Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phong trào Đông Dương đại hội ở Trung Kỳ (1936 - 1937)
PREMIUM
Số trang
103
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1189

Phong trào Đông Dương đại hội ở Trung Kỳ (1936 - 1937)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN KHƢƠNG

PHONG TRÀO ĐÔNG DƢƠNG ĐẠI HỘI

Ở TRUNG KỲ (1936 - 1937)

Chuyên ngành : LỊCH SỬ VIỆT NAM

Mã số : 8229013

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. NGUYỄN VĂN PHƢỢNG

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các kết quả khoa học được trình bày trong luận văn

này là thành quả nghiên cứu của bản thân tôi trong suốt thời gian thực hiện đề

tài dưới sự chỉ dẫn của người hướng dẫn và chưa từng xuất hiện trong công bố

của các tác giả khác. Các kết quả đạt được là chính xác và trung thực.

Tác giả luận văn

Nguyễn Khƣơng

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành đề tài luận văn một cách hoàn chỉnh, Tôi xin bày

tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới:

TS Nguyễn Văn Phượng là giảng viên trực tiếp hướng dẫn đề tài,

người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian viết luận văn. Sự chỉ bảo

tận tình và chu đáo của Thầy giúp tôi hoàn thành tốt hơn luận văn của mình,

giúp tôi nhận ra sai sót cũng như tìm ra hướng đi đúng khi tôi gặp khó khăn.

Tỉnh ủy các tỉnh, Các cơ quan ban ngành các tỉnh Huế, Thanh Hóa,

Nghệ An, Bình Định, Khánh Hòa, Gia Lai…. đã tạo điều kiện thuận lợi và

tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu

tham khảo.

Bên cạnh đó, không thể thiếu là sự giúp đỡ của gia đình và người thân

đã luôn ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể tập trung nghiên cứu và

hoàn thành đề tài này.

Do kiến thức và thời gian còn hạn chế, luận văn còn nhiều khiếm

khuyết, không sao tránh những thiếu sót nhất định. Kính mong các thầy, cô

và các bên liên quan từ nhà trường quan tâm giúp đỡ, đóng góp ý kiến để

luận văn hoàn thiện hơn.

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề .................................................... 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 5

5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu............................................... 5

6. Đóng góp của luận văn ............................................................................. 6

7. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 6

Chƣơng 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH PHONG TRÀO ĐÔNG DƢƠNG ĐẠI

HỘI Ở TRUNG KỲ (1936 - 1937) ................................................................. 7

1.1. Chính sách thuộc địa mới và phong trào tập hợp dân nguyện ở các

thuộc địa của Pháp ......................................................................................... 7

1.1.1. Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp và chính sách thuộc địa mới ... 7

1.1.2. Phong trào tập hợp dân nguyện ở các thuộc địa của Pháp ............... 9

1.2. Tình hình Trung Kỳ trong những năm 1936 - 1937 ............................. 11

1.2.1. Tình hình kinh tế............................................................................. 11

1.2.2. Tình hình xã hội.............................................................................. 15

1.3. Chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương trước những diễn biến

mới của thời cuộc......................................................................................... 18

Tiểu kết chương 1............................................................................................ 26

Chƣơng 2. DIỄN TIẾN CỦA PHONG TRÀO ĐÔNG DƢƠNG ĐẠI HỘI

Ở TRUNG KỲ (7/1936 - 3/1937).................................................................. 27

2.1. Sự hình thành phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ............... 27

2.1.1. Phong trào Đông Dương Đại hội ở Nam Kỳ và ảnh hưởng của nó

đối với Trung Kỳ....................................................................................... 27

2.1.2. Phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ được hình thành..... 33

2.2. Sự lan tỏa của phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ............... 39

2.2.1. Cuộc vận động tập hợp Dân nguyện tiến tới Đại hội toàn kỳ ........ 39

2.2.2. Đại hội toàn kỳ tại Huế (20/9/1936)............................................... 49

2.3. Phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ đi vào thoái trào........... 53

2.3.1. Chính sách của chính quyền thực dân phong kiến đối với

phong trào ................................................................................................. 53

2.3.2. Những sự kiện cuối cùng của phong trào Đông Dương Đại hội ở

Trung Kỳ................................................................................................... 61

