Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
111
Kích thước
7.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1470

Phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VŨ TRÂM ANH

PHƯƠNG THỨC CẤP, TỐNG ĐẠT, THÔNG BÁO

VĂN BẢN TỐ TỤNG THEO PHÁP LUẬT

TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHƯƠNG THỨC CẤP, TỐNG ĐẠT, THÔNG BÁO

VĂN BẢN TỐ TỤNG THEO PHÁP LUẬT

TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Định hướng nghiên cứu

Mã số CN: 8380103

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hải An

Họ tên học viên: Vũ Trâm Anh

Lớp: Cao học Luật, Khóa 32

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản

tố tụng theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam” là công trình nghiên cứu do bản

thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Hải An. Những kết

luận khoa học trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong

những công trình nghiên cứu liên quan. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn có

tham khảo, tiếp thu những quan điểm, ý kiến khoa học của những nhà nghiên cứu

đi trước đã thực hiện. Những thông tin này đều được trích dẫn nguồn một cách đầy

đủ và trung thực trong luận văn.

TÁC GIẢ CỦA LUẬN VĂN

Vũ Trâm Anh

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Từ viết đầy đủ

1 BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự

2 TAND Tòa án nhân dân

3 THADS Thi hành án dân sự

4 TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh

5 TTDS Tố tụng dân sự

6 TTLT Thông tư liên tịch

7 TTTP Tương trợ tư pháp

8 UBND Ủy ban nhân dân

9 UTTP Ủy thác tư pháp

10 VBTT Văn bản tố tụng

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG THỨC CẤP, TỐNG

ĐẠT, THÔNG BÁO VĂN BẢN TỐ TỤNG THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG

DÂN SỰ VIỆT NAM ..............................................................................................10

1.1. Khái quát những vấn đề lý luận về phương thức cấp, tống đạt, thông

báo văn bản tố tụng ............................................................................................10

1.1.1. Khái niệm phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng........10

1.1.2. Đặc trưng pháp lý của phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố

tụng ...................................................................................................................12

1.1.3. Ý nghĩa quy định về phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố

tụng ...................................................................................................................14

1.2. Các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng....................15

1.2.1. Cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp .........................................................15

1.2.2. Cấp, tống đạt, thông báo qua dịch vụ bưu chính hoặc người thứ ba được

ủy quyền thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo ............................................20

1.2.3. Cấp, tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện tử theo yêu cầu của

đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác phù hợp với quy định của pháp

luật về giao dịch điện tử ...................................................................................24

1.2.4. Niêm yết công khai .................................................................................30

1.2.5. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng ............................32

1.2.6. Cấp, tống đạt, thông báo bằng phương thức khác theo quy định tại

Chương XXXVIII của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.................................35

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................39

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN

THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC CẤP, TỐNG ĐẠT, THÔNG

BÁO VĂN BẢN TỐ TỤNG....................................................................................40

2.1. Về thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng trực tiếp................40

2.2. Về thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng qua dịch vụ bưu

chính.....................................................................................................................43

2.3. Về việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện

tử...........................................................................................................................48

2.4. Về thủ tục niêm yết công khai ....................................................................58

2.5. Về các phương thức tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án cho

đương sự ở nước ngoài .......................................................................................65

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................69

KẾT LUẬN..............................................................................................................70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong tố tụng dân sự, quá trình giải quyết vụ việc của Tòa án là sự tổng hợp

của nhiều hoạt động với nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi hoạt động khi được tiến

hành đều có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của

đương sự. Để các hoạt động này được kết nối, diễn ra liên tục cũng như để đương

sự luôn nắm được thông tin kịp thời, cập nhật được tình hình liên quan đến quyền

và lợi ích hợp pháp của mình thì đòi hỏi phải có hoạt động cấp, tống đạt, thông báo

văn bản tố tụng. Tuy là hoạt động trung gian, mang tính chất kết nối các hoạt động

tố tụng với nhau nhưng cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng vẫn đóng vai trò là

một phần quan trọng trong hoạt động tư pháp. Đây cũng là phương tiện để các

đương sự nắm bắt, cập nhật được thông tin, làm cơ sở thực hiện các quyền và nghĩa

vụ tố tụng của mình.

Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, cụ thể là Bộ luật Tố tụng dân sự năm

2015 đã dành ra Chương X để quy định về chế định này. Cấp, tống đạt, thông báo

văn bản tố tụng được thực hiện theo các phương thức được quy định với từng quy

trình, thủ tục cụ thể ở mỗi phương thức. Các phương thức hiện nay cũng đã được bổ

sung theo hướng hoàn thiện hơn so với Bộ luật trước đó. Qua thời gian áp dụng

trong thực tiễn, các quy định về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng đã phát

huy giá trị, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm sự liên tục, thông suốt của quá

trình tố tụng cũng như bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Tuy

nhiên, trong quá trình thực hiện cho thấy một số quy định về cấp, tống đạt, thông

báo văn bản tố tụng, đặc biệt là các quy định về phương thức cấp, tống đạt, thông

báo văn bản tố tụng đã bộc lộ một số bất cập, cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng trực

tiếp, việc xác định người thân thích của đương sự có đủ năng lực hành vi dân sự để

giao văn bản tố tụng trong trường hợp đương sự vắng mặt tại nơi cư trú trong thực

tiễn hiện nay là rất khó vì người thực hiện cấp, tống đạt, thông báo không có thẩm

quyền yêu cầu người thân thích cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh. Đồng thời,

trường hợp xuất hiện trong thực tiễn là đương sự nhận văn bản tố tụng nhưng từ

chối ký xác nhận chưa được Bộ luật Tố tụng dân sự quy định hướng xử lý cụ thể.

Thứ hai, cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng qua dịch vụ bưu chính

hiện nay vẫn còn được phía bưu điện thực hiện theo trình tự, thủ tục bưu gửi thông

2

thường. Điều này dẫn đến nhiều vướng mắc trong thực tiễn xét xử như nhân viên

bưu điện không cung cấp đủ thông tin liên quan trên phiếu báo phát, việc chuyển

giao văn bản tố tụng cho người trung gian trong trường hợp đương sự không có mặt

tại nơi cư trú chưa được Bộ luật Tố tụng dân sự ghi nhận cũng như quy định trình

tự, thủ tục cụ thể đã ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của đương sự khi tham gia vào

các hoạt động tố tụng tại Tòa án.

Thứ ba, chữ ký điện tử được chứng thực bằng chứng thư điện tử đang còn

hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp, công nhận là một trong các điều

kiện để thực hiện cấp, tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện tử. Tuy nhiên,

việc sử dụng chữ ký này vẫn còn rất mới mẻ với người dân nên việc áp dụng

phương thức này vào thực tiễn là chưa thực sự phổ biến. Hiện nay với sự phát triển

của công nghệ, truyền thông, việc người dân sử dụng thư điện tử cá nhân, mạng xã

hội truyền thông đã trở nên phổ biến. Phương tiện truyền thông xã hội cho phép

người dùng liên kết với nhau bằng công nghệ, tương tác xã hội và kết nối cộng tác.

Người dùng cũng rất phổ biến từ cá nhân đến doanh nghiệp hay các tổ chức khác.

Vì vậy, việc thừa nhận giá trị của thư điện tử cá nhân, tài khoản mạng xã hội và cho

phép việc cấp, tống đạt, thông báo được thực hiện thông qua đó là vấn đề mang tính

cấp thiết khi quy định pháp luật hiện hành vẫn còn đang bỏ ngỏ.

