Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học khi dạy các kiến thức về
PREMIUM
Số trang
140
Kích thước
3.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
803

Phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học khi dạy các kiến thức về

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG HỮU QUÝ

PHỐI HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

KHI DẠY CÁC KIẾN THỨC VỀ "HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ"

(VẬT LÍ 12 NÂNG CAO) THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH

TÍCH CỰC, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN, NĂM 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG HỮU QUÝ

PHỐI HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

KHI DẠY CÁC KIẾN THỨC VỀ "HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ"

(VẬT LÍ 12 NÂNG CAO) THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH

TÍCH CỰC, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH

Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học môn Vật lí

Mã số: 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Văn Khải

THÁI NGUYÊN, NĂM 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn2

i

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn Văn Khải đã

trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình thực hiện bản luận

văn này.

Tác giả xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô phản biện đã đọc và cho

những nhận xét quý báu đối với bản luận văn này.

Tác giả xin chân thành cảm ơn trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái

Nguyên, Khoa sau đại học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và Khoa Vật lý

trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả hoàn

thành luận văn này.

Tác giả chân thành cảm ơn các trường THPT Lương Ngọc Quyến, THPT

Lương Phú của tỉnh Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả thực

nghiệm sư phạm và hoàn thành luận văn.

Tác giả xin tỏ lòng biết ơn tới sự tận tình của các Thầy, Cô cộng tác thực

nghiệm sư phạm, các anh chị em đồng nghiệp, Tổ Vật lí trường THPT Lương

Ngọc Quyến và những người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ và tạo

mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành luận văn này.

Luận văn này được hoàn thành tại khoa sau đại học Trường Đại Học Sư

Phạm Thái Nguyên.

Tác giả luận văn

Hoàng Hữu Quý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn3

ii

MỤC LỤC Trang

Trang phụ bìa

Lời cám ơn i

Mục lục ii

Các danh mục kí hiệu, các chữ viết tắt vii

MỞ ĐẦU 1

I. Lí do chọn đề tài 1

II. Mục đích nghiên cứu 2

III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

IV. Nhiệm vụ nghiên cứu 2

V. Giả thuyết khoa học 3

VI. Phương pháp nghiên cứu 3

VII. Đóng góp của đề tài 4

VIII. Cấu trúc luận văn: 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHỐI

HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC ĐỂ

PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH.

5

1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 5

1.1.1. Những vấn đề đổi mới giáo dục phổ thông. 5

1.1.2. Xu thế đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT hiện nay. 6

1.1.2.1. Lý do phải đổi mới phương pháp dạy học: 6

1.1.2.2. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay: 6

1.1.3. Các nghiên cứu về phối hợp các phương pháp và phương tiên dạy học. 8

1.2. Hoạt động nhận thức và vấn đề tích cực hoá hoạt động nhận thức 10

1.2.1. Hoạt động nhận thức 10

1.2.2. Tích cực hoá hoạt động nhận thức và biểu hiện của tính tích cực

nhận thức.

12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn4

iii

1.2.2.1. Khái niệm 12

1.2.2.2. Phân loại tính tích cực hoạt động nhận thức 12

1.2.3. Tính tích cực với vấn đề chất lượng học tập 13

1.2.4. Các biện pháp phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của

học sinh

14

1.3. Năng lực sáng tạo và vấn đề phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh. 15

1.3.1. Khái niệm năng lực sáng tạo. 15

1.3.2. Năng lực sáng tạo là gì? 16

1.3.3. Những biểu hiện của năng lực sáng tạo. 18

1.3.3.1. Các tiêu chí sáng tạo 18

1.3.3.2. Chủ thể sáng tạo 19

1.3.3.3. Những phẩm chất của một người nghĩ sáng tạo 20

1.3.4. Các biện pháp phát huy năng lực sáng tạo của học sinh. 21

1.3.4.1. Tổ chức hoạt động sáng tạo gắn liền với quá trình xây dựng

kiến thức : 21

1.3.4.2. Luyện tập phỏng đoán, dự đoán, xây dựng giả thuyết. 22

1.3.4.3. Luyện tập đề xuất phương án kiểm tra dự đoán. 22

1.3.4.4. Giải các bài tập sáng tạo. 23

1.4. Phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học để phát huy

tính tích cực, sáng tạo của học sinh.

