Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phong trào công nhân đà nẵng trong kháng chiến chống mỹ cứu nước (1955-1975)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
PHONG TRÀO CÔNG NHÂN ĐÀ NẴNG
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC
(1955-1975)
Sinh viên thực hiện: Phạm Văn Sự
Lớp : 17CLS
Chuyên ngành : Lịch sử (Quan hệ Quốc tế)
GVHD : TS. Nguyễn Minh Phương
Đà Nẵng, ngày 6 tháng 5 năm 2021
LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Đà Nẵng - Đại học Sư
Phạm, Khoa Lịch Sử đã quan tâm, tạo điều kiện để chúng tôi được tham gia và hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn thầy, cô Khoa Lịch sử, đã quan tâm và tạo điều kiện giúp
tôi hoàn thành khóa luận. Đặc biệt tôi xin được bày tỏ sự kính trọng, biết ơn sâu sắc
TS. Nguyễn Minh Phương là người thầy đã tận tụy giúp đỡ, hướng dẫn tôi trên bước
đường học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn động viên giúp đỡ
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để tôi hoàn thành khóa luận này.
Đà Nẵng, ngày 6 tháng 5 năm 2021
Sinh viên
Phạm Văn Sự
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................................1
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.........................................................2
2.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................2
2.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................2
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ........................................................2
3.1. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................2
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................2
4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................3
4.1. Nguồn tài liệu.......................................................................................................3
4.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................3
5. ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN ............................................................................3
6. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN ..................................................................................4
NỘI DUNG.....................................................................................................................5
CHƯƠNG 1: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở ĐÀ NẴNG THỜI KỲ 1955-19605
1.1. Khái quát về tình hình miền nam Việt Nam 1955-1960 ..................................5
1.2. Chính sách của Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm đối với công nhân ở Đà
Nẵng 1955-1960 ..........................................................................................................7
1.2.1. Về tư tưởng - chính trị ....................................................................................7
1.2.2. Về kinh tế........................................................................................................9
1.2.3. Về văn hóa-xã hội.........................................................................................10
1.3. Đời sống của công nhân Đà Nẵng 1955-1960..................................................11
1.3.1. Thời gian và điều kiện lao động ...................................................................11
1.3.2. Tình trạng thất nghiệp...................................................................................12
1.3.3. Lương công nhân ..........................................................................................14
1.4. Diễn biến phong trào đấu tranh của công nhân Đà Nẵng 1955-1960 ..........15
1.4.1. Phong trào công nhân vì mục tiêu chính trị..................................................15
1.4.2. Phong trào công nhân vì mục tiêu dân chủ, dân sinh ...................................19
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1..............................................................................................21
CHƯƠNG 2: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở ĐÀ NẴNG THỜI KÌ 1960-1975
.......................................................................................................................................21
2.1. Khái quát về tình hình miền Nam Việt Nam 1960-1975................................22
2.2. Chính sách của Mỹ và chính quyền Sài Gòn đối với công nhân ở Đà Nẵng
1960-1975 ..................................................................................................................24
2.2.1. Về tư tưởng-chính trị ....................................................................................24
2.2.2. Về kinh tế......................................................................................................26
2.2.3. Về văn hóa-xã hội.........................................................................................27
2.3. Đời sống công nhân ở Đà Nẵng 1960-1975 .....................................................29
2.3.1. Thời gian và điều kiện lao động ...................................................................29
2.3.2. Tình trạng thất nghiệp...................................................................................30
2.3.3. Lương công nhân ..........................................................................................31
2.4. Diễn biến phong trào đấu tranh của công nhân Đà Nẵng 1965-1975 ..........32
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2..............................................................................................48
CHƯƠNG 3: TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA PHONG
TRÀO CÔNG NHÂN Ở ĐÀ NẴNG 1950-1975........................................................50
3.1. Tính chất của phong trào .................................................................................50
3.1.1. Tính chất dân tộc ..........................................................................................50
3.1.2. Tính chất dân chủ và dân sinh ......................................................................52
3.2. Đặc điểm của phong trào..................................................................................54
3.2.1. Quy mô rộng lớn, sự liên tục và quyết liệt của phong trào ..........................54
3.2.2. Hình thức và phương pháp đấu tranh phong phú, linh hoạt .........................55
3.2.3. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa công nhân ở Đà Nẵng với công nhân các
ngành ở các tỉnh khác .............................................................................................57
3.3. Ý nghĩa của phong trào ....................................................................................59
3.4. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ hạn chế của phong trào ....................59
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.............................................................................................60
KẾT LUẬN ..................................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................62
PHỤ LỤC.....................................................................................................................65
DANH MỤC NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT
CQNĐD Chính quyền Ngô Đình Diệm
CQSG Chính quyền Sài Gòn
ĐTMN Đô thị miền Nam
VNCH Việt Nam Cộng hòa
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước, phong trào công nhân trên cả
nước nói chung và ở Đà Nẵng nói riêng là bộ phận của phong trào đấu tranh chống đế
quốc Mỹ xâm lược và giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Phong trào công nhân ở Đà Nẵng từ năm 1955 đến năm 1975 diễn ra liên tục, sôi
nổi và quyết liệt, thu hút hầu hết công nhân các ngành tham gia như công nhân hỏa xa,
công nhân thủy điện, công nhân bến tàu, công nhân ngành dệt, công nhân taxi, công
nhân xăng dầu, công nhân Savon, công nhân vô tuyến viễn thông,...
