Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phương pháp dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua bài báo.doc
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
56.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1181

Phương pháp dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua bài báo.doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Phương pháp dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua bài báo “Dân vận”- ý

nghĩa thực tiễn

TS Nguyễn Thanh Tuyền

Tạp chí Dân vận tháng 10/2005.

Dân vận là bài báo được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào ngày 15-10-1949.

Đây là thời điểm mà công cuộc “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc” của

dân tộc ta ở vào thời điểm vô cùng gay go, quyết liệt; đòi hỏi công tác

vận động quần chúng của Đảng phải đi vào chiều sâu, cụ thể, thiết thực

nhằm động viên tối đa sức người, sức của cho kháng chiến. Tác phẩm

“Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn về nội dung, phương

pháp dân vận vô cùng sâu sắc nhưng hết sức giản dị tỏ rõ phong cách

của vị lãnh tụ thiên tài.

Trước khi bàn về nội dung, phương pháp dân vận, Người đã chỉ rõ cho cán bộ,

đảng viên thấm nhuần về bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta đó là: “nước ta là

nước dân chủ”. Chính nhờ có bản chất tốt đẹp đó mà Đảng ta đã hiệu triệu được

toàn dân đứng lên theo Đảng tiến hành sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc,

xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. Và đây cũng là mục tiêu phấn đấu

suốt cuộc đời hoạt động của Người để xây dựng một nhà nước tốt đẹp, trong đó

người dân thực sự là chủ: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân”, “Bao nhiêu quyền hạn

đều của dân”.

Theo Hồ Chí Minh, giải quyết vấn đề dân chủ là đi vào cái rất cụ thể đó là mối

quan hệ giữa lợi ích và quyền lợi, giải quyết mối quan hệ về lợi ích nhưng lợi ích

phải được ràng buộc bởi trách nhiệm, nghĩa vụ, bổn phận. Sự ràng buộc ấy chính

là dân chủ. Người chỉ rõ, người dân chỉ biết giá trị của dân chủ khi được ăn no

mặc ấm. Do đó, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, thực hành dân chủ là mục

tiêu và động lực của công tác quần chúng. Theo Hồ Chí Minh, thực hành dân chủ

rộng rãi để dân thực sự là chủ, biết làm chủ, hiểu được quyền và nghĩa vụ của

người chủ, đó là cái chìa khoá vạn năng có thể giải quyết được mọi khó khăn.

Nghiên cứu kỹ bài báo “Dân vận” cho ta thấy tư tưởng rất rõ của Hồ Chí Minh là:

“từ dân, vì dân”. Người bàn đến vấn đề dân chủ và muốn có được dân chủ phải

làm công tác dân vận. Bản chất công tác dân vận của Hồ Chí Minh là “vận động

tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp

thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công

việc Chính phủ và đoàn thể đã giao cho. Trong quy trình dân vận Người luôn đặc

biệt chú ý đến vấn đề dân chủ. Người chỉ rõ: “Bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với

dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực

với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra sức thi hành”,

“Khi thi hành xong phải cùng dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê

bình, khen thưởng”.

Quan điểm về dân vận của Hồ Chí Minh rất cụ thể, rõ ràng: “Tất cả cán bộ chính

quyền, tất cả cán bộ đoàn thể và tất cả các hội viên của các tổ chức nhân dân

(Liên Việt, Việt Minh,v.v..) đều phải phụ trách dân vận”. Quan điểm này, chỉ rõ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!