Tiểu kết chương 2............................................................................................ 63

Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ CỦA PHONG

TRÀO ĐÔNG DƢƠNG ĐẠI HỘI Ở TRUNG KỲ (1936 - 1937)........................64

3.1. Đặc điểm của phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ ............... 64

3.1.1. Phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ diễn ra thể hiện sự

nhạy bén, linh hoạt của Đảng ta trong lãnh đạo cách mạng ..................... 64

3.1.2 Phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ là một phong trào cách

mạng thực sự do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo ......................... 65

3.1.3. Phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ diễn ra dưới những

hình thức, nội dung phong phú, linh hoạt và sáng tạo.............................. 67

3.1.4. Phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ diễn ra không đồng

đều giữa các địa phương và có nét riêng so với khu vực khác................. 68

3.1.5. Phong trào Đông Dương Đại hội ơ Trung Kỳ là một bộ phận của phong

trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ ở các nước thuộc địa và phụ thuộc....... 71

3.2. Vai trò của phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ.................... 72

3.3. Bài học lịch sử....................................................................................... 77

Tiểu kết chương 3............................................................................................ 81

KẾT LUẬN.................................................................................................... 82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 86

PHỤ LỤC....................................................................................................... 91

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tình hình các doanh nghiệp ở Đông Dương (1933 - 1940)........... 13

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Thời kỳ 1936 - 1939 có ý nghĩa đặc biệt trong lịch sử cận đại Việt

Nam nói chung và lịch sử khu vực Trung Kỳ nói riêng. Đó là thời kỳ lịch sử

diễn ra cuộc vận động lớn và mạnh mẽ vì các quyền dân sinh, dân chủ của

hàng triệu quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông

Dương. Đây là bước phát triển mới của phong trào Cách mạng ở Việt Nam và

khu vực Trung Kỳ, bước chuẩn bị quan trọng tiến tới giành những thắng lợi to

lớn, nhất là công cuộc giải phóng dân tộc trong những năm 1939 - 1945.

Trong các hoạt động của phong trào dân chủ 1936 - 1939, trước hết phải nói

đến phong trào Đông Dương Đại hội.

1.2. Phong trào Đông Dương Đại hội những năm 1936 - 1937 được xem

là một phong trào cách mạng thực sự, thức tỉnh tinh thần chiến đấu của mọi

giai tầng trong xã hội, làm cơ sở nền tảng đưa phong trào dân chủ 1936 - 1939

bước vào thời kỳ đấu tranh mới, chống lại thế lực phản động thuộc địa tay sai,

đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Mặc dù còn tồn tại một số hạn chế

nhưng phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ (1936 - 1937) là bước

phát triển quan trọng của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân do Đảng

Cộng sản Đông Dương lãnh đạo. Trên nhiều phương diện, phong trào Đông

Dương Đại hội cùng các hoạt động khác trong phong trào cách mạng 1936 -

1939 là cuộc diễn tập thứ hai cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm

1945. Tuy nhiên, cho đến nay những nghiên cứu ở Việt Nam và nước ngoài về

cuộc phong trào Đông Dương Đại hội ở Việt Nam nói chung và khu vực

Trung Kỳ nói riêng vẫn chưa tương xứng với ý nghĩa lịch sử của nó.

1.3. Từ thực tiễn trên, thiết nghĩ việc tìm hiểu về phong trào Đông

Dương Đại hội ở Trung Kỳ những năm 1936 - 1937 là việc làm cần thiết,

không những có ý nghĩa khoa học mà còn có có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.

- Về mặt khoa học: Nghiên cứu đề tài giúp làm rõ về sự diễn biến, đặc

2

điểm, vai trò của phong trào Đông Dương Đại hội trong phong trào dân chủ

1936 - 1939 nói riêng và trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực

Trung Kỳ nói chung. Từ đó, rút ra những bài học lịch sử quý báu cho sự

nghiệp cách mạng sau này.

- Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu đề tài góp phần đi đến những nhận

định, đánh giá khách quan về phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ

nói riêng và cả nước nói chung; là nguồn tư liệu cần thiết bổ sung cho việc

học tập và giảng dạy lịch sử Việt Nam thời kỳ cận đại.