Mặc dầu, bị Mỹ và chính quyền Sài Gòn dùng mọi âm mưu, thủ đoạn để kìm
kẹp, khủng bố và đàn áp quyết liệt nhưng phong trào công nhân ở Đà Nẵng vẫn luôn
được giữ vững và tiếp tục phát triển theo hướng đi lên của cách mạng miền Nam.
Phong trào công nhân ở Đà Nẵng là một trong những nét đặc sắc của tiến trình lịch sử
đấu tranh giữ nước của dân tộc ta, ghi dấu ấn quan trọng trong lịch sử Việt Nam hiện
đại. Phong trào đã chứng minh tinh thần yêu nước và tinh thần đấu tranh cách mạng
của giai cấp công nhân Việt Nam.
Phong trào còn biểu thị sự thống nhất hành động giữa giai cấp công nhân và các
tầng lớp nhân dân lao động khác ở thành thị, trong đó công nhân luôn là lực lượng
nòng cốt, dẫn đầu và có tác dụng cổ vũ đồng bào đô thị cũng như nông thôn trong
cuộc đấu tranh chung vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Cùng
với phong trào của các tầng lớp nhân dân, phong trào công nhân ở Đà Nẵng đã giáng
những đòn mạnh mẽ vào hậu cứ an toàn của Mỹ, và Chính quyền sài gòn. Sự tiến công
ở thành thị, nòng cốt là phong trào công nhân, có tác dụng từng bước phá lỏng thế kìm
kẹp của địch ở đô thị, cô lập địch về chính trị, làm cho hậu phương của địch trở nên
rối loạn, đẩy Mỹ và Chính quyền sài gòn từng bước rơi vào tình trạng khủng khoảng
nghiêm trọng. Phong trào công nhân ở Đà Nẵng góp phần tạo nên một thế trận mới,
biến các đô thị bị địch tạm chiếm thành tiền phương của phong trào cách mạng miền
Nam, thuận lợi cho việc xây dựng lực lượng cách mạng ở nội đô, tạo điều kiện tiến
đến giải phóng các đô thị, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Tuy nhiên, cho tới nay, ngoài phong trào công nhân miền Nam đã được nghiên
cứu khá đầy đủ, có tính hệ thống, phong trào công nhân ở Đà Nẵng vẫn còn là một
mảng trống.Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu phong trào công nhân ở Đà Nẵng
2
(1955-1975), trước hết là giai đoạn từ năm 1955 đến thời điểm cuộc “Chiến tranh đặc
biệt” của Mỹ bị phá sản ở miền Nam (6-1965) sau đến khi giải phóng hoàn toàn miền
Nam (4-1975) là rất cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn. Với
lý do đó, tôi chọn đề tài: “Phong trào công nhân Đà Nẵng trong kháng chiến chống
Mỹ từ năm 1955 đến năm 1975” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của khóa luận là phong trào công nhân ở Đà Nẵng trong kháng chiến
chống Mỹ từ năm 1955 đến năm 1975, trong đó tập trung nghiên cứu mục tiêu, diễn
biến, hình thức, biện pháp, kết quả các cuộc đấu tranh của công nhân ở Đà Nẵng cũng
như làm rõ tính chất, đặc điểm và ý nghĩa của phong trào công nhân ở Đà Nẵng từ năm
1955 đến năm 1975. Để làm rõ những nội dung này, khóa luận chú ý đến việc trình
bày, phân tích cơ cấu, đội ngũ, đời sống công nhân ở Đà Nẵng dưới chế độ Mỹ và
Chính quyền Sài Gòn.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, khóa luận nghiên cứu phong trào công nhân ở Đà Nẵng (thuộc
địa bàn thành phố Đà Nẵng ngày nay).
Về thời gian, giới hạn khóa luận từ năm 1955 đến năm 1975.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của khóa luận là tái hiện bức tranh lịch sử về phong trào công nhân
ở Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1955 đến năm 1975 một cách có hệ
thống. Kết quả nghiên cứu của khóa luận góp phần cung cấp những luận cứ cho các
nhà chính trị - xã hội trong việc hoạch định chính sách đối với công nhân hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, làm rõ những chính sách của Mỹ và CQSG, đời sống công nhân ở Đà
Nẵng từ năm 1955 đến năm 1975, từ đó lý giải nguồn gốc của phong trào.
Hai là, trình bày và phân tích những chủ trương của Đảng các cấp đối với công
nhân ở Đà Nẵng. Quá trình đấu tranh, mục tiêu, hình thức và biện pháp của phong trào
công nhân ở Đà Nẵng qua các giai đoạn: 1955-1960, 1960-1975.