Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phúc lợi cho người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƢờNG ĐạI HọC CÔNG ĐOÀN
NGUYễN THế NHÂM
PHÚC LợI CHO NGƢờI LAO ĐộNG
TRONG CÁC DOANH NGHIệP TRÊN ĐịA BÀN
THị XÃ QUảNG YÊN, TỉNH QUảNG NINH
LUậN ÁN TIếN SĨ QUảN TRị NHÂN LựC
HÀ NộI - 2020
TRƢờNG ĐạI HọC CÔNG ĐOÀN
NGUYễN THế NHÂM
PHÚC LợI CHO NGƢờI LAO ĐộNG
TRONG CÁC DOANH NGHIệP TRÊN ĐịA BÀN
THị XÃ QUảNG YÊN, TỉNH QUảNG NINH
Chuyên ngành: Quản trị nhân lực
Mã số: 9340404
LUậN ÁN TIếN SĨ QUảN TRị NHÂN LựC
NGƢờI HƢớNG DẫN KHOA HọC:
1. TS. NGUYễN ĐứC TĨNH
2. PGS.TS. MAI QUốC CHÁNH
HÀ NộI - 2020
LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số
liệu, kết quả được trình bày trong luận án này là trung thực và chưa được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
NGUYỄN THẾ NHÂM
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Công đoàn đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu; xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
các thầy giáo, cô giáo các khoa, phòng, ban của Trường Đại học Công đoàn
đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu, hoàn
thành luận án này.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới TS. Nguyễn Đức Tĩnh cùng
PGS. TS. Mai Quốc Chánh người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Cảm ơn gia đình, cơ quan, bạn bè, anh em đã chăm lo, tạo điều kiện
giúp tôi hoàn thành luận án này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận án
NGUYỄN THẾ NHÂM
MụC LụC
LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÚC LỢI
CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG.......................................................................... 11
1.1. Các nghiên cứu về ý nghĩa, vai trò của phúc lợi cho ngƣời lao động
trong các doanh nghiệp................................................................................. 11
1.2. Các nghiên cứu về bản chất, phân loại phúc lợi cho ngƣời lao động
trong các doanh nghiệp................................................................................. 14
1.3. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến phúc lợi cho ngƣời lao
động trong các doanh nghiệp ....................................................................... 19
1.4. Các nghiên cứu về thực trạng, giải pháp nâng cao phúc lợi cho ngƣời
lao động trong các doanh nghiệp của Việt Nam và thế giới...................... 21
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................... 29
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÚC LỢI CHO
NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP.................................... 30
2.1. Một số khái niệm có liên quan đến phúc lợi cho ngƣời lao động trong
doanh nghiệp.................................................................................................. 30
2.1.1. Phúc lợi ......................................................................................... 30
2.1.2. Khái niệm phúc lợi cho người lao động trong doanh nghiệp ......... 38
2.2. Các loại phúc lơị cho ngƣờ
i lao đôṇ g trong các doanh nghiệp .......... 39
2.2.1. Phúc lơị bắt buộc............................................................................. 41
2.2.2. Phúc lợi tự nguyện .......................................................................... 48
2.3. Các nhân tố tác động tới hệ thống phúc lợi cho ngƣời lao động trong
doanh nghiệp.................................................................................................. 50
2.3.1. Nhóm các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.................................... 52
2.3.2. Nhóm các nhân tố thuộc về doanh nghiệp...................................... 52
2.4. Trách nhiệm của các chủ thể trong việc thực hiện phúc lơị cho ngƣờ
i
lao đôṇ g trong các doanh nghiệp ................................................................. 55
2.4.1. Trách nhiệm của người sử dụng lao động....................................... 56
2.4.2. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ................................... 57
2.4.3. Trách nhiệm của tổ chức đại diện người lao động.......................... 58
2.4.4. Trách nhiệm của tổ chức đại diện người sử dụng lao động............ 61
2.5. Kinh nghiệm tạo phúc lợi cho ngƣời lao động trong doanh nghiệp và
bài học rút ra cho các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh
Quảng Ninh.................................................................................................... 62
