Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phong trào chống phá ấp chiến lược ở tỉnh kon tum (1961 – 1965)
PREMIUM
Số trang
123
Kích thước
9.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1042

Phong trào chống phá ấp chiến lược ở tỉnh kon tum (1961 – 1965)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

TRẦN THỊ PHƢỢNG

PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƢỢC

Ở TỈNH KON TUM (1961 – 1965)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

LỊCH SỬ VIỆT NAM

Đà Nẵng, năm 2022

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

TRẦN THỊ PHƢỢNG

PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƢỢC

Ở TỈNH KON TUM (1961 – 1965)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số: 8229013

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. Nguyễn Minh Phƣơng

Đà Nẵng, năm 2022

iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................4

4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................4

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................................5

6. Đóng góp của luận văn............................................................................................6

CHƢƠNG 1. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN “QUỐC SÁCH ẤP CHIẾN LƢỢC” CỦA

MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA Ở KON TUM (1961-1965).............. 7

1.1. Khái quát tình hình tỉnh Kon Tum trước khi Mỹ xâm lược và dựng lên chính

quyền Việt Nam Cộng hòa..........................................................................................7

1.1.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................7

1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..............................................................................9

1.1.3. Truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng của nhân dân tỉnh Kon

Tum trước năm 1954 ............................................................................................12

1.2. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và sự ra đời của “quốc sách ấp chiến lược”.....15

1.2.1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”của Mỹ (1961-1965).............................15

1.2.2. Sự ra đời của “quốc sách ấp chiến lược” ....................................................16

1.2.3. Chính quyền Mỹ - Diệm triển khai “quốc sách ấp chiến lược” ở Kon Tum...19

Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................................27

CHƢƠNG 2. QUÂN DÂN KON TUM ĐẤU TRANH CHỐNG LẬP ẤP VÀ PHÁ

ẤP CHIẾN LƢỢC (1961-1965)..................................................................................28

2.1. Phong trào chống Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở Kon Tum từ năm

1954 đến trước khi Mỹ - Diệm thi hành “quốc sách ấp chiến lược” ........................28

2.2. Nhân dân Kon Tum đấu tranh chống Mỹ - Diệm dồn dân lập chiến lược.........33

2.2.1. Chủ trương của Đảng trong đấu tranh chống “bình định”, lập ấp chiến lược....33

2.2.2. Các đội công tác chính trị phối hợp cùng nhân dân tỉnh Kon Tum đấu tranh

chống kế hoạch “bình định”, dồn dân lập ấp chiến lược ......................................37

2.3. Nhân dân Kon Tum phối hợp với lực lượng vũ trang đấu tranh phá ấp chiến

lược, mở rộng vùng giải phóng .................................................................................41

2.3.1. Chủ trương của Đảng trong đấu tranh phá ấp chiến lược...........................41

v

2.3.2. Nhân dân Kon Tum phối hợp với lực lượng vũ trang phá vỡ từng mảng ấp

chiến lược, mở rộng vùng giải phóng...................................................................45

Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................................52

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT..........................................................................53

3.1. Đặc điểm.............................................................................................................53

3.1.1. Phong trào diễn ra trên quy mô rộng lớn, liên tục, thu hút đông đảo lực

lượng tham gia. .....................................................................................................53

3.1.2. Hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt, linh hoạt, phù hợp với địa bàn

vùng dân tộc thiểu số. ...........................................................................................54

3.1.3. Kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự, kết hợp

“hai chân, ba mũi” ................................................................................................57

3.2. Vai trò.................................................................................................................60

3.2.1. Góp phần làm thất bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.............60

3.2.2. Thắng lợi của phong trào là cơ sở để mở rộng vùng giải phóng, tạo điều kiện

để xây dựng hậu phương tại chỗ, chuẩn bị cho sự nghiệp chống Mỹ tiếp theo.........61

