Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phòng trị sâu đục thân bưởi pdf
MIỄN PHÍ
Số trang
1
Kích thước
94.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1617

Phòng trị sâu đục thân bưởi pdf

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Phòng trị sâu đục thân bưởi

Sâu đục thân bưởi thường đục cành nhỏ trên tán lá, rồi đục

dần vào cành lớn, đến thân và có loại đục vòng quanh gốc ăn lớp vỏ,

ngăn cản quá trình vận chuyển lưu thông dinh dưỡng và chất hữu

cơ, làm cây bị rối loạn trao đổi chất, tán lá héo xanh, héo vàng và có

thể làm cho cây bị chết. Kinh nghiệm phòng, trị loại sâu đục thân

hại bưởi như sau:

Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali cho cây, tránh bón

quá nhiều đạm hấp dẫn sâu đến phá hại. Định kỳ 15-20 ngày trong các tháng mùa mưa từ tháng 4

đến tháng 10 hàng năm, kiểm tra tán cây, gốc cây để phát hiện sớm khi sâu hại để có biện pháp

phòng trừ thích hợp.

Thường xuyên vệ sinh, nhặt sạch cỏ dại quanh gốc cây ít nhất cách gốc 50cm để dễ dàng

phát hiện sớm vết sâu cắn và mùn gỗ, phân sâu thải ra bên ngoài, có biện pháp tiêu diệt kịp thời.

Quét vôi quanh gốc cây định kỳ 1-2 tháng/lần, đoạn sát mặt đất cao 80-100cm, lớp vôi

bám vào vỏ cây ngăn không cho sâu đục thân trưởng thành (một loại xén tóc) đến đẻ trứng vào

lớp vỏ của gốc cây.

Buổi tối 19-21 giờ thắp bóng điện sáng ở giữa vườn, xén tóc có tính hướng quang sẽ bay

đến, dùng vợt bắt đem giết, hạn chế chúng đẻ trứng.

Kinh nghiệm phát hiện và diệt sâu hại của những người làm vườn là: Sâu non của sâu đục

thân tuổi nhỏ đục những cành tăm trên tán làm héo ngọn cành. Sâu đục dần xuống cành to và

thân thải phân qua các lỗ đục ra ngoài. Sâu non đục gốc mới hại nhìn thấy một lớp mùn gỗ nhỏ

màu nâu trắng bám vòng quanh gốc cây, lấy tay gạt lớp mùn cưa này thấy vết sâu ăn lỗ chỗ vỏ

cây. Sâu còn nhỏ thường ở tuổi 1-3, kích thước bằng chiếc kim đến cái tăm, dài 3-10mm màu

trắng sữa đến đỏ nâu. Khi thấy cành to của cây hay toàn cây cằn cỗi, lá chuyển sang màu vàng là

lúc sâu tuổi lớn 4-5, đục sâu vào cành lớn, thân cây hoặc vòng quanh gốc, phân rơi nhiều quanh

vết sâu đục; sâu non đẫy sức gần bằng chiếc đũa ăn cơm, dài 50-100mm, màu vàng ngà, chuẩn bị

hoá nhộng trong lỗ đục ở thân hoặc gốc cây.

Cách trị sâu: Khi phát hiện thấy sâu hại, bẻ cành tăm héo bắt sâu non. Dùng mũi dao, ngọn

mây hoặc dây phanh lụa xe đạp luồn quanh vết sâu đục chọc chết sâu ở thân cành hay gốc cây.

Có thể hoà thuốc trừ sâu loại có tác dụng tiếp xúc mạnh với nồng độ cao 5-10%, độ độc với

người thấp như: Sokupi 0,36AS; Sherpa 25EC; Abamectin 36EC… cho vào bơm tiêm nhỏ

tiêm vào lỗ sâu đục để diệt sâu.

Theo dongtamxanh.com.vn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!