2.5.1. Kinh nghiệm phúc lợi cho người lao động ..................................... 62
2.5.2. Bài học rút ra cho các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Quảng Yên,
tỉnh Quảng Ninh........................................................................................ 65
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................... 67
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÚC LỢI CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG
TRONG DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ QUẢNG YÊN,
TỈNH QUẢNG NINH ................................................................................... 68
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của Thị xã Quảng Yên ................. 68
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................... 68
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội................................................................ 69
3.1.3. Đặc điểm Nguồn nhân lực .............................................................. 70
3.2. Thực trạng phúc lợi cho ngƣời lao động trong các doanh nghiệp trên
địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.............................................. 72
3.2.1. Phúc lợi bắt buộc............................................................................. 72
3.2.2. Phúc lợi tự nguyện .......................................................................... 84
3.3. Thực trạng các nhân tố tác đôṇ g tớ
i hê ̣ thống phúc lơị cho ngƣời lao
động trong doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Quảng Yên ........................ 97
3.3.1. Nhóm các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.................................... 97
3.3.2. Nhóm các nhân tố thuộc về doanh nghiệp...................................... 99
3.4. Trách nhiệm của các chủ thể trong việc thực hiện phúc lơị cho ngƣờ
i
lao đôṇ g trong các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Quảng Yên , tỉnh
Quảng Ninh.................................................................................................. 103
3.4.1. Trách nhiệm của người sử dụng lao động.................................... 103
3.4.2. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ................................. 108
3.4.3. Trách nhiệm của tổ chức đại diện người lao động........................ 113
3.5. Đánh giá chung về thực trạng phúc lợi cho ngƣời lao động trong các
doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh ........... 123
3.5.1. Kết quả đạt được ........................................................................... 123
3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................... 125
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................. 128
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HỆ THỐNG PHÚC LỢI
CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2025 VÀ
ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN NĂM 2035............................................................... 129
4.1. Quan điểm, mục tiêu tăng phúc lợi cho ngƣời lao động trong các
doanh nghiệp trên đại bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh ........... 129
4.1.1. Quan điểm..................................................................................... 129
4.1.2. Mục tiêu ........................................................................................ 130
4.2. Giải pháp tăng cường phúc lợi cho người lao động trong các doanh
nghiệp trên đại bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025.. 132
4.2.1. Giải pháp đối với người sử dụng lao động ................................... 132
4.2.2. Giải pháp đối với cơ quản quản lý nhà nước ................................ 143
4.2.3. Giải pháp đối với tổ chức đại diện người lao động ...................... 147
4.2.4. Giải pháp đối với người lao động ................................................. 150
KẾT LUẬN .................................................................................................. 152
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
1 ADB Ngân hàng Phát triển châu Á
2 ASXH An sinh xã hội
3 ASSA Hiệp hội An sinh xã hội Đông Nam Á
4 AWCF Diễn đàn đền bù cho người lao động châu Á
5 BHHT Bảo hiểm hưu trí
6 BHNT Bảo hiểm nhân thọ
7 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
8 BHXH Bảo hiểm xã hội
9 BHYT Bảo hiểm y tế
10 BLĐTBXH Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
11 CNTT Công nghệ thông tin
12 CP Chính phủ
13 EU Liên minh châu Âu
14 HTX Hợp tác xã
