3 Điều 59 LHN&GĐ năm 2014 “Tài sản

chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật

thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn

phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch” nhưng

không nêu rõ như thế nào là “không chia được bằng hiện vật” hay không xác định

các tiêu chí bên nhận tài sản bằng hiện vật. Bằng cách dựa vào đặc tính của tài sản

để đánh giá, phân loại tài sản phân chia được và không phân chia được bằng hiện

vật và thông qua thực tiễn để đưa ra các tiêu chí để xác định đối tượng được ưu tiên

nhận tài sản bằng hiện vật từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị bổ sung, hướng

dẫn các qui định còn thiếu sót, pháp luật nước ta chưa điều chỉnh nhằm hoàn thiện

và nâng cao hiệu quả điều chỉnh của quy định pháp luật nước ta.

Nhiệm vụ của đề tài:

Xác định những loại tài sản chung của vợ chồng, đánh giá tính chất có thể

phân chia được bằng hiện vật của tài sản và kết hợp những nguyên tắc phân chia từ

đó đưa ra phương thức chia phù hợp.

Đưa ra những tiêu chí xác định bên được ưu tiên nhận tài sản bằng hiện vật

và giải quyết hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu các cơ sở để xác định cách thức, phương pháp chia tài sản vợ

chồng đối với tài sản không chia được bằng hiện vật khi vợ chồng không thỏa thuận

được theo pháp luật Việt Nam quy định và trong thực tiễn áp dụng pháp luật.

Tiêu chí xác định bên được ưu tiên nhận tài sản bằng hiện vật và hình thức

thanh toán giá trị tài sản chênh lệch cũng như hậu quả của việc phân chia tài sản

chung của vợ chồng khi ly hôn.

Phạm vi nghiên cứu

Phương thức chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn là một phần của giải

quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Luận văn chỉ tập trung phân tích xoay quanh

phương thức chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo quy định tại khoản 3

Điều 59 LHN&GĐ năm 2014, không phân tích về thuận tình chia tài sản và chỉ

chọn việc chia tài sản bằng tố tụng tòa án. Tập trung phân tích quy định pháp luật

hiện hành, các quy định có liên quan đến tài sản trong Bộ Luật dân sự, Luật Nhà ở,

Luật đất đai, Luật Doanh nghiệp, Luật Sở hữu trí tuệ, không phân tích trong lĩnh

8

vực khác và các quy định trước đây đã hết hiệu lực áp dụng chỉ được sử dụng với

hình thức thao khảo, so sánh.

Ngoài căn cứ lý thuyết, quy định pháp luật, luận văn còn nghiên cứu thực tiễn

áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp liên quan vấn đề chia tài sản khi vợ

chồng ly hôn trên thực tế, tại Tòa án trong khoảng thời gian trước và sau khi

LHN&GĐ năm 2014 có hiệu lực và viện dẫn các sự việc có thực đã được giải quyết

bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật trên phạm vi toàn quốc để tạo tính

thuyết phục về nội dung và quan điểm.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Toàn Luận văn thể hiện quy định pháp luật về tài sản chung của vợ chồng

theo pháp luật hôn nhân và gia đình và những bất cập khi áp dụng pháp luật trên

thực tiễn.

Cả hai chương, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, liệt kê cách thức xác

định tài sản chung của vợ chồng, phân loại tài sản có thể phân chia bằng hiện vật và

dựa trên nguyên tắc giải quyết tài sản chung của vợ chồng để có đưa ra cách thức

phân chia phù hợp theo quy định của LHN&GĐ năm 2014; Phương pháp logic

pháp lý được sử dụng để làm rõ mối quan hệ giữa quy định về phương thức chia tài

sản của vợ chồng khi ly hôn được quy định trong LHN&GĐ với các quy định pháp

luật của BLDS và luật chuyên ngành; tác giả sử dụng phương pháp bình luận bản án

nêu lên những bất cập giữa thực tiễn áp dụng và lý luận khi chia tài sản chung của

vợ chồng khi ly hôn. Tác giả còn sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra những

tiêu chí được ưu tiên nhận tài sản bằng hiện vật và tại phần kết luận của mỗi chương

tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp để khái quát những nội dung đã trình bày và

đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật.

