Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

phương hướng phát triển, chiến lược phát triển của doanh nghiệp tại công ty cổ phần may 10
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Lời nói đầu:
Trong những năm qua ngành may mặc Việt Nam đã có những bước phát triển vượt
bậc và được coi là ngành kinh tế mũi nhọn góp phần đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho
ngân sách quốc gia. Không chỉ có vậy mà ngành may mặc còn là ngành đi đầu trong quá
trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Sự phát triển lớn mạnh của các doanh nghiệp
may thông qua việc Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia và hướng mở
rộng thị trường trong nước, xuất khẩu đã minh chứng điều đó.
Công ty cổ phần May 10 là một doanh nghiệp được chuyển đổi từ một doanh nghiệp nhà
nước trực thuộc Tổng công ty Dệt may Việt nam. Công ty cổ phần May 10 đang dần
chuyển dịch từ hình thức may gia công theo đơn đặt hàng sang hình thức xuất khẩu FOB
trên thị trường quốc tế, đồng thời vươn lên trở thành công ty may mặc hàng đầu trên thị
trường nội địa. Điều đó đòi hỏi Công ty cổ phần May 10 phải hoạch định chiến lược sản
phẩm của mình vì đây là tiền đề để thực hiện các chiến lược kinh doanh khác.
Là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu của ngành dệt may, công ty cổ phần may 10
luôn có những bước nỗ lực vượt bậc để vượt lên đối thủ và vượt lên chính mình, trở thành
công ty may mặc hàng đầu trên thị trường nội địa. Hiện nay công ty đã khẳng định được vị
thế của mình trong điều kiện khắc nghiệt của cơ chế thị trường, xứng đáng với danh hiệu
"Anh hùng lao động" và "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" mà nhà nước đã trao
tặng.
Trong thời gian thực tập, khảo sát và nghiên cứu tại Công ty Cổ phần May 10 được
sự quan tâm hướng dẫn quí báu của Thạc sỹ Lê Thị Mai – Khoa Kinh tế và Quản lý -
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, các anh chị phòng ban nghiệp vụ của Công ty cổ phần
May 10 và đồng nghiệp, em đã hoàn thành tốt báo cáo thực tập tổng hợp của mình.
Báo cáo của em gồm có 5 phần như sau:
Phần 1: Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Phần 2: Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận trực thuộc
Phần 3: Thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp
Phần 4: Thành tựu và tồn tại của doanh nghiệp
Phần 5: Phương hướng phát triển, chiến lược phát triển của doanh nghiệp
1
Giới thiệu khát quát về doanh nghiệp:
Tên công ty: Công ty cổ phần May 10
Tên giao dịch: Gament 10 JSC (Garco 10)
Họ và tên tổng giám đốc: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trụ sở chính: Phường Sài Đồng - Quận Long Biên - Hà Nội
Mã số thuế: 0100101308 -1
Số quyết định thành lập doanh nghiệp: 0103006688
Vốn điều lệ: 54.000.000.000 đồng (Năm mươi bốn tỷ đồng Việt Nam)
Fax: 84 - 4 - 8276925
Tel: 84 - 4 - 8276923, 8276396
Website: http:// www.garco10.com.vn
Email: [email protected]
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH
NGHIỆP
- Công ty may 10 hình thành từ năm 1946 tại chiến khu Việt Bắc, khu 3, khu 4 với các bí
danh là X10, X30, X40. Lúc này công ty chỉ là các công xưởng sản xuất vũ trang của quân
đội phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Pháp của quân ta.
- Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, năm 1956, để phục vụ cho nhu cầu dân
sinh cao và xây dựng, phục vụ quân đội tiến lên chính quy hiện đại, Xưởng may 10 và
xưởng may 40 đã sáp nhập lại và hình thành nên Xí nghiệp May 10, đóng tại Gia Lâm, Hà
Nội, trực thuộc Cục Quân nhu - Tổng cục hậu cần - Bộ Quốc phòng.
- 8/1/1959, Xí nghiệp May 10 đã vinh dự được đón bác Hồ về thăm và ngày đó đã trở
thành ngày truyền thống hàng năm của May 10.