15 ILO Tổ chức Lao động Quốc tế
16 ISO Tổ chức theo tiêu chuẩn quốc tế
17 ISSA Hiệp hội An sinh xã hội Quốc tế
18 KELA Tổ chức Bảo hiểm xã hội quốc gia
19 KHTC Kế hoạch tài chính
20 KRUS Quỹ Bảo hiểm xã hội nông nghiệp
21 LLLĐ Lực lượng lao động
22 MELA Tổ chức Bảo hiểm xã hội nông dân
23 NĐ Nghị định
24 PCT Phi chính thức
25 QĐ Quyết định
26 SFR Diễn đàn các quỹ Chủ quyền Toàn cầu
27 SL Sắc lệnh
28 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
29 THCS Thực hiện chính sách
30 TT Thông tư
31 TW Trung ương
32 TTg Thủ tướng
33 UBND Ủy ban nhân dân
34 UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
35 WB Ngân hàng thế giới
36 NLĐ Người lao động
37 NSDLĐ Người sử dụng lao động
38 VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
39 VINASSME Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
DANH MụC BảNG
Bảng 3.1. Tổng hợp số liệu tình hình doanh nghiệp trong giai đoạn 2016 - 2018 71
Bảng 3.2: Tình hình đóng bảo hiểm xã hội.................................................... 73
Bảng 3.3: Số người hưởng chế độ hưu trí và trợ cấp mất sức lao động trong
giai đoạn năm 2016 – 2018............................................................. 74
Bảng 3.4: Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau ........................ 77
Bảng 3.5: Tình hình chi trả tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong doanh
nghiệp.............................................................................................. 79
Bảng 3.6: Tình hình khám chữa bệnh người lao động của doanh nghiệp có
đóng BHYT giai đoạn 2016 – 2018................................................ 81
Bảng 3.7: Tình hình trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong các doanh
nghiệp trong giai đoạn (2016 -2018) trên địa bàn thị xã Quảng Yên,
tỉnh Quảng Ninh.............................................................................. 82
Bảng 3.8. Tình hình đóng BHYT của các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã
Quảng Yên ...................................................................................... 83
Bảng 3.9: Các hoạt động văn hóa thể thao trong doanh nghiệp trên địa bàn thị
xã Quảng Yên giai đoạn 2013 - 20118 ........................................... 85
Bảng 3.10: Tình hình khám sức khỏe của người lao động trong các doanh
nghiệp trên địa bàn thị xã Quảng Yên ............................................ 86
Bảng 3.11: Thực trạng bảo đảm thu nhập và hưu trí trong các doanh nghiệp
trên địa bàn thị xã Quảng Yên ........................................................ 87
Bảng 3.12: Việc chấp hành các quy định của pháp luật lao động tại các doanh
nghiệp trên địa bàn thị xã Quảng Yên trong giai đoạn 2016 - 2018...... 93
Bảng 3.13: Tình hình thực hiện các quy định của nhà nước của các doanh
nghiệp trên địa bàn thị xã Quảng Yên ............................................ 97
Bảng 3.14: Đánh giá về tiền lương, thưởng, điều kiện làm việc và các chế độ
cho người lao động trên địa bàn thị xã Quảng Yên........................ 99
Bảng 3.15: Đánh giá về công tác khen thưởng đối với người lao động của
doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Quảng Yên ............................... 101
Bảng 3.16: Tình hình hỗ trợ hưu trí, trợ cấp mất sức lao động; trợ cấp TNLĐ,
BNN và trợ cấp BHTN giai đoạn 2016 - 2018............................. 104
Bảng 3.17: Một số doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Quảng Yên nợ BHXH
tính đến tháng 12/2018 ................................................................. 106
Bảng 3.18: Tình hình tham gia bảo hiểm xã hội........................................... 107
Bảng 3.19: Hoạt động xã hội của công đoàn - các cấp chăm lo đời sống
CNVCLĐ ...................................................................................... 114
Bảng 4.1. Bảo hiểm sức khỏe theo nhóm ..................................................... 139
DANH MụC BIểU Đồ
Biểu 3.1: Độ tuổi của người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn thị
xã Quảng Yên ................................................................................. 75
Biểu: 3.2: Tình hình đóng và hưởng BHYT của các doanh nghiệp trên địa bàn
thị xã Quảng Yên ............................................................................ 84
1
Mở ĐầU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phúc lợi trong doanh nghiệp là tất cả các quyền lợi mà người lao động
được hưởng (trừ tiền lương, tiền thưởng), bao gồm tiền mặt, các dịch vụ được
hưởng giá rẻ hoặc không phải trả tiền.
