Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phong cách chức năng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày trong văn bản nghệ thuật tự sự (khảo sát qua trường hợp truyện ngắn nguyễn huy thiệp)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
------o0o------
PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ SINH
HOẠT HÀNG NGÀY TRONG VĂN BẢN
NGHỆ THUẬT TỰ SỰ
(KHẢO SÁT QUA TRƯỜNG HỢP TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Người hướng dẫn:
PGS.TS. Bùi Trọng Ngoãn
Người thực hiện:
Hoàng Thị Thanh Thúy
(Khóa 2014 – 2018)
Đà Nẵng, tháng 4 – 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi Hoàng Thị Thanh Thúy xin cam đoan:
1. Những nội dung trong luận văn này do tôi nghiên cứu, thực hiện dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Bùi Trọng Ngoãn
2. Mọi tham khảo trong luận văn này đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả,
tên công trình, thời gian, địa điểm công bố.
3. Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung khoa học trong công trình này.
Đà Nẵng, ngày 25 tháng 4 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Thanh Thúy
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS. TS Bùi Trọng Ngoãn,
cán bộ giảng dạy Khoa Ngữ Văn, Trường Đại Học Sư Phạm – Đại Học Đà Nẵng
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành
khóa luận.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa, các thầy, cô giáo khoa Ngữ
Văn, gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ đang công tác tại thư viện trường Đại
Học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng đã cung cấp, giúp đỡ tôi trong quá trình tìm
kiếm tư liệu để bổ ích nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu và hoàn thành khóa luận
này.
Do trình độ, kinh nghiệm nghiên cứu và thời gian có hạn nên mặc dù chúng
tôi đã có nhiều cố gắng, khóa luận vẫn khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn
để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Đà Nẵng, ngày 25 tháng 4 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Thanh Thúy
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
1. PC: Phong cách
2. PCCNNN: Phong cách chức năng ngôn ngữ
3. PCCNNNSHHN: Phong cách chức năng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày
4. VD: ví dụ
5. đd: đã dẫn
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................................2
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................................................3
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI.............................................................................................4
PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................7
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................................7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................................8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................10
3.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................................................10
3.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................................10
4. Mục đích nghiên cứu...................................................................................................................10
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................11
6. Bố cục ................................................................................................................................................11
NỘI DUNG.............................................................................................................................................12
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI...............................................12
1.1. Các đặc trưng của phong cách chức năng ngôn ngữ nghệ thuật.................................................12
1.1.1. Tính hình tượng ....................................................................................................................12
1.1.2. Tính thẩm mỹ........................................................................................................................12
1.1.3. Tính cá thể.............................................................................................................................13
1.1.4. Tính tổng hợp........................................................................................................................13
1.2. Phong cách chức năng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày ........................................................14
1.2.1. Khái niệm phong cách chức năng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày .................................14
1.2.2. Các đặc trưng của PCCNNNSHHN..................................................................................16
1.2.3. Đặc điểm ngôn ngữ của PCCNNNSHHN .........................................................................18
1.3. Giới thiệu về Nguyễn Huy Thiệp và tập truyện ngắn “Mưa Nhã Nam”............................19
1.3.1. Tổng quan về nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.........................................................................19
1.3.2. Giới thiệu về tập truyện ngắn “Mưa Nhã Nam”................................................................21
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ SINH
HOẠT HÀNG NGÀY TRONG VĂN BẢN NGHỆ THUẬT MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN TRONG TẬP
MƯA NHÃ NAM...................................................................................................................................24
2.1. Đặc điểm ngữ âm..............................................................................................................................24
2.2. Đặc điểm từ vựng .............................................................................................................................25
2.2.1. Sử dụng các lớp từ ngữ giàu hình ảnh, giàu sắc thái biểu cảm........................................................25
2.2.2. Sử dụng thán từ, tình thái từ, ngữ khí từ.................................................................................37
2.2.3. Sử dụng thành ngữ, quán ngữ...................................................................................................41
2.2.4 Từ thông tục, từ địa phương, tiếng lóng....................................................................................45
2.2.5. Từ dùng theo nghĩa khẩu ngữ...................................................................................................56
2.3. Đặc điểm ngữ pháp .......................................................................................................................61
2.3.1. Yếu tố tỉnh lược trong hội thoại................................................................................................62
2.3.2. Yếu tố dư, sự nhấn mạnh nội dung giao tiếp ...........................................................................65
2.3.3. Hiện tượng vi phạm logic khách quan......................................................................................67
2.3.4. Sử dụng các phương tiện tình thái ở đầu câu ..........................................................................68
2.4. Đặc điểm diễn đạt....................................................................................................................70
2.4.1. Thường có hiện tượng nói láy............................................................................................70
2.4.2. Ưa dùng cách nói ví von, giàu hình ảnh............................................................................71
2.4.3. Lối diễn đạt ẩn dụ, hoán dụ ...............................................................................................72
CHƯƠNG 3: TẦM TÁC ĐỘNG CỦA PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ SINH
HOẠT HÀNG NGÀY TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN HUY THIỆP............................................75
3.1. Tầm tác động của phong cách chức năng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày đối với thế giới
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp..........................................................................................................75
3.1.1. Một bức tranh hiện thực xù xì, trần trụi như bản thân cuộc sống.................................75
3.1.2. Một bức tranh hiện thực đời sống với tất cả mọi góc cạnh, mọi kiểu tính cách, mọi loại
người hiển hiện trên trang sách ..........................................................................................................76
3.2. Tầm tác động của phong cách chức năng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày đối với nghệ
thuật cá tính hóa nhân vật...................................................................................................................78
3.2.1. Kiểu người nào cách nói nấy..............................................................................................78
3.2.2. Những chân dung sinh động ..............................................................................................79
3.3. Tầm tác động của ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày đối với ngôn ngữ văn chương Nguyễn
Huy Thiệp .............................................................................................................................................80
3.3.1. Ngôn ngữ người kể chuyện chân thực, sống động như là lời tâm tình, như chuyện kể
thường nhật giữa những người thân thiết..........................................................................................80
3.3.2. Một thứ ngôn ngữ mang hơi thở của đời sống hiện đại...................................................82
3.3.3. Một phong cách ngôn ngữ sắc nhọn, tỉnh táo như là người ngoài cuộc nhưng lại là sự
nhập cuộc ............................................................................................................................................. 83
PHẦN KẾT LUẬN...............................................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................................87
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cuộc sống luôn muôn màu muôn trạng, chính vì thế, hiện thực cuộc sống
cũng luôn có nhiều những nỗi niềm, những tâm trạng, những góc nhìn khác nhau.