Thứ tư, các điều kiện để thực hiện thủ tục niêm yết công khai theo quy định

pháp luật hiện hành còn tồn tại vướng mắc, có sự chưa rõ ràng về việc lựa chọn áp

dụng phương thức niêm yết công khai hay thông báo trên các phương tiện thông tin

đại chúng thì sẽ mang lại hiệu quả. Đối với việc lập biên bản về việc thực hiện thủ

tục niêm yết công khai, Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành chưa quy định rõ về số

lần niêm yết cũng như việc những chủ thể nào có trách nhiệm chứng kiến, lập biên

bản, ký xác nhận về việc thực hiện niêm yết công khai.

Thứ năm, đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, việc thực hiện ủy

thác tư pháp cho đương sự cư trú tại nước ngoài theo quy định tại Điều 474 Bộ luật

Tố tụng dân sự hiện hành còn chiếm nhiều thời gian khiến quá trình giải quyết vụ

việc bị kéo dài. Đồng thời, các phương thức tống đạt, thông báo văn bản tố tụng

trong trường hợp đương sự cư trú tại nước ngoài cũng cần được bổ sung, mở rộng

để tăng tính hiệu quả của việc tống đạt, thông báo, đảm bảo đương sự có khả năng

nhận được văn bản nhanh chóng.

3

Từ những thực trạng trên cho thấy, hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế,

vướng mắc cũng như sự chưa thống nhất giữa quy định của pháp luật và thực tiễn

xét xử về các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng. Việc có một

công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu nhằm đưa ra những hướng sửa đổi, bổ

sung, góp phần thiện các quy định về các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn

bản tố tụng là một yêu cầu mang tính cấp thiết. Vì những lý do trên, tác giả lựa chọn

đề tài: “Phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng theo pháp luật tố

tụng dân sự Việt Nam” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Luật, chuyên ngành Luật Dân

sự và Tố tụng dân sự.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Liên quan đến đề tài, tác giả nhận thấy “Phương thức cấp, tống đạt, thông

báo văn bản tố tụng theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam” là một trong những

vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của nhiều tác giả. Nội dung của công trình nghiên

cứu đã được thể hiện trong nhiều nguồn khác nhau như giáo trình, sách chuyên

khảo, bài viết trên tạp chí, cụ thể như sau:

Về giáo trình, sách chuyên khảo:

- Nguyễn Thị Hoài Phương (2011), Thủ tục khởi kiện và giải quyết tranh chấp

tại Tòa án, trọng tài – Cơ chế hiện hữu bảo vệ quyền dân sự (Sách chuyên khảo),

NXB Lao động. Tại công trình nghiên cứu này, nguyên tắc về trách nhiệm chuyển

giao tài liệu, giấy tờ của Tòa án quy định tại Điều 22 Bộ luật Tố tụng dân sự năm

2015 đã được tác giả đề cập và phân tích. Vấn đề về các phương thức cấp, tống đạt,

thông báo văn bản tố tụng được nhắc đến là một trong những nội dung nằm trong

thủ tục khởi kiện và giải quyết tranh chấp tại Tòa án, trọng tài. Các vấn đề khác của

phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng chưa được phân tích, làm rõ.

- Nguyễn Thị Hồng Nhung (Chủ biên) (2017), Sách chuyên khảo Bình luận

khoa học về những điểm mới trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, NXB Đại học

Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Đối với công trình nghiên cứu này, tác giả tập

trung phân tích, bình luận những điểm mới của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015,

đặc biệt là sự ghi nhận phương thức cấp, tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện

tử, có sự so sánh, đánh giá và kết luận những điểm tiến bộ trong Bộ luật này so với

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011. Những vướng mắc,

bất cập còn tồn tại trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về các phương thức cấp,

tống đạt, thông báo văn bản tố tụng thì chưa được tác giả đề cập đến.

4

- Trần Anh Tuấn (Chủ biên) (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân

sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015, NXB Tư pháp. Tại

công trình này, tác giả đã phân tích từng điều luật trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm

2015, có sự so sánh, đối chiếu với Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ

sung năm 2011 cũng như các điều luật liên quan của pháp luật Pháp. Tác giả đã

bình luận các vấn đề về từng phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng.