Với mong muốn đi sâu tìm hiểu diễn biến, đặc điểm và vai trò của

phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ những năm 1936 - 1937 và giải

quyết những yêu cầu khoa học, thực tiễn nêu trên, tác giả quyết định chọn vấn

đề “Phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ (1936-1937)” làm đề tài

nghiên cứu và viết Luận văn Thạc sĩ Lịch sử chuyên ngành Lịch sử Việt Nam

của mình.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề

Những vấn đề liên quan về phong trào Đông Dương Đại hội ở Trung Kỳ

trong những năm 1936 - 1937 hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp được đề cập ở một

số công trình nghiên cứu. Tập hợp tài liệu, có thể chia thành các nhóm công

trình với hướng tiếp cận như sau:

2.1. Tiếp cận dưới góc độ lịch sử Việt Nam thời cận đại

Tiêu biểu cho hướng tiếp cận này là các công trình như: Lịch sử Việt

Nam từ 1919 đến 1945; Đại cương lịch sử Việt Nam, tập II; Lịch sử Việt Nam,

tập III, Lịch sử Việt Nam, tập 9 từ năm 1930 đến năm 1945; Lịch sử cuộc vận

động vì các quyền dân sinh, dân chủ ở Việt Nam (1936 - 1939)...

Những công trình này đã trình bày khá tỉ mỉ bối cảnh lịch sử, diễn biến

và ý nghĩa của phong trào dân chủ thời kỳ 1936 - 1939, trong đó có phong

trào Đông Dương Đại hội với tư cách là hình thức vận động tập hợp Dân

nguyện ở Việt Nam. Trong khi khái quát về diễn biến phong trào Đông

3

Dương Đại hội ở Việt Nam, các công trình này có đề cập đến một số sự kiện

về phong trào Đông Dương Đại hội diễn ra ở Trung Kỳ.

2.2. Tiếp cận dưới góc độ lịch sử địa phương

Tiêu biểu cho hướng tiếp cận này là các công trình như: Lịch sử Đảng bộ

tỉnh Thanh Hóa, tập 1 (1930 - 1954); Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nghệ An, tập 1;

Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (1930 - 1975); Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình

Định (1930 - 1945); Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Trị (1930-1954) tập 1; Lịch

sử Đảng bộ tỉnh Bình Thuận (1930 - 1954), tập 1; Lịch sử Gia Lai từ nguồn

gốc đến năm 1975; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk (1930 - 2020)...

Những công trình này trong khi trình bày phong trào cách mạng tại địa

phương dưới sự lãnh đạo của các cấp bộ đảng có đề cập đến những sự kiện

lịch sử liên quan đến cuộc vận động Đông Dương Đại hội trong những năm

1936 – 1937.

2.3. Tiếp cận dưới góc độ phong trào Đông Dương Đại hội ở Việt Nam

Đáng chú ý nhất là các công trình nghiên cứu về phong trào Đông

Dương Đại hội của tác giả Nguyễn Thành. Đó là cuốn sách Cuộc vận động

Đại hội Đông Dương năm 1936 xuất bản năm 1985 bởi Nhà xuất bản Thành

phố Hồ Chí Minh. Trong công trình này, tác giả đề cập khái quát đến bối cảnh

lịch sử bùng nổ phong trào Đông Dương Đại hội, tập hợp những bài viết trên

các báo xuất bản ở Nam Kỳ cổ vũ phong trào ở khu vực này. Tuy nhiên, công

trình này chủ yếu tập trung nghiên cứu về phong trào Đông Dương Đại hội ở

Nam Kỳ và trình bày ở dạng biên niên các sự kiện, nặng về tìm hiểu cuộc đấu

tranh trên lĩnh vực báo chí, chưa đi sâu vào nội dung chính, thiếu tính hệ

thống, rõ ràng và đặc biệt chưa làm rõ được đặc điểm, vai trò và rút ra bài học

học lịch sử của phong trào Đông Dương Đại hội ở Việt Nam.

Trong khi đó, với bài báo “Về phong trào Đại hội Đông Dương” đăng

trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 1 năm 1996, tác giả Nguyễn Thành đề cập

và trao đổi những vấn đề liên quan đến người khởi xướng, thời điểm bắt đầu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!