Qua lăng kính đa chiều của cuộc sống, hiện thực hiện lên ở nhiều khía cạnh, nhiều
lát cắt riêng biệt, đó có thể những mẩu chuyện bình dị thường nhật, cũng có thể
là những vấn đề nóng tồn tại trong xã hội. Ta thấy rằng, mỗi con người đều là một
vai giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày, cũng chính là thực thể truyền đạt thông
tin từ cá thể này sang cá thể khác thông qua ngôn ngữ. Dưới ngòi bút của người
viết, hiện thực là một mảnh đất màu mỡ, được vun xới, bồi đắp mỗi ngày, là đề
tài để các nhà văn khai thác một cách chân thực từ chất liệu cuộc sống, khiến cho
văn học và con người gần gũi và sinh động hơn. Trong đó, ngôn ngữ sinh hoạt
hàng ngày được sử dụng nhiều trong các tác phẩm văn học, mang lại những cảm
giác thân thuộc đối với bạn đọc.
Phong cách chức năng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày (phong cách khẩu
ngữ hay phong cách hội thoại) được các nhà văn thể hiện trong tác phẩm của mình
qua những lời ăn, tiếng nói hàng ngày của các nhân vật trong truyện. Phong cách
ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày miêu tả chân thực bức tranh đời sống, mang đậm
màu sắc hiện thực, cũng chính là nét đẹp bình dị, giàu bản sắc dân tộc của ngôn
ngữ Tiếng Việt. Chính vì vậy, việc vận dụng Phong cách chức năng ngôn ngữ
sinh hoạt hàng ngày đã thổi hồn vào các tác phẩm văn học, góp phần tạo nên thành
công cũng như thể hiện được dụng ý nghệ thuật của tác giả.
Văn học Việt Nam sau năm 1975 là giai đoạn tạo nên diện mạo mới cho tiến
trình văn học Việt Nam hiện đại. Đây là giai đoạn văn học có những chuyển biến
rõ rệt cả về nội dung và hình thức. Nguyễn Huy Thiệp là một trong những nhà
văn hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam trong thời kì này. Ông khẳng định
được vị thế của mình trên văn đàn nước nhà bằng nhiều tác phẩm truyện ngắn nổi
tiếng đã gây được những hiệu ứng mạnh mẽ cho độc giả, với những lối viết sắc
sảo, tinh tế. Đặc biệt là sự chuyển đổi tư duy nghệ thuật, phong cách sáng tác và
lối viết phong phú, mới mẻ với những góc nhìn đa chiều, đã được Nguyễn Huy
Thiệp đào sâu, bóc tách từng ngóc ngách vào những khía cạnh của cuộc sống đời
thực để đưa vào những trang viết của ông. “Mưa Nhã Nam” là một tập truyện viết
về hiện thực mà nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã dày công xây dựng. Ngôn ngữ
sinh hoạt hàng ngày trong “Mưa Nhã Nam” là một phần linh hồn của tập truyện,
thể hiện được cá tính sáng tạo và quan niệm văn chương của nhà văn một cách
đặc sắc, tinh tế; cũng như khơi nguồn những giá trị đích thực của cuộc sống, của
cuộc đời thông qua những truyện ngắn có trong tập truyện một cách chân thực và
sâu cay.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Phong cách chức
năng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày trong văn bản nghệ thuật tự sự khảo sát qua
trường hợp truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” để làm đề tài cho khóa luận tốt
nghiệp đại học với hi vọng góp thêm một góc nhìn mới về tác phẩm cũng như tác
giả.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật đã được đề cập chi tiết trong các công trình
phong cách học. Trong đó, một trong những đặc điểm có tính đặc thù là tính tổng
hợp. Nghĩa là, Phong cách chức năng ngôn ngữ nghệ thuật dung nạp, bao chứa tất
cả các phong cách ngôn ngữ khác, trong đó có ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày.
Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện như một hiện tượng độc đáo trên văn đàn Văn
học Việt Nam thời kì đổi mới với phong cách văn chương mới lạ. Sự đặc sắc đó
toát ra từ cả nội dung lẫn nghệ thuật trong các tác phẩm của ông. Cho đến thời
điểm hiện tại, số lượng các bài viết, các công trình nghiên cứu phê bình và giới
thiệu về Nguyễn Huy Thiệp cũng như những truyện ngắn của ông đã có một số
lượng đáng kể.
Theo thống kê của Nguyễn Hải Hà và Nguyễn Thị Bình thì từ khoảng giữa
năm 1987 đến giữa năm 1989 có hơn 70 bài viết về sáng tác của Nguyễn Huy
Thiệp. Năm 2001, Phạm Xuân Nguyên đã tập hợp các bài viết tiêu biểu về Nguyễn
Huy Thiệp thành cuốn Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp gồm 54 bài với rất nhiều tên tuổi