3.2.3. Phong trào góp phần tăng cường tình đoàn kết giữa nhân dân với cán bộ

cách mạng, tạo điều kiện để đường lối của Đảng thâm nhập vào nhân dân.........63

3.3. Một số hạn chế ...................................................................................................65

3.4. Một số bài học kinh nghiệm...............................................................................67

3.4.1. Đảng nắm bắt kịp thời tình hình thực tế để đề ra nhiệm vụ, mục tiêu,

phương hướng phù hợp.........................................................................................67

3.4.2. Phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ trong sự nghiệp

dựng nước và giữ nước. ........................................................................................69

3.4.3. Nhận rõ âm mưu và thủ đoạn của kẻ thù để tuyên truyền, giáo dục những

người “lầm đường, lạc lối” chuyển biến tư tưởng và hành động .........................70

3.4.4. Tổ chức định canh định cư một cách hợp lý, giải quyết tốt chính sách về

đất đai kết hợp với hoạch định chính sách kinh tế - văn hóa - xã hội. .................72

3.4.5. Đưa nội dung phong trào đấu tranh chống phá ấp chiến lược ở Kon Tum

(1961-1965) vào giảng dạy ở trường phổ thông. ...................................................73

Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................................75

KẾT LUẬN ..................................................................................................................76

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................78

PHỤ LỤC .....................................................................................................................84

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với tiềm lực về kinh tế, quân sự, Mỹ đã triển

khai chiến lược toàn cầu. Nếu như Mỹ coi châu Âu là trung tâm của chiến lược toàn

cầu để ngăn chặn chủ nghĩa xã hội thì Mỹ coi châu Á và lấy Việt Nam làm tâm điểm

của chiến lược toàn cầu để đàn áp phong trào cách mạng thế giới. Vì vậy, trong cuộc

chiến tranh xâm lược Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975, ngoài việc sử dụng binh

lực và hỏa lực mạnh để đàn áp phong trào cách mạng miền Nam, thì Mỹ xem việc thiết

lập ấp chiến lược là một trong những biện pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch “bình

định” của mình, nhất là trong giai đoạn (1961-1965) trên chiến trường miền Nam Việt

Nam. Ấp chiến lược được xem là “xương sống”, là “quốc sách” của loại hình chiến

lược “Chiến tranh đặc biệt”. Mặt dù với các tên gọi khác nhau như “ấp tự vệ”, “ấp

chiến lược”, “ấp tân sinh”..., nhưng mục đích và bản chất của chúng không thay đổi đó

là đẩy mạnh việc chiếm đất, giành dân, cách li nhân dân miền Nam với quân giải

phóng.

“Quốc sách ấp chiến lược” là sản phẩm của những chuyên gia hàng đầu chống

“Chi n tr nh n i d ” của bộ máy chiến tranh đế quốc trên thế giới, được đế quốc Mỹ

và chính quyền Sài Gòn sử dụng như một công cụ đắc lực để “đánh b i Vi t c ng”. Vì

vậy, đây là một thách thức đầy gay go và quyết liệt đối với cách mạng miền Nam trong

giai đoạn này.

Cũng như các địa phương khác trên chiến trường miền Nam, ở Kon Tum với đặc

thù rừng núi, dân cư thưa thớt, sống phân tán rải rác trong các bản làng xa xôi trung

tâm cũng như các trục đường giao thông. Vì vậy, chính quyền Sài Gòn dùng mọi biện

pháp, chủ yếu là dùng quân sự cưỡng chế, để gom dân từ những vùng xa xôi hẻo lánh

dồn về gần đồn, dọc trục đường giao thông, dinh điền để dễ bề kiểm soát, kìm kẹp.