Riêng chương 2, tác giả còn sử dụng phương pháp so sánh để làm rõ sự khác

biệt giữa hậu quả của việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn và phân

chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, sử dụng phương pháp phân

tích đối với hậu quả sau khi phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.

Ngoài ra, đề tài có sử dụng phương pháp khảo sát thêm các quan điểm của

người làm luật, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Kiểm sát viên và Luật sư làm công tác

thực tiễn pháp lý từ đó làm rõ thêm bất cập, vướng mắc về phương thức chia khi

giải quyết tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ khi LHN&GĐ

năm 2014 có hiệu lực áp dụng đến nay.

9

6. Dự kiến các kết quả nghiên cứu và địa chỉ ứng dụng các kết quả

nghiên cứu đó

Nghiên cứu của đề tài này nêu lên phương thức chia tài sản chung của vợ

chồng khi ly hôn trên cơ sở phân tích những quy định pháp luật, chỉ ra những thiếu

sót của pháp luật và bất cập trong việc áp dụng pháp luật từ đó đề xuất cơ quan có

thẩm quyền có hướng dẫn hoặc quy định bổ sung để hoàn thiện pháp luật hôn nhân

và gia đình nhằm định hướng việc áp dụng pháp luật được đồng bộ, chuẩn xác.

Các cơ quan tư pháp như Tòa án, Viện kiểm sát có thể xem xét áp dụng kết

quả nghiên cứu trong hoạt động xét xử, kiểm sát đối với các vụ án tranh chấp hôn

nhân và gia đình.

7. Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm có hai chương:

Chƣơng 1. Điều kiện chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn

Chƣơng 2. Nguyên tắc và hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng

khi ly hôn.

10

CHƢƠNG 1

ĐIỀU KIỆN CHIA TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN

1.1. Tài sản để chia là tài sản chung của vợ chồng

Luật HN&GĐ năm 2014 thừa nhận hai chế độ tài sản của vợ chồng gồm chế

độ tài sản theo thỏa thuận và chế độ tài sản theo luật định, trong trường hợp không

lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc có nhưng thỏa thuận này bị Tòa án tuyên

vô hiệu thì chế độ tài sản theo luật định được áp dụng. Trường hợp vợ, chồng áp dụng

chế độ tài sản theo luật định thì tài sản chung của vợ chồng được xác định căn cứ vào

quy định tại Điều 33 LHN&GĐ năm 2014, theo đó tài sản chung của vợ chồng được

hiểu như sau: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập

do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản

riêng và thu nhập hợp pháp khác9

trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy

định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung

hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung

của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho

riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng”.

Bên cạnh đó, một trong những nguyên tắc gắn liền trong việc xác định tài sản

chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là trong trường hợp không có căn cứ để

chứng minh tài sản mà vợ chồng đang tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì

tài sản đó sẽ được xem là tài sản chung10

. Nguyên tắc này xây dựng trên tinh thần

“của chồng công vợ” gắn kết cuộc sống hôn nhân vợ chồng.

Qua các quy định trên có thể đúc kết lại rằng, để xác định tài sản chung của

vợ chồng thì tài sản đó có hai đặc điểm sau:

Thứ nhất, tài sản chung là tài sản được tạo ra, phát sinh, có được trong thời

kỳ hôn nhân.

Thứ hai là trừ những tài sản riêng của mỗi bên11

, tài sản được thừa kế, tặng

cho riêng, thỏa thuận là tài sản riêng, chứng minh được là tài sản riêng thì các tài

sản còn lại được xác định là tài sản chung.

Đối với đặc điểm thứ nhất: Thời kỳ hôn nhân là một trong những căn cứ để

xác định tài sản chung của vợ chồng, tức là thời điểm họ đã trở thành vợ chồng.

9 Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP của Chính phủ

10 Khoản 3 Điều 33 LHN&GĐ năm 2014.

11 Điều 43 LHN&GĐ năm 2012.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!