Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phương Pháp Đào Tạo Người Lớn Tuổi
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
PHẠM QUANG VINH
Bài Giảng
PHƢƠNG PHÁP ĐÀO TẠO
NGƢỜI LỚN TUỔI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP, 2014
2
3
LỜI NÓI ĐẦU
Môn học Phương pháp đào tạo người lớn tuổi được bắt đầu giảng dạy tại
Trường Đại học Lâm nghiệp từ năm 2008, từ khi thực hiện đào tạo chuyên
ngành Khuyến nông và phát triển nông thôn. Những nhận thức ngày càng cao về
Lâm nghiệp xã hội (LNXH), lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ), phát triển nông
thôn và đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn, môn học này luôn được cập nhật thông tin
và đổi mới trong quá trình giảng dạy.
Môn học Phương pháp đào tạo người lớn tuổi là một môn học rất cần thiết
cho sinh viên một số ngành của Trường Đại học Lâm nghiệp vì môn học sẽ
cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng và phương pháp khi tiếp cận,
đào tạo với cơ sở, người dân và cộng đồng, có thể hỗ trợ cộng đồng áp dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần phát triển nông thôn,…
Để hoàn thành cuốn bài giảng này chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến
đóng góp của các nhà chuyên môn và các đồng nghiệp, đặc biệt là các ý kiến của
TS. Nguyễn Đình Hải, TS. Trần Việt Hà, Ths. Hoàng Ngọc Ý, Ths. Kiều Trí
Đức,... Chúng tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu đó.
Trong quá trình biên soạn cuốn bài giảng, mặc dù đã có nhiều cố gắng
nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu, các nhà chuyên môn, các thầy, cô
giáo và các bạn đồng nghiệp để cuốn bài giảng ngày càng được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả
4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Diễn giải
CBKN Cán bộ khuyến nông
ĐGNT Đánh giá nông thôn
HGĐ Hộ gia đình
ICRAF Trung tâm nghiên cứu nông lâm thế giới
LNXH
LNCĐ
Lâm nghiệp xã hội
Lâm nghiệp cộng đồng
LSNG Lâm sản ngoài gỗ
NLKH Nông lâm kết hợp
PCD Phát triển chương trình đào tạo có sự tham gia
PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân
PTNT
RCĐ
Phát triển nông thôn
Rừng cộng đồng
RRA Đánh giá nhanh nông thôn
TTKNQG Trung tâm khuyến nông quốc gia
STG Sự tham gia
SWOT Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
5
Chƣơng 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐÀO TẠO CHO NGƢỜI LỚN TUỔI
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Chương trình (Curriculum)
Là toàn bộ những dự kiến hoạt động theo một trình tự nhất định và trong
một thời gian nhất định.
Chương trình trong giáo dục đào tạo là tất cả các hoạt động mà người học
phải làm. Đặc biệt là các hoạt động mà người học cần theo đuổi để học hết khoá
học và đạt được mục đích tổng thể, là con đường họ phải theo. Chương trình
không chỉ là nội dung mà là cả quá trình họ cần thực hiện để thành công.
1.1.2. Khung chương trình môn học (Frame work)
Là bản hướng dẫn để phát triển chương trình thực hiện giảng dạy môn học
đó, do một hoặc nhóm giáo viên có chuyên môn xây dựng và được hội đồng
khoa học Trường phê duyệt. Khung chương trình môn học bao gồm tên môn
học, mục đích, mục tiêu, nội dung chính, phương pháp giảng dạy, nguồn lực yêu
cầu, quy trình đánh giá.
Ví dụ: Khung chương trình môn học Lâm nghiệp xã hội đại cương.
Khung chương trình môn học Nông lâm kết hợp.
1.1.3. Chương trình khung (Curriculum standard)
Là khung chương trình của một khối ngành, một ngành đào tạo do hội đồng
tư vấn chương trình của khối ngành và ngành xây dựng. Chương trình khung
này là cơ sở để các trường phát triển chương trình giảng dạy ngành đào tạo do
trường đảm nhiệm sau khi được Bộ giáo dục đào tạo phê duyệt.
Chương trình khung là cơ sở để đảm bảo tính chuẩn mực, cơ bản, hiện đại,
thiết thực, kế thừa và liên thông cũng như tính đa dạng trong khuôn khổ thống
nhất về chuẩn kiến thức của chương trình giáo dục đại học
Chương trình khung = Khung chương trình + phần nội dung
Chương trình khung bao gồm:
- Mục tiêu tổng thể của ngành;
- Nơi làm việc sau khi sinh viên tốt nghiệp, chức năng của họ;
- Kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt;
- Tên môn học (học phần), thời lượng và nội dung chính từng môn học;
6
- Các khuyến nghị về phương pháp giảng dạy;
- Các hướng dẫn về quy trình đánh giá;
- Các hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế chương trình
giảng dạy cụ thể.