Cùng với phong trào đấu tranh chống phá ấp chiến lược ở miền Nam từ năm

1961 đến năm 1965, ở Kon Tum, phong trào chống lập ấp và phá ấp chiến lược diễn ra

sôi nổi, quyết liệt. Riêng trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1965, dưới sự lãnh đạo

của Đảng Lao động Việt Nam, mà trực tiếp là của Khu ủy khu V, của Tỉnh ủy Kon

Tum, phong trào chống phá ấp chiến lược ở các địa phương trong tỉnh đã diễn ra

2

phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức đấu tranh và có những nét riêng biệt, thể

hiện sự sáng tạo của địa phương trong quá trình vận dụng đường lối của Đảng vào đấu

tranh chống phá ấp chiến lược. Phong trào chống phá ấp chiến lược của nhân dân các

dân tộc tỉnh Kon Tum trong giai đoạn này đã góp phần làm thất bại “quốc sách ấp

chi n lược” và chính sách “bình định” của Mỹ và chính quyền Sài Gòn.

Trước đây, tuy đã có một số công trình nghiên cứu về phong trào chống phá ấp

chiến lược ở miền Nam nhưng hiện vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu

chuyên sâu về phong trào chống phá ấp chiến lược trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Việc

nghiên cứu về phong trào chống phá ấp chiến lược ở tỉnh Kon Tum từ năm 1961 đến

năm 1965 trước hết là nhằm góp phần vào việc tái hiện đầy đủ bức tranh lịch sử của

phong trào chống phá ấp chiến lược ở miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ

nói chung, đồng thời làm nổi bật đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của phong trào chống phá

ấp chiến lược ở Kon Tum nói riêng trong cuộc đấu tranh chống lại chiến lược “Chiến

tranh đặc biệt” (1961- 1965) của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Ngoài ra, qua nghiên

cứu về phong trào này còn nhằm phân tích và rút ra những bài học kinh nghiệm phục

vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. Đây còn là

nguồn tài liệu cần thiết để nghiên cứu, giảng dạy và học tập chương trình giáo dục lịch

sử địa phương bậc trung học phổ thông ở tỉnh hiện nay.

Từ những ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, tôi đã chọn vấn đề: “Phong trào

chống phá ấp chiến lược ở tỉnh Kon Tum (1961 – 1965)” làm đề tài nghiên cứu luận

văn thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Liên quan đến đề tài có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu:

Nhóm các công trình nghiên cứu về lịch sử Vi t N m trong kháng chi n chống

Mỹ, trong đó ít nhiều đề c p đ n “quốc sách ấp chi n lược” và phong trào đấu tr nh

chống phá ấp chi n lược như:

an Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc ộ Chính trị, T ng k t cu c kháng

chi n chống Mỹ, cứu nư c: Th ng lợi và bài h c, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

1995. Công trình này đã trình bày khái quát những nội dung cơ bản của đường lối,

chiến lược và sách lược do Đảng đề ra trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu

nước nói chung và giai đoạn 1961 - 1965 nói riêng, trong đó trọng tâm là những sách

3

lược nhằm chống lại âm mưu thiết lập Ấp chiến lược của Mỹ và chính quyền Sài Gòn

ở miền Nam Việt Nam. Công trình cũng đã đề cập những vấn đề cơ bản về phong trào

chống phá ấp chiến lược và ý nghĩa của phong trào trên cả ba mũi giáp công.

Viện Lịch sử Đảng, Hội đồng biên soạn lịch sử Nam Trung ộ kháng chiến, Nam

Trung B kháng chi n (1945-1975), Nxb Sự thật, Hà Nội, 1992, đã phản ánh khá cụ

thể, nhiều mặt về lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) của Liên khu

V, trong đó có đề cập chính sách âm mưu lập ấp chiến lược của Mỹ - Diệm và phong

trào đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở miền Nam nói chung, trong đó có ắc Tây

Nguyên nói riêng.

Trần Văn Giàu, “Miền N m giữ vững thành đồng”, Tổng tập, Phần II, Tập II,

Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006. Đây là công trình nghiên cứu về cách mạng

miền Nam, phản ánh khá chi tiết phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân miền

Nam giai đoạn (1954-1965), trong đó có đề cập đến các hình thức đấu tranh của nhân

dân chống phá ấp chiến lược.