23

1.4.1. Phương pháp dạy học. 23

1.4.1.1. Khái niệm phương pháp dạy học 23

1.4.1.2. Các PPDH Vật lí được vận dụng ở các nhà trường phổ thông 24

1.4.2. Các phương pháp dạy học tích cực. 26

1.4.2.1. Phương pháp dạy học tích cực 26

1.4.2.2. Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực 27

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn5

iv

1.4.2.3. Các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo

của học sinh.

29

1.4.3. Các phương tiện dạy học hiện nay. 35

1.4.3.1 Phương tiện dạy học 35

1.4.4. Phối hợp phương pháp và phương tiện dạy học phát huy tính tích

cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí.

37

1.4.4.1. Một số nguyên tắc lựa chọn và phối hợp các PP&PT dạy học. 38

1.4.4.2. Quy trình xây dựng tiến trình dạy học theo hướng phôi hợp

các PP&PTDH.

39

1.5. Khảo sát thực trạng vận dụng các phương pháp và phương tiện

dạy học trong các trường THPT khi dạy một số kiến thức về ‘’Hạt

nhân nguyên tử’.

40

1.5.1. Mục đích khảo sát: 40

1.5.2. Phương pháp tìm hiểu thực tế dạy và học 41

1.5.3. Các kết quả khảo sát thực tế

KẾT LUẬN CHƯƠNG I 46

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN

THỨC VỀ “HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ - VẬT LÝ 12 NÂNG CAO” 48

2.1. Khái quát về kiến thức phần “Hạt nhân nguyên tử 48

2.1.1. Cấu trúc chương “Hạt nhân nguyên tử 48

2.1.3. Kiến thức, kĩ năng, và thái độ cần đạt được khi học phần “Hạt

nhân nguyên tử - VL 12 nâng cao”.

50

2.1.2.1. Về kiến thức. 50

2.1.2.2. Về kỹ năng. 51

2.1.2.3. Về thái độ tình cảm. 52

2.2. Xây dựng tiến trình dạy học một số kiến thức “Hạt nhân nguyên

tử - VL 12 nâng cao”. 52

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn6

v

2.2.1. Định hướng chung của xây dựng tiến trình dạy học một số

bài cụ thể theo hướng nghiên cứu của đề tài 52

2.2.2. Xây dựng tiến trình dạy học một số bài trong phần “Hạt nhân

nguyên tử - VL12 nâng cao

55

2.2.2.1. Xây dưng tiến trình dạy học bài 53. Phóng xạ 55

2.2.2.2. Xây dựng tiến trình dạy học bài 54 Phản ứng hạt nhân 73

2.2.2.3. Xây dựng tiến trình bài 56 Phản ứng phân hạch 85

KẾT LUẬN CHƯƠNG II 95

CHƯƠNG III THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 99

3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 99

3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 99

3.3. Đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm. 99

3.3.1. Đối tượng của thực nghiệm sư phạm 99

3.3.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 100

3.4. Ước lượng các đại lượng đặc trưng cho TNSP 101

3.4.1. Về mặt định tính 101

3.4.2. Về mặt định lượng 101

3.4.3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra đánh giá các bài thực nghiệm 102

3.5. Cách đánh giá, xếp loại 103

3.6. Tiến hành thực nghiệm sư phạm 104

3.7. Kết quả và xử lí kết quả TNSP 104

3.7.1. Các kết quả về mặt định tính của việc phát huy tính tích cực,

sáng tạo của học sinh

104

3.7.2. Kết quả định lượng 106

3.7.2.1. Kết quả bài kiểm tra lần 1 (Sau giờ học: Phóng xạ) 108

3.7.2.2. Kết quả bài kiểm tra lần 2 (Sau giờ học: Phản ứng hạt nhân) 105

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn7

vi

3.7.2.3. Kết quả bài kiểm tra lần 3 (Sau giờ học: Phản ứng phân hạch) 111

3.8. Đánh giá chung về thực nghiệm sư phạm 115

KẾT LUẬN CHƯƠNG III 116

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 117

TÀI LIỆU THAM KHẢO 119

Phụ lục 1: PHIẾU TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI GIÁO VIÊN VẬT LÍ 123

Phụ lục 2: PHIẾU TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI GIÁO VIÊN VẬT LÍ 125

