Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phụ lục 3 hướng dẫn trích dẫn và ghi tài liệu tham khảo theo chuẩn apa
MIỄN PHÍ
Số trang
4
Kích thước
253.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1265

Phụ lục 3 hướng dẫn trích dẫn và ghi tài liệu tham khảo theo chuẩn apa

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Trang 1

QUY ĐỊNH TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO

THEO CHUẨN APA (American Psychological Association)

1. Giới thiệu

Trích dẫn và ghi tài liệu tham khảo là một việc quan trong trong khi viết luận văn. Trích

dẫn là phần trình bày trong nội dung bài viết, thường xuất hiện nhiều ở phần cơ sở lý luận.

Theo chuẩn APA, thì trích dẫn được trình bày dưới dạng Tác giả (năm). Tài liệu tham

khảo là phần được trình bày ở cuối cuốn luận văn. Danh mục tài liệu tham khảo thể hiện

đầy đủ nội dung của tác phẩm như: tên tác giả, năm xuất bản, tên tác phẩm, nhà xuất bản,

v.v…

Đối với tác giả là người nước ngoài, khi trích dẫn chỉ ghi Họ (năm). Ví dụ, khi muốn

trích dẫn tác phẩm của ông Barrack Obama vào năm 2019 thì luận văn có thể trình bày là:

Theo Obama (2019). Đối với tác giả là người Việt Nam, khi trích dẫn ghi đầy đủ Họ và

tên (năm). Ví dụ, khi muốn trích dẫn tác phẩm của ông Nguyễn Đình Thọ vào năm 2015

thì luận văn có thể trình bày là: Theo Nguyễn Đình Thọ (2015) …

Một số lưu ý khi trích dẫn và ghi tài liệu tham khảo bao gồm: không ghi học hàm, học vị

của tác giả trước tên tác giả (không ghi TS, ThS, PGS, GS trước tên tác giả), những tài

liệu nào được trích dẫn trong bài viết đều phải liệt kê ở mục References/Tài liệu tham

khảo và ngược lại.

2. Trích dẫn

2.1 Trích dẫn tài liệu sơ cấp

2.1.1 Trích dẫn gián tiếp (trích dẫn ý trong bài viết)

Đối với trích dẫn có một tác giả:

+ Theo Nguyễn Kim Định (2008), có rất nhiều khái niệm về chất lượng tùy thuộc vào các

lĩnh vực nghiên cứu khác nhau.

+ Nguyễn Kim Định (2008) cho rằng có rất nhiều khái niệm về chất lượng tùy thuộc vào

các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau.

+ Có rất nhiều khái niệm về chất lượng tùy thuộc vào các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau

(Nguyễn Kim Định, 2008).

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!