Bộ Quốc Phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử phong trào đấu tranh

chống phá bình định trong cu c kháng chi n chống Mỹ, cứu nư c (1954-1975), Nxb

Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2014, đã tập trung làm rõ việc Mỹ thay chân Pháp áp đặt

chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam, trong đó có đề cập đến các cuộc đấu

tranh của nhân dân miền Nam chống phá kế hoạch dồn dân lập ấp chiến lược của Mỹ -

Diệm

Nhóm các công trình nghiên cứu bàn về phong trào chống phá ấp chi n lược:

Gần đây, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế có một số luận án tiến sĩ như

Phong trào chống, phá ấp chi n lược các tỉnh du ên hải N m Trung B (1961-1965)

của tác giả Nguyễn Tiến Vinh; Phong trào chống phá ấp chi n lược ở miền Tây Nam

B (1961-1965) của tác giả Phạm Đức Thuận;... Những luận án này đã cung cấp các tư

liệu về biện pháp triển khai lập ấp chiến lược của chính quyền Sài Gòn và phong trào

đấu tranh chống phá ấp chiến lược của nhiều địa phương ở miền Nam.

Nhóm các công trình lịch sử đị phương đề c p đ n chính sách l p Ấp chi n lược

và đấu tr nh chống phá ấp chi n lược như: ộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kon Tum (1993),

Kon Tum - 30 năm chi n đấu kiên cường bất khuất (1945-1975); an Chấp hành Đảng

bộ tỉnh Kon Tum (2006), Lịch sử Đảng b tỉnh Kon Tum, tập I (1930-1975), Nxb Đà

4

Nẵng; Hội đồng chỉ đạo biên soạn giáo trình địa phương học tỉnh Kon Tum (1998),

Kon Tum đất nư c con người, Nxb Đà Nẵng, an Chấp hành hội Nông dân Việt Nam

tỉnh Kon Tum (2006), Lịch sử phong trào nông dân tỉnh kon Tum (1930-2003), Nxb

Đà Nẵng; Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum (1998), Công tác binh v n tỉnh Kon Tum

trong kháng chi n chống Mỹ cứu nư c (1954-1975)..., đã cung cấp một số tư liệu về

các cuộc đấu tranh chống phá ấp chiến lược của nhân dân Kon Tum từ 1961-1965, như

chủ trương của Đảng, các cuộc đấu tranh của đồng bào các dân tộc,...

Nhìn chung, các công trình trên ở những mức độ khác nhau, trong đó ít nhiều đề

cập đến đấu tranh chống phá ấp chiến lược. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên

cứu chuyên sâu về đấu tranh chống phá ấp chiến lược ở Kon Tum một cách có hệ

thống và đầy đủ. Mặc dù vậy, đây là những cơ sở ban đầu rất quý giá, giúp tôi định

hướng thực hiện luận văn nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề mà những nhà nghiên cứu

trước chưa có điều kiện thực hiện.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phong trào đấu tranh chống phá ấp chiến lược

của quân và dân các dân tộc tỉnh Kon Tum trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1965.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

* Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Kon Tum ngày nay.

* Về thời gian: Từ năm 1961 đến năm1965

Đây là giai đoạn Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa triển khai chiến lược

“Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam với biện pháp “quốc sách” là thiết lập

“ấp chi n lược”. Đây cũng là giai đoạn phong trào chống phá ấp chiến lược diễn ra sôi

nổi, quyết liệt nhất ở Kon Tum, góp phần làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc

biệt” của Mỹ và chính quyền Sài Gòn.

4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở trình bày tương đối đầy đủ có hệ thống âm mưu, biện pháp lập Ấp

chiến lược của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, phong trào chống phá ấp chiến lược của

quân và dân các dân tộc tỉnh Kon Tum trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1965, đề

tài rút ra những đặc điểm nổi bậc, cũng như vai trò của phong trào chống phá ấp chiến

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!