Ví dụ: Chương trình khung ngành Lâm học;
Chương trình khung ngành Khuyến nông.
1.1.4. Đào tạo
Là một cách thức giúp người ta làm được những việc mà họ không thể làm
được trước khi qua đào tạo.
1.1.5. Phát triển chương trình theo cách truyền thống (cách cổ điển)
Là xây dựng chương trình theo một cách hệ thống, theo cách này người
phát triển chương trình cho rằng tất cả các học viên đều có cùng nhu cầu, sử
dụng cùng một quá trình như nhau để học cùng một nội dung, nhằm đạt một
mục đích giống nhau. Từ việc xác định mục tiêu, mục đích đến lập kế hoạch
thực hiện về bản chất là thực hiện từ trên xuống và do một nhóm nhỏ chuyên
gia thực hiện.
1.1.6. Phát triển chương trình có sự tham gia (PCD)
Là quá trình xây dựng chương trình từ việc đánh giá nhu cầu đào tạo, lập
kế hoạch, thực hiện và đánh giá chương trình có thể có hệ thống nhưng thu hút
một loạt các bên liên quan tham gia vào toàn bộ quá trình xây dựng chương
trình. Theo cách này quan tâm từ nhu cầu của học viên, những quan niệm và
hành vi của cá nhân được coi trọng, quá trình học sẽ dựa trên sự hiểu biết về các
mối quan hệ thay đổi thường xuyên giữa các nhóm và các cá nhân trong bất kỳ
bối cảnh xã hội nào. Mục đích của PCD nhằm phát triển một chương trình đào
tạo thông qua trao đổi kinh nghiệm và thông tin giữa các bên liên quan khác
nhau trong một chương trình giáo dục đào tạo. PCD là một quá trình học tập của
tất cả các bên liên quan.
1.1.7. Chương trình đào tạo
Theo Wentling (1993): “Chương trình đào tạo” (Program of Training) là
một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo (khoá đào tạo) cho biết toàn
bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ những gì có thể trông đợi ở người học sau khoá
đào tạo, phác thảo ra quy trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, các
7
phương pháp đào tạo và cách thức kiểm tra , đánh giá kết quả học tập và tất cả
những cái đó được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ.
Theo Tyler (1949) cho rằng: “Chương trình đào tạo” về cấu trúc phải có 4
phần cơ bản:
1) Mục tiêu đào tạo;
2) Nội dung đào tạo;
3) Phương pháp hay quy trình đào tạo;
4) Cách đánh giá kết quả đào tạo.
Như vậy, Chương trình đào tạo là “tất cả các hoạt động mà người học cần
thực hiện để theo học hết khóa học và đạt được mục đích tổng thể”.
Nói cách khác, chương trình đào tạo không chỉ là bản liệt kê nội dung cần
đào tạo mà là toàn bộ quá trình đi đến đích của người học. Khái niệm này nhấn
mạnh vào người học và lấy người học làm trung tâm cho cả quá trình dạy và học.
1.1.8. Phát triển chương trình đào tạo
Phát triển chương trình đào tạo là quá trình lập kế hoạch và hướng dẫn việc
học tập của người học (bao gồm cả các hoạt động trong và ngoài lớp học) do đơn
vị đào tạo tiến hành. Cũng có thể nói phát triển chương trình đào tạo là tất cả các
công việc liên quan đến học tập do một tổ chức giáo dục và đào tạo sắp xếp kế
hoạch và hướng dẫn, cho dù được thực hiện theo nhóm hay cá nhân, trong hay
ngoài lớp học, trong mỗi trường, mỗi tổ chức, ở thôn hay ngoài địa phương.
Có 4 hoạt động chính cần được thực hiện trong phát triển chương trình
đào tạo đó là:
- Xác định người học cần gì hoặc muốn học gì về kiến thức, kỹ năng và
thái độ (KSA);
- Xác định được hình thức học tập phù hợp và các điều kiện hỗ trợ việc
học tập;
- Tiến hành giảng dạy và đánh giá việc học tập;
- Chỉnh sửa chương trình đào tạo thường xuyên sao cho phù hợp với nhu
cầu học tập của người học.
8
1.2. Chu trình của PCD
1.2.1. Cách tiếp cận trong phát triển chương trình đào tạo
- Cách tiếp cận hệ thống: Theo cách tiếp cận này, mọi người học được giả
định là có nhu cầu như nhau, trước khi được đào tạo, họ có đầu vào như nhau và
khi kết thúc khóa học họ đạt được cùng một kết quả tương tự. Vì vậy, chỉ cần
một nhóm người (một số chuyên gia) biên soạn chương trình đào tạo và quy
định áp dụng thống nhất chương trình này trong các đơn vị đào tạo liên quan.