Tuy nhiên, do đối tượng nghiên cứu là toàn bộ Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

nên vấn đề về phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng chưa được bình

luận một cách cụ thể và chi tiết.

- Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt

Nam, NXB Công an nhân dân. Giáo trình đã nêu được những vấn đề cơ bản của

hoạt động cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cũng như phân tích ý nghĩa của

quy định. Tuy nhiên, vấn đề các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố

tụng chỉ được đề cập đến một cách khái quát, mang tính chất giới thiệu sơ lược từng

phương thức mà chưa đi sâu phân tích, làm rõ hay chỉ ra được những bất cập trong

thực tiễn xét xử.

- Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Luật Tố

tụng dân sự Việt Nam, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam. Giáo trình này có

phạm vi nghiên cứu là tổng thể các quy định của pháp luật của ngành Luật Tố tụng

dân sự. Vấn đề cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cũng như các phương thức

cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng đã được đề cập đến nhưng chỉ mang tính

chất giới thiệu khái quát là một phần trong tố tụng dân sự, chưa được phân tích,

bình luận chi tiết cũng như thực tiễn áp dụng.

Về luận văn, luận án:

- Lâm Vương Mỹ Linh (2015), Hoạt động tống đạt văn bản theo pháp luật tố

tụng dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí

Minh. Trong luận văn này, tác giả đã nghiên cứu một cách tổng quát quy định của

pháp luật về hoạt động tống đạt văn bản theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam,

phân tích về chủ thể tham gia tống đạt, người được tống đạt cũng như hoạt động

tống đạt. Trong đó, các phương thức và trình tự, thủ tục tống đạt văn bản tố tụng

được tác giả đề cập với vai trò là một bộ phận trong hoạt động tống đạt, mang tính

chất liệt kê sơ lược và chưa đi vào phân tích sâu cụ thể từng phương thức. Đồng

thời, đề tài được tác giả nghiên cứu trong thời điểm Bộ luật Tố tụng dân sự năm

5

2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 còn hiệu lực. Hiện nay, Bộ luật Tố tụng dân sự

hiện hành đã phát sinh nhiều điểm mới chưa được nghiên cứu, khai thác về vấn đề

này.

Về các bài viết trên báo, tạp chí:

- Đỗ Quốc Đạt (2015), “Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng –

Những vấn đề cần sửa đổi của Bộ luật Tố tụng dân sự”, Tạp chí Khoa học pháp lý

Việt Nam, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, (9 (94)), tr. 46-52. Trong

bài viết này, tác giả đã khẳng định tầm quan trọng của cấp, tống đạt, thông báo văn

bản tố tụng, đồng thời chỉ ra những bất cập trong quy định pháp luật về thủ tục cấp,

tống đạt, thông báo văn bản tố tụng và đề xuất hướng sửa đổi. Tuy nhiên, bài viết

tập trung chủ yếu vào những hạn chế trong Bộ luật Tố tụng dân sự cần sửa đổi. Đối

với phần nội dung những đặc trưng của từng phương thức cấp, tống đạt, thông báo

thì bài viết chưa phân tích, làm rõ.

- Đào Thị Xuân Quỳnh (2016), “Một số vướng mắc trong hoạt động ủy thác tư

pháp về dân sự tại Tòa án”, Tạp chí Kiểm sát, (15), tr. 54-57. Trong bài viết này, tác

giả đã khẳng định tầm quan trọng của tương trợ tư pháp trong việc giải quyết các vụ

việc dân sự có yếu tố nước ngoài, trình bày thực trạng hoạt động ủy thác tư pháp

của Tòa án, từ đó chỉ ra những khó khăn, hạn chế còn tồn tại và đề xuất một số giải

pháp nâng cao hoạt động ủy thác tư pháp của Tòa án. Bài viết tập trung vào đối

tượng nghiên cứu là hoạt động ủy thác tư pháp, không phải toàn bộ các phương thức

cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng.

