Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phong trao cach mang viet nam sau chien tranh the gioi thu nhat
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Bài 15: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM SAU CHIẾN
TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1919- 1925)
I. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng
thế giới - Do ảnh hưởng của Cách mạng tháng 10 Nga, phong trào giải phóng dân tộc ở
các nước phương Đông và phong trào công nhân ở phương Tây đã có sự gắn bó
mật thiết chống lại kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. - Trong bối cảnh làn sóng cách mạng đang dâng cao trên toàn thế giới, những
lực lượng cách mạng của giai cấp vô sản đã tập hợp lại và thành lập tổ chức
riêng, đứng trên lập trường của chủ nghĩa quốc tế vô sản - Quốc tế thứ ba
(Quốc tế Cộng sản) (3 - 1919). - Sau đó, các Đảng Cộng sản thành lập: Pháp (1920), Trung Quốc (1921). => Tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nghĩa Mác – Lênin truyền bá vào Việt
Nam. II. Phong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919 - 1925). - Trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào dân tộc, dân
chủ ở nước ta phát triển mạnh mẽ, sôi nổi, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân
dân tham gia, với nhiều hình thức phong phú và sôi nổi. * Giai cấp tư sản dân tộc
- Giai cấp tư sản dân tộc phát động phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại
hóa (1919), đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất cảng lúa gạo ở
Nam Kỳ của tư bản Pháp. - Dùng báo chí để bênh vực quyền lợi; lập Đảng Lập hiến để đòi tự do dân chủ
để tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng, và gây áp lực với Pháp. - Mục tiêu của giai cấp tư sản dân tộc:
+ Giành vị trí khá hơn về kinh tế. + Đòi các quyền tự do dân chủ. * Các tầng lớp tiểu tư sản trí thức: học sinh, sinh viên, giáo viên, nhà văn, nhà báo,...