- Cách tiếp cận có sự tham gia: Cách tiếp cận này cho rằng, mọi người học
hoàn toàn khác nhau ngay từ điểm xuất phát. Trong khi học, họ sẽ thay đổi
thông qua tương tác với các nhóm liên quan khác nhau. Việc xây dựng chương
trình đào tạo sẽ tiến hành với sự tham gia của tất cả các nhóm liên quan tuỳ theo
nguồn lực và mối quan tâm của mỗi nhóm đó.
1.2.2. Chu trình của PCD
Chu trình này gồm 5 bước, thường bắt đầu bằng phân tích bối cảnh, đánh
giá nhu cầu đào tạo đến phát triển khung chương trình, xây dựng hệ thống đánh
giá chương trình đào tạo. Các bước trong quá trình này có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau. Nếu một bước thay đổi thì cũng phải chỉnh sửa và thích ứng các bước
tiếp theo.
Hình 1.1. Chu trình phát triển chương trình đào tạo có sự tham gia
9
Phát triển chương trình đào tạo là một chu trình khép kín, không có bước kết
thúc. Điều quan trọng là mỗi bước phải được giám sát và đánh giá ngay từ đầu.
Mỗi bước trong chu trình của PCD bao gồm một số hoạt động. Tuy nhiên
số lượng các hoạt động phụ thuộc vào bối cảnh, điều kiện thực tế chính của đơn
vị đào tạo. Đơn vị đào tạo có thể thêm hoặc bớt các hoạt động trong mỗi bước
sao cho quá trình phát triển chương trình khả thi và có hiệu quả nhất.
Trong chu trình phát triển chương trình, các bên liên quan được đặt giữa
nhằm nhấn mạnh sự tham gia trong suốt quá trình phát triển chương trình đào
tạo. Tuy nhiên, cần lưu ý là mức độ tham gia của các bên liên quan trong từng
giai đoạn của chu trình cần được tổ công tác phát triển chương trình và chính
các nhóm liên quan xác định.
1.3. Các bên liên quan trong PCD
Các bên liên quan trong phát triển chương trình là những nhóm người hay
cá nhân có mối quan tâm về đào tạo hoặc là những người hưởng lợi từ quá trình
đào tạo. (Ví dụ: giảng viên, nhà quản lý, nông dân,…)
Hình 1.2. Các bên liên quan trong phát triển chương trình đào tạo
có sự tham gia
Có thể chia các bên liên quan thành nhóm bên trong và nhóm bên ngoài.
Nhóm bên trong bao gồm các bên liên quan tham gia hoặc chịu ảnh hưởng trực
tiếp của quá trình đào tạo và nằm trong đơn vị đào tạo. Nhóm bên ngoài bao
10
gồm các bên liên quan nằm ngoài đơn vị đào tạo, tham gia trực tiếp hoặc chịu
ảnh hưởng trực tiếp của quá trình đào tạo.
Ví dụ: Kết quả Phân tích các bên liên quan trong phát triển chương trình đào tạo
một khóa đào tạo ngắn hạn về “Kỹ thuật chăn nuôi gà thả vƣờn cho nông dân
thành phố Hà Nội”:
Hình thức
tham gia
Các bƣớc
Cung cấp
thông tin Tƣ vấn
Trực
tiếp
thực
hiện
Đối tác Kiểm tra
giám sát
Quyết
định
TNA
- Người dân
- Cán bộ địa
phương
- CBKN
- Nhà cung
cấp giống
- Cán bộ kỹ
thuật
(CBKN)
- Nhà cung
cấp
- Người
dân
tham
gia vào
chăn
nuôi gà
thả
vườn
- Người
dân-CBKN
Người dânNhà cung
cấp
- CB địa
phương
- CB kỹ
thuật
(CBKN)
- CB địa
phương
- Người
dân
Xác định mục
đích
- Cơ sở SX
- CBKN
- Người dân,
chuyên gia
- Bộ
NN&PTNT
- CB địa
phương
- CBKN
- Người
dân
- Người
hướng
dẫn
Người dân
Người thu
mua gà
- CBKN
- CB địa
phương
Người
dân
Lập kế hoạch
- CBKN
- CB địa
phương
- Người dân
- CBKN thúc
đẩy quá trình
lập kế hoạch
của người
dân qua
hướng dẫn
gợi ý
Người
dân
Người dânCBKN
- CBKN Người
dân&
CBKN
Thực hiện đào
tạo
- CBKN
- CB địa
phương
Đối tượng là
người dân
tham gia vào
chương trình
CBKN CBKNNgười dân CBKN CBKN
Đánh giá
- Người dân
- CBKN
- CB địa
phương
- CBKN
- BKN
- Người
tiêu
dùng và
người
thu mua
Người dânNgười tiêu
dùng
CBKN
- CBKN
- Người
tiêu
dùng
Ngu n: m u ng n , 2012)
1.4. Đặc điểm việc học của ngƣời lớn tuổi
- Việc học là một quá trình tích cực;
- Việc học mang tính cá nhân;