- Nguyễn Văn Tuấn (2017), “Thực tiễn thi hành Công ước La Hay năm 1965

về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự

hoặc thương mại tại Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp,

(Chuyên đề tháng 8), tr. 13-17. Tại bài viết này, tác giả đã đề cập đến những nội

dung chính của Công ước La Hay năm 1965 bao gồm mục tiêu, phạm vi của Công

ước, các kênh tống đạt được quy định tại Công ước, đồng thời trình bày những vấn

đề liên quan đến thực tiễn thi hành Công ước tại Việt Nam. Từ đó, tác giả rút ra

nhận xét, kết luận về việc thực hiện ủy thác tư pháp cho đương sự đang cư trú tại

nước ngoài, nhấn mạnh ý nghĩa và sự cần thiết của Công ước đối với pháp luật Việt

Nam. Phạm vi nghiên cứu của bài viết cũng giới hạn trong vấn đề tống đạt giấy tờ

tư pháp cũng như ngoài tư pháp ra nước ngoài, chưa có sự tổng hợp tất cả các

phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng.

6

- Nguyễn Hồng Bắc – Nguyễn Thị Ngọc Ánh (2018), “Pháp luật về các

phương thức tống đạt giấy tờ ra nước ngoài”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Viện

Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, (6-362), tr. 64-73, 84. Trong bài viết này, các

tác giả đã trình bày, so sánh các phương thức tống đạt giấy tờ qua các cơ quan được

quy định trong pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành

viên. Bài viết cũng có sự đánh giá một số bất cập khi tống đạt giấy tờ theo các

phương thức trên và đưa ra một số đề xuất hoàn thiện pháp luật. Phạm vi nghiên

cứu bài viết chỉ tập trung vào các quy định, trình tự, thủ tục thực hiện tống đạt giấy

tờ ra nước ngoài, là một trong các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố

tụng được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

- Lê Văn Quang (2018), “Cần hướng dẫn thi hành quy định về cấp, tống đạt,

thông báo văn bản tố tụng dân sự”, Tạp chí Kiểm sát, Viện Kiểm sát nhân dân tối

cao, (5), tr. 54-57. Tại bài viết này, tác giả đã trình bày những bất cập trong việc

cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự, đồng thời nêu lên những thiếu sót

trong việc quy định chi tiết thủ tục cấp, tống đạt, thông báo và đề xuất hướng hoàn

thiện. Các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về các phương thức cấp, tống đạt,

thông báo văn bản tố tụng tại bài viết này có giá trị tham khảo và kế thừa quan

điểm.

- Huỳnh Minh Khánh (2019), “Tòa án thuê thừa phát lại tống đạt văn bản tố

tụng có phù hợp”, Tạp chí Luật sư Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, (10), tr.

52-53. Tác giả đã đề cập đến vai trò của thừa phát lại trong hoạt động cấp, tống đạt,

thông báo văn bản tố tụng, đưa ra các quy định pháp luật có liên quan để phân tích

trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện cấp, tống đạt, thông

báo văn bản tố tụng. Tác giả chỉ tập trung phân tích về vai trò của thừa phát lại, bình

luận việc Tòa án thuê thừa phát lại thực hiện việc tống đạt là có phù hợp hay không,

những vấn đề khác liên quan đến các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản

tố tụng chưa được nghiên cứu một cách chi tiết và toàn diện.

Từ các công trình nghiên cứu trên, tác giả nhận thấy các phương thức cấp,

tống đạt, thông báo văn bản tố tụng hầu như chỉ được nghiên cứu trên phương diện

là một phần của pháp luật tố tụng dân sự nói chung. Đối với các công trình nghiên

cứu có hoạt động cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng là đối tượng nghiên cứu,

vấn đề về các phương thức cấp, tống đạt, thông báo cũng đã được trình bày nhưng

chưa thực sự đi sâu, cụ thể, chưa có sự so sánh, đối chiếu với pháp luật nước ngoài

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!