Việc quan tâm và chăm lo phúc lợi cho ngời lao động có ý nghĩa rất
lớn không chỉ đối với người lao động mà còn cả cho doanh nghiệp. Trước hết,
nó thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp chăm
lo và thực hiện tốt các chương trình phúc lợi cho người lao động sẽ có tác
dụng kích thích lao động, tạo và gia tăng động lực lao động và do đó sẽ thúc
đẩy tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả thực hiện công việc. Về phía
người lao động, khi các quyền lợi được đảm bảo họ sẽ yên tâm công tác, nỗ
lực, tự giác trong lao động, gắn bó, trung thành cống hiến cho doanh nghiệp.
Hiện nay, phúc lợi đã được rất nhiều các doanh nghiệp trên thế giới
quan tâm xây dựng và thực hiện phúc lợi cho người lao động, sử dụng nó như
một công cụ trong điều tiết quan hệ lao động và quản trị nguồn nhân lực. Trên
thực tế, ngoài những phúc lợi bắt buộc mà doanh nghiệp phải thực hiện với
người lao động, tùy theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể các doanh nghiệp xây
dựng các hình thức phúc lợi tự nguyện nhằm đạt được sự đồng thuận, ủng hộ
tích cực từ phía người lao động và mang lại hiệu quả tốt cho cả hai bên (người
lao động và doanh nghiệp).
Tại Việt Nam, dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
và bối cảnh hội nhập hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các doanh nghiệp
phát triển với tốc độ mạnh mẽ trong đó có r ất nhiều doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài. Mục tiêu của các doanh nghiệp chính là tối đa hoá lợi nhuận,
vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cần làm gì để thực hiện được điều đó? Một
trong những yếu tố quan trọng đó lá các doanh nghiệp phải thực hiện tốt phúc
lợi cho người lao động trong doanh nghiệp. Công tác phúc lơị cho ngườ
i lao
đôṇ g mà
tốt thìngư ời lao động có động lực làm việc, họ hăng say, nhiệt tình,
ham mê với công việc, điều đó sẽ tạo ra năng suất lao động cao góp phần vào
2
việc đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sản xuất ngày
càng phát triển, đời sống của người lao động ngày càng được nâng cao, cái
mà người lao động quan tâm giờ đây không chỉ đơn thuần là những nhu cầu
vật chất mà còn bao gồm cả những nhu cầu về tinh thần.
Thị xã Quảng Yên là một đơn vị hành chính nằm ven biển, có vị trí chiến
lược là cửa ngõ của tỉnh Quảng Ninh về phía Tây Nam. Thị xã có diện tích tự
nhiên 314,2 km2
, được giới hạn từ 200
45’
06’’ đến 210
02’
09’’ vĩ Bắc, từ
1060
45’
30’’ đến 1060
0
’
59’’ kinh Đông, phía Bắc giáp thành phố Uông Bí và
huyện Hoành Bồ, phía Nam giáp đảo Cát Hải và cửa Nam Triệu (thành phố
Hải Phòng), phía Đông giáp thành phố Hạ Long và vịnh Hạ Long, phía Tây
giáp huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng). Thị xã Quảng Yên nằm trong vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ, trên tuyến Vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ và
nằm ở giữa hai thành phố lớn là Hạ Long và Hải Phòng. Địa bàn thị xã có
nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua như: trục đường Quốc lộ 18, đường
Tỉnh lộ 331 (tuyến Biểu Nghi – Bến Rừng), Tỉnh lộ 338 (tuyến Cầu Chanh –
Uông Bí), tuyến đường biển hàng hải ven biển đi Bắc – Nam, gần các cảng
hàng hải quốc tế của Hải Phòng và Quảng Ninh. Vì vậy, Quảng Yên có những
điều kiện thuận lợi trong giao lưu thương mại giữa các địa phương trong nước
và mở rộng quan hệ quốc tế. So với bình quân chung của cả nước, tốc độ tăng
trưởng của thị xã gấp 1,75 lần nhưng chỉ chiếm khoảng 99,8% so với tỉnh
Quảng Ninh. Tại thị xã Quảng Yên, việc thực hiện phúc lợi cho người lao động
trong doanh nghiệp đã được các cơ quan ban ngành, các tổ chức chính trị xã
hội cũng như các doanh nghiệp thực hiện với nhiều hoạt động, đã góp phần tích
cực trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc và thực hiện tốt vấn đề an sinh xã
hội nói chung và phúc lợi cho người lao động nói riêng. Bên cạnh đó nhiều
doanh nghiệp cho đến nay vẫn chưa thật sự quan tâm đến chính sách, chế độ,
quyền lợi cho người lao động, trong đó có các khoản phúc lợi tự nguyện.