Phụ lục 3: PHIẾU PHỎNG VẤN HỌC SINH 127

Phụ lục 4. BÀI KIỂM TRA THỰC NGHIỆM SỐ 1 129

Phụ lục 5 BÀI KIỂM TRA THỰC NGHIỆM SỐ 2 130

Phụ lục 6 BÀI KIỂM TRA THỰC NGHIỆM SỐ 3. 131

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn8

vii

CÁC DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BT Bài tập

CNGD Công nghệ giáo dục

CNTT Công nghệ thông tin

DH Dạy học

ĐC Đối chứng

GD&ĐT Giáo dục và đào tạo

GQVĐ Giải quyết vấn đề

GV Giáo viên

HS Học sinh

KT Kiểm tra

NC Nâng cao

PP Phương pháp

PPDH Phương pháp dạy học

PP&PTDH Phương pháp và phương tiện dạy học

PTDH Phương tiện dạy học

QN Quan niệm

SBT Sách bài tập

SGK Sách giáo khoa

STK Sách tham khảo

THPT Trung học phổ thông

TN Thực nghiệm

TNSP Thực nghiệm sư pham

VD Ví dụ

VL Vật lí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn9

1

MỞ ĐẦU

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Chúng ta đang sống trong thời đại mà cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật

và công nghệ đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, nó tạo ra cơ sở mới cho sự phát

triển của xã hội, nâng cao đời sống con người. Để đáp ứng kịp thời sự phát triển

khoa học công nghê, để hoà nhập đựợc với nền kinh tế tri thức thì sự nghiệp giáo

dục cũng phải đổi mới nhằm tạo ra những con người mới không những nắm

vững kiến thức phổ thông cơ bản mà còn phải năng động, giàu tính sáng tạo,

độc lập chủ động. Như vậy việc nghiên cứu các phương pháp giáo dục nhằm

phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh để nâng cao chất lượng dạy học là

vấn đề cấp thiết đối với mọi giáo viên. Nó đang trở thành một xu hướng ở các

trường phổ thông hiện nay.

Trong quá trình dạy học nói chung và dạy học vật lý nói riêng thì phương

pháp dạy học đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần hình thành kiến thức mới,

là rõ các sự vật, hiện tượng vật lý, làm tăng thêm hứng thú cho hoạt động nhận

thức của học sinh. Hiện nay có rất nhiều các phương pháp dạy học phát huy tính

tích cực sáng tạo của học sinh và các phương tiện hỗ trợ dạy học. Nếu biết cách

vận dụng một cách phù hợp vào từng bài dạy, từng đối tượng học sinh ở từng địa

phương thì sẽ thúc đẩy hoạt động nhận thức của học sinh một cách tích cực.

Vật lý là một môn học mang tính chất đặc thù, nhiều kiến thức được tìm ra

bằng thực nghiệm. Do đó trong dạy học vật lý, việc áp dụng các phương pháp

dạy học thực nghiệm, phương pháp mô hình gắn liền với thực tiễn cuộc sống

hàng ngày là nhiệm vụ quan trọng. Tuy nhiên trong nhiều phần vật lý phổ thông

các thiết bị thí nghiệm còn thiếu, không đồng bộ, khó chế tạo nên việc áp dụng

phương pháp thực nghiệm và mô hình gặp nhiều khó khăn, nhiều hiện tượng khó

có thể quan sát bằng mắt thường. Nhất là một số kiến thức không thể làm thí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn10

2

nghiệm trong điều kiện thực tế để chứng minh, kiểm chứng. Với những phần này

giáo viên thường dạy theo các phương pháp truyền thống nên học sinh khó hiểu,

khó phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.

Qua tìm hiểu thực tế giảng dạy kiến thức về “Hạt nhân nguyên tư –VL 12

nâng cao” ở trường phổ thông, tôi nhận thấy đây là một phân có vai trò quan

trong trong chương trình vật lý lớp 12 nói riêng và chương trình vật lý phổ

thông nói chung. Phần Vật lý hạt nhân nguyên tử là phần mà học sinh mới lần

đầu tiên tiếp xúc, và nó chứa đựng nhiều kiến thức cơ sở giúp cho việc nghiên

cứu chuyên ngành sâu hơn về sau. Nhưng kiến thức về vật lý hạt nhân thì trìu

tượng, các hiện tượng không thể quan sát bằng mắt thường làm thí nghiệm trong

điều kiện thực tế khi giảng dạy.

Để khắc phục những khó khăn trên khi giảng dạy phần vật lý hạt nhân

nguyên tử tôi chọn đề tài: Phối hợp các phương pháp và phương tiên dạy học khi

dạy các kiến thức về “Hạt nhân nguyên tử” (vật lý 12 nâng cao) theo hướng phát

huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh làm đề tài nghiên cứu.

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn vận dụng các phương pháp dạy

học, tìm kiếm phương án phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học theo

hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh khi dạy các kiến thức về

“Hạt nhân nguyên tử” (vật lý lớp 12 nâng cao).

III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1. Khách thể: Hoạt động dạy và học vật lý ở trường THPT

2. Đối tượng nghiên cứu: Quá trình dạy học một số kiến thức phần “Hạt

nhân nguyên tử” ở trường THPT.

IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu lý luận về hoạt động nhận thức của học sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn11

3

- Nghiên cứu lý luận về các hình thức phương pháp dạy học tích cực và

phương tiện dạy học.

- Nghiên cứu thực tiễn việc vận dụng các phương pháp dạy học vật lý ở

trường THPT. Việc sử dụng, Phối hợp các phương pháp và phương tiên dạy học

có khả năng nâng cao tính tích cực sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học.

- Nghiên cứu giải pháp phối hợp phương pháp dạy và phương tiện dạy học

khi dạy các kiến thức về hạt nhân nguyên tử chương trình vật lý 12 nâng cao

theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh.

- Khảo sát thực trạng dạy học vật lý ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên. Tìm hiểu nhừng khó khăn của giáo viên và học sinh, nguyên nhân

dẫn đến những khó khăn để tìm cách khắc phục.

- Thiết kế một số tiến trình dạy học chương “ Vật lý hạt nhân” theo hướng

lựa chọn phối hợp các phương pháp dạy học và phương tiện phát huy tính tích

cực, sáng tạo của học sinh.

- Thực nghiệm sư phạm nhằm xác định mức độ phù hợp, đánh giá tính khả

thi và hiệu quả của đề tài.

V. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Nếu lựa chọn và phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học một

cách hợp lý, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh thì sẽ phát huy tính tích

cực, sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học

các kiến thức về “Vật lý hạt nhân nguyên tử”

VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu lý luận về hoạt động nhận thức

- Điều tra thực tế, tổng kết kinh nghiệm.

- Thực nghiệm sư phạm:

+ Thiết kế giáo án, trao đổi với giáo viên dạy thực nghiệm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn12

4

+ Tiến hành dạy thực nghiệm( so sánh các lớp thực nghiệm và các lớp

đối chứng)

+ Đánh giá hiệu quả sư phạm của việc dạy - học theo hướng đã nghiên cứu.

VII. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

1. Góp phần cụ thể hoá lý luận vào thực tiễn việc kết hợp các phương pháp

dạy học tích cực trong dạy học vật lý nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của

học sinh.

2. Đề xuất các biện pháp phối hợp phương pháp và phương tiện dạy học

vật lý.

3. Lập sơ đồ biểu đạt tiến trình dạy học một số kiến thức về “ Hạt nhân

nguyên tử” ( vật lý 12 nâng cao) phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.

4. Bổ sung tài liệu tham khảo cho giáo viên vật lý THPT, sinh viên các

trường đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm về tiến trình dạy học một số kiến

thức “ Hạt nhân nguyên tử” theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học

sinh. Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học môn

vật lý ở trường THPT.

VIII. CẤU TRÚC LUẬN VĂN:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn

gồm ba chương:

Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phối hợp các phương pháp và

phương tiện dạy học để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh.

Chương II: Xây dựng tiến trình dạy học một số kiến thức về “ Hạt nhân

nguyên tử” chương trình vật lý 12 nâng cao.

Chương III: Thực nghiệm sư phạm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn13

5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHỐI HỢP

CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC ĐỂ PHÁT HUY

TÍNH TÍCH CỰC, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH.

1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Những vấn đề đổi mới giáo dục phổ thông.

Định hướng đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) đã được khẳng định

trong nghị quyết TW 4 khoá VII, nghị quyết TW 2 khoá VIII và được pháp chế

hoá trong Luật giáo dục . Nghị quyết TW 2 khoá VIII nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ

phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện

nếp tư duy, sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên

tiến và phương tiện hiện đại vào trong quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và

thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.” Điều 24.2 Luật giáo dục quy định:

“ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ

động của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng

phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác

động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”.[26, 29]

Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 (Ban hành kèm theo quyết

định số 201/2001/QĐ – TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính

phủ), ở mục 5.2 ghi rõ: “Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục. Chuyển

từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người

học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương

pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích,

tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính

tự chủ của học sinh trong quá trình học tập …”.

Như vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT được diễn ra

theo bốn hướng chủ yếu:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn14

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!