Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phương pháp hàm phạt cho bài toán cực trị có điều kiện
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐOÀN THỊ HOÀNG TRANG
PHƯƠNG PHÁP HÀM PHẠT CHO BÀI TOÁN
CỰC TRỊ CÓ ĐIỀU KIỆN
Chuyên ngành: Toán giải tích
Mã số: 8.46.01.02
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC
Đà Nẵng - Năm 2018
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM QUÝ MƯỜI
Phản biện 1: TS. Lê Hải Trung
Phản biện 2: PGS.TS. Huỳnh Thế Phùng
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Toán học họp tại Trường Đại học Sư Pham - Đại
học Đà Nẵng vào ngày 17 tháng 6 năm 2018
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng;
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phương pháp hàm phạt là một phương pháp được dùng để tìm nghiệm cho
bài toán cực trị có điều kiện. Ý tưởng chính của phương pháp là chuyển việc giải
bài toán cực trị có điều kiện thông qua việc giải các bài toán cực trị tự do. Các
loại hàm phạt thường dùng là hàm phạt điểm ngoài, hàm phạt điểm trong, hàm
phạt Lagrange. Trong chương trình toán đại học, phương pháp này hầu như chưa
được giới thiệu. Hơn nữa, hầu hết các giáo trình tiếng Việt, chưa trình bày một
cách đầy đủ về cơ sở lý thuyết của phương pháp hàm phạt.
Các bài toán dạng này thường xuất hiện trong các tài liệu, giáo trình dành
cho học viên cao học. Vì vậy, việc nắm vững lý thuyết về bài toán cực trị có điều
kiện và các phương pháp giải là cần thiết cho học viên, giúp học viên có cái nhìn
tổng quan và mạch lạc hơn đối với vấn đề cực trị của hàm nhiều biến. Việc nắm
chắc cở sở lý thuyết về bài toán cực trị có điều kiện và các phương pháp giải cũng
giúp cho học viên có khả năng giải và sáng tạo ra các bài toán mới.
Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về bài toán cực trị có điều kiện, cũng như
các phương pháp hàm phạt để giải các bài toán đó; được sự đồng ý hướng dẫn
của thầy giáo TS. Phạm Quý Mười, em đã chọn đề tài: “Phương pháp hàm phạt
cho bài toán cực trị có điều kiện” cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nắm được bài toán cực trị có điều kiện, định nghĩa và điều kiện cần và đủ
của cực trị.
- Phương pháp hàm phạt và ứng dụng để giải bài toán cực trị.
- Sáng tạo được bài toán mới vận dụng phương pháp này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp hàm phạt để giải bài toán cực trị trong hình học và đại số trong
chương trình toán ở cấp đại học và trong một số ứng dụng.
4. Phương pháp nghiên cứu
2
Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài, bao gồm các tài liệu trong và nước
ngoài. Trao đổi, thảo luận với cán bộ hướng dẫn.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Tổng hợp tài liệu để có một báo cáo tổng quan khá đầy đủ về phương pháp
hàm phạt cho bài toán cực trị có điều kiện cũng như phương pháp giải các bài
toán đó.
6. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Trong chương này, trình bày một số kí hiệu, định nghĩa, định lí liên
quan đến luận văn. Cụ thể, định nghĩa tập mở, tập đóng, tập compact, tập lồi và
một số định lí quan trọng như định lí giá trị trung bình và đa thức Taylor.
Chương 2: Chương này trình bày một số bài toán tối ưu có điều kiện cho bởi
phương trình và bất phương trình.
Chương 3: Trình bày phương pháp hàm phạt, nêu các hàm phạt khả vi, không
khả vi của bài toán cực trị có điều kiện cho bởi phương trình và bất phương trình.
3
CHƯƠNG 1
KIẾN THỨC CHUẨN BỊ
Trong chương này, trình bày một số kí hiệu, các định nghĩa tập mở, tập đóng,
tập compact, tập lồi và một số định lí quan trọng như định lí giá trị trung bình
và đa thức Taylor.
1.1. Các kí hiệu đại số
Chúng ta kí hiệu R là trường số thực và R
n
là không gian gồm tất cả các vector
thực n chiều. Cho bất kỳ tập con S ⊂ R bị chặn trên (chặn dưới), chúng ta kí
hiệu sup S (inf S) là cận trên nhỏ nhất (cận dưới lớn nhất) của S. Nếu S không
bị chặn trên (dưới), chúng ta viết sup S = ∞ (inf S = −∞). Trong luận văn
này, mỗi vector được xem xét là một vector cột. Phép chuyển vị của ma trận A
cỡ m × n được kí hiệu là A0
. Một vector x ∈ R
n được xem như một ma trận cỡ
n × 1, và do đó x
0
là một ma trận cỡ 1 × n hoặc vector hàng. Nếu x1, ..., xn là các
tọa độ của vector x ∈ R
n
, ta viết x = (x1, x2, ..., xn)
T
. Chúng ta cũng viết
x ≥ 0 nếu xi ≥ 0, ∀i = 1, ..., n,
x ≤ 0 nếu xi ≤ 0, ∀i = 1, ..., n.
Một ma trận đối xứng A cỡ n × n được gọi là nửa xác định dương nếu x
0Ax ≥
0, ∀x ∈ R
n
. Trong trường hợp này chúng ta viết
A ≥ 0.
Một ma trận đối xứng A được gọi là xác định dương nếu x
0Ax > 0, ∀x ∈
R
n
, x 6= 0 và viết
A > 0.
Chúng ta biết rằng một ma trận A đối xứng cỡ n × n có n giá trị riêng thực
γ1, γ2, ..., γn và tương ứng có n vector riêng thực khác không e1, e2, ..., en đôi một
trực giao. Khi đó, ta có
γx0x ≤ x
0Ax ≤ Γx
0x, ∀x ∈ R
n
, (1.1)
trong đó
γ = min{γ1, ..., γn}, Γ = max{γ1, ..., γn}.