Mặt khác, chưa có nghiên cứu nào đề cập một cách toàn diện chính
sách phúc lợi cho ngươi lao động trong các doanh nghiệp cả từ góc độ lý
thuyết và thực tiễn. Vì vậy, việc thiết kế các kế hoạch, chương trình hay đề án
Phúc lợi cho người lao động trong các doanh nghiệp chưa mang tính chuyên
3
nghiệp của việc quản lý cung như thực hiện chính sách. Điều này dễ dẫn tới
việc tổ chức thực hiện các hoạt động thực hiện phúc lợi cho người lao động
trong doanh nghiệp bị động, kém hiệu quả.
Vì vậy, việc lựa chọn đề tài luận án “Phúc lợi cho ngƣời lao động
trong các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng
Ninh” là cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn ở Việt Nam nói chung và
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Phân tích thực trạng phúc lợi cho người lao động tại các doanh nghiệp
trên địa bàn thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh. Trên cơ sở đó phân tích
những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế để đề
xuất các giải pháp nhằm tăng cường hệ thống phúc lợi cho người lao động
trên địa bàn nghiên cứu.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phát triển, bổ sung và hệ thống hóa cơ sở lý luận về phúc lợi cho
người lao động trong doanh nghiệp;
- Phân tích thực trạng phúc lợi cho người lao động trong doanh nghiệp
trên địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh Quảng Ninh; Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến phúc lợi cho người lao động trong doanh nghiệp trên địa bàn thị xã
Phúc Yên, tỉnh Quảng Ninh;
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hệ thống phúc lợi cho người
lao động trong doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh Quảng Ninh.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án: Phúc lợi cho người lao động trong
doanh nghiệp.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian và thời gian: Luận án được thực hiện trong các
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp cổ phần
trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Số liệu nghiên cứu từ năm
4
2013 – 2019, tập trung vào 3 năm 2017-2019; đề xuất giải pháp đến năm
2025, tầm nhìn 2035.
- Phạm vi nội dung: Luận án tập trung phân tích các loại hình phúc lợi
cho NLĐ, các nhân tố ảnh hưởng và trách nhiệm của các chủ thể trong việc
thực hiện phúc lợi cho người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn
một quận, huyện, thị xã.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Để nghiên cứu các vấn đề về “Phúc lợi cho ngƣời lao động trong các
doanh nghiệp” tác giả cho rằng cần phải trả lời một số câu hỏi sau:
- Phúc lợi cho người lao động là gì? Làm thế nào để tạo phúc lợi cho
người lao động trong các doanh nghiệp hiệu quả?
- Các doanh nghiệp sử dụng mô hình nào để tối ưu hóa Phúc lợi cho
người lao động trong doanh nghiệp?
- Các nhân tố tác động tới Phúc lợi cho người lao động trong doanh
nghiệp như thế nào?
- Thực trạng Phúc lợi cho người lao động trong các doanh nghiệp hiện
nay như thế nào?
- Trách nhiệm của các chủ thể trong việc thực hiện phúc lợi cho người
lao động trong doanh nghiệp?
Quy trình nghiên cứu:
Câu hỏi nghiên cứu và tổng quan tài liệu là cơ sở để xây dựng mô hình
nghiên cứu. Theo đó mô hình nghiên cứu được đưa ra như sau: