Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội từ năm 1888 đến năm 1945
PREMIUM
Số trang
180
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1462

Phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội từ năm 1888 đến năm 1945

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

LÊ THỊ THU HƢƠNG

PHONG TRÀO YÊU NƢỚC CỦA GIÁO CHỨC

VÀ HỌC SINH, SINH VIÊN HÀ NỘI

TỪ NĂM 1888 ĐẾN NĂM 1945

Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam

Mã số : 62.22.03.13

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN NGỌC CƠ

HÀ NỘI, 2013

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học

của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án

là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Những kết quả

khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công

trình nào.

Tác giả luận án

Lê Thị Thu Hương

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy hướng dẫn GS.TS Nguyễn

Ngọc Cơ cùng các thầy cô giáo trong Tổ Lịch sử Việt Nam và các thầy cô giáo

trong Khoa Lịch sử - trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã động viên, chỉ bảo, giúp

đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận án .

Tác giả xin trân trọng cảm ơn Trung tâm lưu trữ Quốc gia I Hà Nội, Thư viện

Quốc gia Việt Nam, Thư viện Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, Ban

Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Hội cựu giáo chức

và Hội cựu học sinh Trường Bưởi - Chu Văn An đã giúp đỡ tác giả trong quá trình

thực hiện luận án.

Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn các chuyên gia, các nhà khoa học, các

nhân chứng lịch sử đã đóng góp những ý kiến quý báu và cung cấp tư liệu để tác

giả hoàn chỉnh luận án.

Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bạn bè, đồng nghiệp và

những người thân trong gia đình đã tạo điều kiện, giúp đỡ trong quá trình học tập

và hoàn thành luận án.

Tác giả luận án

Lê Thị Thu Hương

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7

1.1. Các công trình nghiên cứu của người nước ngoài 7

1.2. Các công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam 9

Tiểu kết chƣơng 1 24

Chƣơng 2: KHÁI QUÁT VỀ HÀ NỘI TỪ NĂM 1888 ĐẾN NĂM 1945 VÀ

DIỆN MẠO PHONG TRÀO YÊU NƢỚC CỦA GIÁO CHỨC

VÀ HỌC SINH, SINH VIÊN TỪ NĂM 1888 ĐẾN NĂM 1930 26

2.1. Khái quát về Hà Nội từ năm 1888 đến năm 1945 26

2.1.1. Về địa giới hành chính 26

2.1.2. Về chính trị 26

2.1.3. Về kinh tế - xã hội 27

2.1.4. Tình hình giáo dục ở Hà Nội từ năm 1888 đến năm 1945 34

2.1.5. Sự hình thành đội ngũ giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội

thời kỳ thuộc địa 42

2.2. Những hoạt động yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà

Nội từ năm 1888 đến năm 1930 44

2.2.1. Phản ứng của thầy giáo và học sinh Hà Nội trước sự cai trị của

Pháp trong những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX 44

2.2.2. Giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội tiếp nhận tư tưởng dân

chủ tư sản, tích cực tham gia vào các phong trào yêu nước từ

đầu thế kỷ XX đến năm 1918 47

2.2.3. Phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà

Nội từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1930 63

Tiểu kết chƣơng 2 79

Chƣơng 3: NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI TRONG PHONG TRÀO YÊU

NƢỚC CỦA GIÁO CHỨC VÀ HỌC SINH, SINH VIÊN HÀ

NỘI (1930 - 1945) 81

3.1. Phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội trong

những năm 1930-1939 81

3.1.1. Giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội tham gia các tổ chức

cách mạng, ủng hộ Xô viết Nghệ Tĩnh và đấu tranh chống thực

dân phong kiến những năm 1930 -1935 81

3.1.2. Giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội trong phong trào Dân

chủ 1936-1939 88

3.2. Phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội trong

những năm 1939-1945 102

3.2.1. Những cuộc đấu tranh của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà

Nội từ năm 1939 đến ngày 9 tháng 3 năm 1945 102

3.2.2. Giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội tham gia Cao trào kháng

Nhật cứu nước, tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 112

Tiểu kết chƣơng 3 121

Chƣơng 4: ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ PHONG TRÀO YÊU NƢỚC CỦA GIÁO

CHỨC VÀ HỌC SINH, SINH VIÊN HÀ NỘI TỪ NĂM 1888

ĐẾN NĂM 1945 123

4.1. Đặc điểm của phong trào 123

4.1.1. Phong trào đã thu hút đông đảo giáo chức và học sinh, sinh viên

tham gia 123

4.1.2. Phong trào diễn ra liên tục với nhiều hình thức đấu tranh phong

phú thể hiện sự năng động, nhạy bén của giáo chức và học sinh,

sinh viên Hà Nội 128

4.1.3. Phong trào có sự kế thừa giữa các thế hệ , "châm ngòi" cho các

cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân và có sức lan tỏa lớn 134

4.2. Vai trò của phong trào đối với cách mạng Việt Nam 137

4.2.1. Sự phát triển của phong trào đã tập hợp và rèn luyện một lực

lượng cách mạng quan trọng góp phần vào sự nghiệp giải

phóng dân tộc 137

4.2.2. Từ trong phong trào, đã hình thành nên những tổ chức cách mạng

đầu tiên tại Hà Nội theo các khuynh hướng chính trị khác nhau 138

4.2.3. Một lực lượng trí thức yêu nước trưởng thành từ phong trào,

trong đó có nhiều cá nhân đã có ảnh hưởng nhất định đến tiến

trình phát triển của lịch sử dân tộc 141

Tiểu kết chƣơng 4 145

KẾT LUẬN 147

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

PHỤ LỤC 170

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

ASI : Annuaire statistique de l‟Indochine

(Niên giám thống kê Đông Dương)

BTLSQGVN : Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam

CNTB : Chủ nghĩa tư bản

CNXH : Chủ nghĩa xã hội

GGI : Gouverneur Général de l'Indochine

(Phủ Toàn quyền Đông Dương)

HN : Hà Nội

KHXH : Khoa học xã hội

MHN : Mairie de Hanoi (Toà Đốc lý Hà Nội)

Nxb : Nhà xuất bản

RST : Résidence Supérieure au Tonkin

(Phủ Thống sứ Bắc Kỳ)

SET : Service de l'Enseignement au Tonkin

(Sở học chính Bắc Kỳ)

THCS : Trung học cơ sở

THPT : Trung học phổ thông

TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh

Tr : Trang

TTLTQGI : Trung tâm lưu tữ Quốc gia 1

TVQG : Thư viện Quốc gia

UBND : Uỷ ban nhân dân

DANH MỤC PHỤ LỤC

Trang

Phụ lục 1: Các bảng số liệu 170

Phụ lục 2: Một số bản đồ Hà Nội từ 1873-1945 174

Phụ lục 3: Hình ảnh một số nhà giáo và học sinh, sinh viên tiêu biểu của Hà

Nội giai đoạn (1888-1945) 177

Phụ lục 4: Một số hình ảnh và hoạt động của giáo viên và học sinh, sinh

viên Hà Nội 183

Phụ lục 5: Một số tờ báo trước cách mạng 187

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Giáo chức và học sinh, sinh viên là một bộ phận thuộc tầng lớp trí thức, luôn

đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ cuối thế

kỷ XIX, khi đất nước bị xâm lăng, giáo chức và học sinh, sinh viên trở thành một

lực lượng không thể thiếu trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, tiến lên giải phóng

dân tộc. Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, trong "Sách lược

vắn tắt của Đảng", Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ muốn giành thắng lợi trong cuộc giải

phóng dân tộc, phải tăng cường sức mạnh cho khối liên minh công nông, "Đảng phải

hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt, v.v để kéo

họ đi vào phe vô sản giai cấp" [105, tr.3]. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt

Nam, từ năm 1930 đến năm 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương luôn đưa ra những

hình thức để tập hợp lực lượng trí thức trong đó có một bộ phận là giáo chức và học

sinh, sinh viên, tham gia vào phong trào giải phóng dân tộc như: Mặt trận Việt Minh

(năm 1941), Đảng Dân chủ Việt Nam (năm 1944),...

Thăng Long - Hà Nội là trung tâm văn hóa - cái nôi đào tạo và nuôi dưỡng

nhân tài cho đất nước. Từ năm 1888, Hà Nội trở thành nhượng địa của Pháp, là thủ

phủ của Liên bang Đông Dương, là trung tâm giáo dục của cả Đông Dương, vì vậy

nơi đây có số lượng giáo viên và học sinh, sinh viên tập trung đông nhất cả nước.

Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội

trở thành lực lượng của phong trào yêu nước, cách mạng giải phóng dân tộc và có

nhiều đóng góp nổi bật. Tuy vậy, phong trào yêu nước của lực lượng này, cho đến

nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ.

Ngày nay, trong công cuộc xây dựng đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam

chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, vì vậy vai

trò của đội ngũ trí thức trong đó có giáo chức và học sinh, sinh viên ngày càng trở

nên quan trọng. Tại Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X

đã ra Nghị quyết 27 NQ/ TW, khẳng định: "Ngày nay, đội ngũ trí thức trở thành

nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong chiến lược

phát triển". Hà Nội, với vị thế là thủ đô, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa giáo

dục của cả nước, có nhiệm vụ đi trước một bước trong sự nghiệp công nghiệp hóa,

2

hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Nhiệm vụ này của Hà Nội là hết sức nặng nề và vẻ

vang. Để đáp ứng được yêu cầu mới đó của cách mạng, cần phát huy tổng hợp các

nguồn lực, trong đó trí thức phải được coi là lực lượng tiên phong. Nghiên cứu đề

tài Phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội từ năm 1888

đến năm 1945, ngoài việc làm rõ đặc điểm, vai trò của bộ phận trí thức ngành Giáo

dục trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước kia, mà còn góp phần giáo

dục truyền thống yêu nước, ý thức trách nhiệm của đội ngũ giáo chức và học sinh,

sinh viên Hà Nội ngày nay trước yêu cầu mới của lịch sử.

Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, chúng tôi chọn vấn đề Phong trào

yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội từ năm 1888 đến năm 1945

làm đề tài luận án của mình.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích

Luận án góp phần làm sáng tỏ những đóng góp của giáo chức và học sinh,

sinh viên Hà Nội trong phong trào yêu nước và cách mạng ở Hà Nội thời Pháp

thuộc. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án làm rõ thêm truyền thống yêu nước

của nhân dân Hà Nội, truyền thống đó cần phát huy trong thời kỳ đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ

Để thực hiện được các mục đích trên, luận án có nhiệm vụ đi sâu nghiên cứu và

phản ánh một số nội dung cơ bản sau:

1. Làm rõ những tiền đề dẫn tới sự hình thành và phát triển của đội ngũ giáo

chức và học sinh, sinh viên Hà Nội từ năm 1888 đến năm 1945;

2. Phản ánh diện mạo phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà

Nội qua các giai đoạn (1888 -1930) và (1930 -1945). Xác định mối quan hệ của nó với

phong trào yêu nước cách mạng của các tầng lớp khác ở Hà Nội và các địa phương trong

cả nước;

3. Từ việc nghiên cứu, rút ra một số nhận xét về đặc điểm, vai trò phong trào

yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội trong thời kỳ 1888 - 1945.

Khái quát truyền thống tốt đẹp của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội, nhằm

phát huy trong công cuộc xây dựng Thủ đô và đất nước hiện nay.

3

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là phong trào yêu nước của giáo chức và

học sinh, sinh viên Hà Nội trong phong trào yêu nước cách mạng giải phóng dân tộc

ở Hà Nội và cả nước từ năm 1888 đến năm 1945.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Luận án nghiên cứu những hoạt động của giáo chức và học

sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội tính theo địa giới hành chính từ năm 1888 đến năm

1945. Khi địa giới của Hà Nội có sự điều chỉnh thì các hoạt động yêu nước của giáo

chức và học sinh, sinh viên được nghiên cứu trong phạm vi điều chỉnh.

Về thời gian: Phạm vi thời gian mà luận án nghiên cứu là từ tháng 10 năm

1888, khi Hà Nội chính thức bị trở thành nhượng địa của thực dân Pháp đến ngày 2

tháng 9 năm 1945, khi Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ

Cộng hòa ra đời.

Tuy nhiên, đây là một đề tài lịch sử nên một số chi tiết và sự kiện diễn ra

trước năm 1888 hoặc sau năm 1945, trên phạm vi rộng hơn địa bàn Hà Nội cũng sẽ

được luận án đề cập đến, nhưng không phải là nội dung chính.

4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

4.1. Nguồn tài liệu

Để hoàn thành luận án, tác giả dựa vào các nguồn tài liệu sau:

Tài liệu có tính chất lý luận:

Những quan điểm của Lê - nin, các nhà lý luận mácxit về vai trò của trí thức

trong phong trào yêu nước và cách mạng giải phóng dân tộc. Quan điểm của Hồ Chí

Minh, các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Đảng bộ thành phố Hà Nội

về giáo dục, về lực lượng giáo viên, học sinh, sinh viên. Nguồn tài liệu này đã giúp

tác giả có quan điểm và định hướng nghiên cứu đúng đắn.

Tài liệu lưu trữ:

Chủ yếu là nguồn tài liệu bằng tiếng Pháp, lưu tại Trung tâm Lưu trữ

Quốc gia I, các phông: Fonds du Gouverneur General de L'Indochine (Phông

Phủ toàn quyền Đông Dương); Fonds de la Mairie de Hanoi (Phông Đốc lý Hà

Nội); Fonds de la Résidence Supérieure au Tonkin (Phông Phủ Thống sứ Bắc

4

Kỳ); Annuaire statisque de l'Indochine 1913 -1945,(Niên giám thống kê Đông

Dương)...Cùng với đó, các nguồn báo, tạp chí đương thời xuất bản từ năm 1913

đến ngày 2 tháng 9 năm 1945, hiện đang lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Việt

Nam, Thư viện Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam có thể coi là nguồn

tư liệu gốc, có giá trị, giúp tác giả dựng lại hiện thực lịch sử về phong trào yêu

nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội thời kỳ 1888 -1945.

Tài liệu tham khảo khác:

Sách, báo, luận văn, luận án và những bài viết của các tác giả trong và

ngoài nước có liên quan đến nội dung mà luận án nghiên cứu. Đây là nguồn tài

liệu tham khảo cung cấp thêm tư liệu lịch sử. Những ý kiến nhận định, đánh giá

trước đó về vai trò của lực lượng giáo chức và học sinh, sinh viên trong phong

trào yêu nước đã giúp tác giả có thêm cơ sở để đối chứng, so sánh với kết quả

nghiên cứu của luận án.

Tư liệu điền dã:

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã gặp gỡ, trao đổi với các nhân

chứng lịch sử - những người đã trực tiếp tham gia phong trào đấu tranh ở Hà Nội.

Một số tư liệu tranh ảnh, bản đồ, thơ ca, hò vè, các tập hồi ký, ghi chép, v.v. là

nguồn tư liệu phong phú tồn tại trong nhân dân cũng đã được tác giả khai thác, góp

phần bổ sung cho những thiếu sót của nguồn tư liệu thành văn đã có.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận mácxít về chủ

nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Vận dụng các quan điểm của

chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng

sản Việt Nam để nghiên cứu.

Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp để nghiên cứu như: kết hợp

phương pháp lịch sử với phương pháp lôgic, trong đó phương pháp lịch sử là

chủ yếu.

Phương pháp lịch sử để tìm hiểu, nghiên cứu về những hoạt động yêu nước

của giáo chức, học sinh, sinh viên trong bối cảnh lịch sử cụ thể để có cách nhìn

nhận khách quan, trung thực về đối tượng và nội dung cần nghiên cứu.

5

Phương pháp lôgic được sử dụng để tìm ra các mối liên hệ về bản chất giữa

các sự kiện, thấy được bước chuyển biến về lượng cũng như về chất trong phong

trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội.

Phương pháp liên ngành: thống kê số lượng giáo chức, học sinh và sinh viên

Hà Nội phát triển qua các giai đoạn lịch sử, số lượng giáo chức và học sinh, sinh

viên Hà Nội tham gia các phong trào đấu tranh để từ đó so sánh với số lượng dân cư

của ở Hà Nội và so với giáo chức và học sinh, sinh viên ở Bắc Kỳ và cả Đông

Dương; Phương pháp tổng hợp, phân tích tư liệu và đối chiếu để thấy được tính xác

thực của tư liệu. Để luận án tăng thêm tính trung thực của nguồn tư liệu và các sự

kiện lịch sử, phương pháp điền dã cũng được áp dụng khi thực hiện đề tài.

5. Những đóng góp về khoa học của luận án

Đây là công trình đầu tiên, đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về phong

trào yêu nước của đội ngũ giáo chức và học sinh, sinh viên Hà Nội trong một giai

đoạn lịch sử từ khi Hà Nội chính thức trở thành thành phố nhượng địa của thực dân

Pháp (tháng 10 năm 1888) đến khi Hà Nội giành được chính quyền về tay nhân dân,

lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (tháng 9 năm 1945).

Trên cơ sở đó, tác giả luận án đưa ra một số nhận xét về đặc điểm và vai trò

của một lực lượng cách mạng tương đối đặc thù ở Hà Nội trong sự nghiệp đấu tranh

giải phóng dân tộc.

Những kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cụ thể hóa nhận thức về vai

trò của đội ngũ giáo chức và học sinh, sinh viên - một bộ phận của trí thức Việt

Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đúc kết kinh

nghiệm để xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức Thủ đô, nhằm nâng cao chất

lượng giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Với các nguồn tài liệu lần đầu tiên được công bố, luận án sẽ góp phần

đánh giá đầy đủ hơn vai trò của phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh,

sinh viên Hà Nội thời Pháp thuộc. Đồng thời, qua khai thác nguồn tài liệu lưu

trữ, sẽ có thêm cơ sở đánh giá đúng về những đóng góp của một số cá nhân

xuất sắc trong phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh, sinh viên Hà

Nội, cũng như vai trò của họ trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc.

6

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần phục vụ cho việc nghiên cứu

lịch sử Hà Nội và lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1888 đến năm 1945 và góp

phần giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng của ngành Giáo dục và nhân dân

Thủ đô.

6. Bố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận

án gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề.

Chương 2: Khái quát về Hà Nội từ năm 1888 đến năm 1945 và diện mạo

phong trào yêu nước của giáo chức, học sinh, sinh viên Hà Nội từ năm 1888 đến

năm 1930.

Chương 3: Những chuyển biến mới trong phong trào yêu nước của giáo chức

và học sinh, sinh viên Hà Nội (1930 -1945).

Chương 4: Đặc điểm, vai trò phong trào yêu nước của giáo chức và học sinh,

sinh viên Hà Nội từ năm 1888 đến năm 1945.

7

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Các công trình nghiên cứu của ngƣời nƣớc ngoài

Ngay trong thời kỳ thực dân Pháp còn đang thống trị nước ta đã có một số học

giả người Pháp viết về giáo dục ở Bắc Kỳ, trong đó có Hà Nội. Năm 1887,

G.Dumoutier đã có công trình Les Debuts de l’enseignement franscais au Tonkin,

viết về bước đầu của nền giáo dục Pháp ở Bắc Kỳ. Tác giả đã đề cập đến những

khó khăn của chính quyền Pháp khi bắt đầu thiết lập một nền giáo dục mới ở Hà

Nội, trong bối cảnh, nơi đây từng là cái nôi của khoa cử Hán học và cũng là nơi tập

trung nhiều sĩ phu yêu nước. Vì vậy, số giáo viên và học sinh Hà Nội tham gia vào

chương trình giáo dục Pháp - bản xứ lúc đầu rất ít [249].

Phản ánh thực trạng chính quyền thực dân Pháp tìm cách ngăn cản hệ thống

giáo dục Hán học, hạn chế ảnh hưởng của tư tưởng Trung Hoa đến tầng lớp trí thức

Việt Nam, tạo ra một đội ngũ giáo viên làm nhiệm vụ truyền bá tư tưởng Đại Pháp

và đào tạo ra các thế hệ học sinh, sinh viên chỉ biết trung thành với chính quyền

thực dân, đã được tác giả Frank.D, năm 1960 thể hiện trong công trình The Reform

and Abolition of the Traditional Chinese Examination System (Cải cách và xóa bỏ

hệ thống tổ chức thi cử Hán học truyền thống) [197].

Năm 1971, trong luận án Tiến sĩ bảo vệ tại trường Đại học Berkeley,

California, tác giả David Marr trong cuốn Vietnamese Anti-colonialism, 1885-1925,

đã đề cập đến các cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam, trong đó

lực lượng giáo viên và học sinh, sinh viên đóng vai trò tiên phong trên lĩnh vực văn

hóa, tư tưởng [199].

Năm 1975, Kelly Gail đã bảo vệ luận án tiến sĩ chuyên ngành Giáo dục học

tại trường Đại học Wisconsin - Madison, với tiêu đề: "Franco - Vietnamese School,

1918 -1938", (trường Pháp - Việt trong khoảng thời gian giữa hai cuộc chiến tranh

thế giới). Tác giả Kelly Gail đã đưa ra những phân tích cụ thể và chi tiết về chế độ

giáo dục tại Việt Nam, đặc biệt là mối quan hệ giữa bản chất “chính trị” với tính

chất “chuyên môn” của các cơ quan giáo dục. Luận án này đã đưa ra những nhận

định: "chính sách giáo dục của Pháp thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh (1918 -1938)

8

mang nặng tính chất chính trị khiến tư duy giáo dục trở nên méo mó và tác động

tiêu cực đến sự phát triển của người dân bản xứ" [198]...Tuy nhiên chính các cuộc

đấu tranh của giáo chức và học sinh, sinh viên diễn ra chủ yếu ở Hà Nội đã cho thấy

sự thất bại trong mục đích giáo dục của thực dân Pháp ở Đông Dương.

Phản ánh cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong đó có giáo chức và

học sinh, sinh viên ở Hà Nội, tác giả William J, Duiker vào năm 1976, có công

trình The Rise of Nationalism in Vietnam, 1900-1941 (Sự trỗi dậy của chủ nghĩa

dân tộc ở Việt Nam, 1900-1941) [196]. Tại công trình này, tác giả bàn đến vai trò

của những trí thức Pháp học (Francophile), những người tham gia giảng dạy tại

các nhà trường Pháp - Việt. Một trong những hoạt động của giáo chức và học

sinh, sinh viên Hà Nội là truyền bá chữ Quốc ngữ, dùng Quốc ngữ để đưa văn

hóa Việt Nam đến với đông đảo người Việt Nam và người nước ngoài, qua đó

còn làm giàu các giá trị tinh thần của người Việt [196].

Năm 1981, tác giả David Marr, công bố một công trình viết về Việt Nam:

Vietnamese Tradition on Trial 1920-1945,(Thử thách truyền thống Việt Nam 1920 -

1945), trong đó ở trang 33, tác giả đã đề cập đến vai trò của các sĩ phu và trí thức

Việt Nam trong cuộc chiến chống thực dân Pháp, tác giả cho rằng đến giữa những

năm 20 của thế kỷ XX, ở Việt Nam đã hình thành nên một đội ngũ trí thức mới,

được học tập trung trong các trường ở Hà Nội, số lượng đông: "Đến giữa những

năm 1920 có khoảng 5000 trí thức Việt Nam mới, phần lớn họ đều rất trẻ, được học

từ ba đến mười năm chính khóa tại trường. Cuối những năm 1930, con số này lên

đến khoảng 10.000. Đa số những trí thức Tây học, chủ yếu những học sinh, sinh

viên này đã trực tiếp hoặc gắn tiếp tham gia các phong trào yêu nước theo những

khuynh hướng chính trị khác nhau [200, tr.33]. Trong tác phẩm của mình David

Mar cũng đánh giá cao vai trò của học sinh, sinh viên trong việc truyền bá chữ

Quốc ngữ khiến cho "số lượng sách Quốc ngữ trong các gia đình bằng với sách

Quốc ngữ sử dụng trong các trường học" [200, tr.139].

Nghiên cứu về phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam và quan hệ của phong

trào này với Nhật Bản và châu Á, tác giả người Nhật Shiraishi Masaya (Nhà Việt

Nam học- trường Đại học Yokohama) đã nghiên cứu và xuất bản cuốn Phong trào

dân tộc Việt Nam và quan hệ của nó với Nhật Bản và châu Á (tập 1), do nhà xuất

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!