Cho x là vector riêng ứng với giá trị riêng Γ(γ), bất phương trình ở bên phải
4
(trái) trong công thức (1.1) sẽ trở thành phương trình. Do đó, A > 0 (A ≥ 0),
nếu và chỉ nếu các giá trị riêng của A là dương (không âm).
Nếu A xác định dương thì tồn tại duy nhất một ma trận xác định dương có
bình phương bằng A. Đây là ma trận có cùng các vector riêng như ma trận A và
có giá trị riêng bằng căn bậc hai giá trị riêng của A. Chúng ta kí hiệu ma trận
này là A1/2
.
Cho A và B là hai ma trận vuông và C là một ma trận có kích thước phù hợp.
Đẳng thức thường được sử dụng:
(A + CBC0
)
−1 = A
−1 − A
−1C(B
−1 + C
0A
−1C)
−1C
0A
−1
là đúng nếu tất cả các ma trận nghịch đảo xuất hiện ở trên tồn tại. Đẳng thức
có thể được chứng minh bằng cách nhân phía bên phải bởi (A + CBC0).
Xét một ma trận vuông M có dạng
M =
A B
C D
.
Khi đó, ta có:
M−1 =
Q − QBD−1
−D−1CQ D−1 + D−1CQBD−1
,
trong đó
Q = (A − BD−1C)
−1
,
với điều kiện tất cả các ma trận nghịch đảo xuất hiện ở trên tồn tại. Chứng minh
được thực hiện bằng cách nhân M với biểu thức cho M−1 nêu trên.
1.2. Các kí hiệu tôpô
Chúng ta sẽ sử dụng chuẩn Euclide trong không gian R
n và được kí hiệu là | · |,
tức là, đối với một vector x ∈ R
n
, chúng ta viết
|x| =
√
x
0x.
Chuẩn Euclide của một ma trận A cỡ m × n sẽ được kí hiệu là | · |. Nó được
xác định bởi
|A| = max
x6=0
|Ax|
|x|
= max
x6=0
√
x
0A0Ax
√
x
0x
.
Từ công thức (1.1), ta có
|A| =
q
giá trị riêng lớn nhất của(A0A).
Nếu ma trận A là đối xứng, và λ1, ..., λn là các giá trị riêng (thực) của A, thì
5
các giá trị riêng của A2
là λ
2
1
, ..., λ2
n
, và chúng ta thu được
|A| = max{|λ1|, ..., |λn|}.
Một dãy các vectơ x0, x1, ..., xk, ..., trong R
n
, được kí hiệu là {xk}, được gọi là
hội tụ đến một vector x nếu |xk − x| → 0 khi k → ∞ (có nghĩa là, với mọi > 0,
luôn tồn tại một số tự nhiên N sao cho với mọi k ≥ N chúng ta có |xk − x| < ).
Nếu {xk} hội tụ đến x, chúng ta viết xk → x hoặc lim
k→∞
xk = x. Tương tự, cho
một dãy các ma trận {Ak} cỡ m × n, chúng ta viết Ak → A hoặc lim
k→∞
Ak = A
nếu |Ak − A| → 0 khi k → ∞. Sự hội tụ của cả dãy vector và ma trận tương
đương với sự hội tụ của mỗi dãy các tọa độ hoặc các phần tử cùng một vị trí của
chúng.
Cho dãy {xk}, dãy con {xk|k ∈ K} tương ứng với một tập chỉ số vô hạn
K ⊂ N được kí hiệu {xk}K. Một vector x được gọi là một điểm giới hạn của dãy
{xk} nếu có một dãy con {xk}K hội tụ đến x.
Mọi dãy các số thực {rk} đơn điệu tăng (giảm), tức là thỏa mãn rk ≤ rk+1 (rk ≥
rk+1) với mọi k, phải hội tụ đến một số thực hoặc +∞ (−∞). Trong trường hợp
sau cùng chúng ta viết lim
k→∞
rk = +∞ ( lim
k→∞
rk = −∞). Cho bất kì dãy số thực bị
chặn {rk}, chúng ta xét dãy {sk} trong đó sk = sup{ri|i ≥ k}. Vì dãy này đơn
điệu giảm và bị chặn dưới, nên nó có giới hạn, được gọi là giới hạn trên của {rk}
và được kí hiệu bởi lim sup
k→∞
rk. Chúng ta định nghĩa tương tự cho giới hạn dưới
của {rk} và kí hiệu bằng lim inf
k→∞
rk. Nếu {rk} không bị chặn trên, chúng ta có
lim sup
k→∞
rk = +∞, và nếu nó không bị chặn dưới, chúng ta có lim inf
k→∞
rk = −∞.
1.3. Tập mở, tập đóng và tập compact
Cho một vector x ∈ R
n và một số thực > 0, chúng ta kí hiệu hình cầu mở với
tâm tại x với bán kính > 0 bởi S(x;), tức là,
S(x;) = {z||z − x| < }. (1.2)
Định nghĩa 1.3.1. Một tập con S của R
n được gọi là tập mở, nếu với mọi vector
x ∈ S, tồn tại một > 0 sao cho S(x;) ⊂ S.
Nếu S là tập mở và x ∈ S, thì S(x;) ⊂ S được gọi là một lân cận của x.
Phần trong của một tập S ⊂ R
n
là tập tất cả các phần tử x ∈ S sao cho tồn tại
> 0 thỏa mãn S(x;) ⊂ S.
Định nghĩa 1.3.2. Một tập con S được gọi là tập đóng nếu và chỉ nếu phần bù
của nó trong R
n
là tập mở.