- Sau đó Xưởng May 10 đổi tên thành Xí nghiệp May 10 do Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý.
Xí nghiệp vẫn tiếp tục sản xuất hàng quân trang và may dân dụng.
- Năm 1975, Xí nghiệp May 10 chuyển hướng kinh doanh mới, chuyên làm hàng xuất khẩu
cho các nước Liên Xô và Xã hội Chủ nghĩa Đông Âu. Khi Liên Xô và Đông Âu tan rã
(năm 1990) May 10 mở rộng địa bàn hoạt động sang các thị trường: CH Liên Bang Đức,
Bỉ, Nhật Bản, Đài Loan...
- Tháng 12/1992, Xí nghiệp May 10 quyết định chuyển đổi hoạt động, tổ chức thành Công
ty May 10.
- Nhằm thực hiện mục tiêu đưa công ty lên một tầm cao mới từ nay đến năm 2010, tháng 1
năm 2005, công ty May 10 đã chuyển đổi thành công ty Cổ phần May 10 theo quyết định
2
105/2004/QĐ-BCN ngày 05/10/2004 của bộ trưởng bộ Công nghiệp, với 51% vốn của
Tổng công ty Dệt May Việt Nam - Vinatex.
-Hiện nay, lĩnh vực hoạt động của May 10 đã mở rộng hơn rất nhiều so với trước đây. Bao
gồm:
+ Sản xuất kinh doanh các loại quần áo thời trang và nguyên phụ liệu may mặc.
+ Kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp tiêu
dùng khác.
+ Kinh doanh văn phòng, bất động sản, nhà ở cho công nhân.
+ Đào tạo nghề.
+ Xuất nhập khẩu trực tiếp.
- Tuy nhiên May 10 vẫn tập trung sản xuất các sản phẩm chính như áo sơ mi nam, nữ, áo
jacket các loại, bộ veston nam cũng như một số sản phẩm quần âu, quần áo trẻ em, quần áo
bảo vệ. Các sản phẩm được sản xuất và tiêu dùng theo 3 phương thức:
+ Nhận gia công toàn bộ: Công ty nhận nguyên vật liệu và gia công thành sản phẩm đúng
yêu cầu về số lượng, chất lượng cũng như mẫu mã theo hợp đồng.
+ Sản xuất hàng xuất khẩu theo hình thức FOB: Công ty tự mua nguyên vật liệu, tổ chức
sản xuất và xuất sản phẩm cho khách hàng theo hợp đồng.
+ Sản xuất hàng nội địa: Công ty thực hiện tất cả quá trình sản xuất kinh doanh từ mua
nguyên vật liệu đầu vào, thiết kế mẫu mã để sản xuất cho đến tổ chức tiêu thụ sản phẩm
phục vụ cho nhu cầu trong nước.
Như vậy, trong thời gian qua, dù hoạt động dưới hình thức hay tên gọi như thế nào, May
10 vẫn luôn có những thành công đáng kể và cố gắng không ngừng trong việc đổi mới các
máy móc thiết bị cũng như công nghệ sản xuất.
Tóm lại quá trình phát triển của công ty là sự nỗ lực không ngừng của toàn bộ nhân viên
cũng như ban lãnh đạo, là sự phù hợp với nhịp đập phát triển của dòng chảy kinh tế, là sự
vươn cao, là sự dẫn đầu mà bất cứ doanh nghiệp nào trong lĩnh vực may mặc cũng đều
phải thán phục.
II. HỆ THỐNG TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁC
PHÒNG BAN, BỘ PHẬN TRỰC THUỘC
1. Hệ thống tổ chức:
Mô hình tổ chức quản lý của công ty may 10 theo kiểu trực tuyến, chức năng.
Ưu điểm:
3
- Thúc đẩy chuyên môn hoá kỹ năng, tạo điều kiện cho những cá nhân phát huy năng lực
của mình đồng thời tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân.
- Giảm sự trùng lặp trong công việc.
- Làm cho hệ thống hoạt động có sự gắn kết, thống nhất và hoàn chỉnh.
4