Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phó từ chỉ kết quả và chỉ hướng trong ca từ trịnh công sơn.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
Phó từ chỉ kết quả và chỉ hướng trong ca
từ Trịnh Công Sơn
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đã mười năm rồi Trịnh Công Sơn về với cõi thiên thu nhưng những
nhạc phẩm của ông vẫn còn làm ngơ ngẩn bao tâm hồn người yêu nhạc. Mỗi
giai điệu ngân lên lại đánh thức đến từng vi mạch cảm xúc trong tâm hồn
con người. Tạm lánh xa với guồng quay hối hả của cuộc sống để được đằm
mình trong những ca từ du dương của nhạc Trịnh, tâm hồn ta sẽ thảnh thơi
hơn. Nhạc sĩ tài hoa lãng tử ấy dường như đã gói hết tâm tư tình cảm, niềm
khát khao sống vào trong từng sáng tác của mình để rồi thai nghén ra hàng
trăm những nhạc phẩm có sức cuốn đến diệu kì. Người ta yêu nhạc Trịnh,
say nhạc Trịnh, những lời ca ấy còn bay đến cả những đất nước xa xôi, để
rồi ở đâu đó trên khắp thế giới này người ta vẫn cất lên những bài ca về cuộc
sống với cả những ngọt ngào và những đắng cay.
Ca từ Trịnh Công Sơn đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận, là mảnh
đất màu mỡ để nhiều người tìm tòi khám phá những cái hay, cái độc đáo.
3
Đặc biệt từ khi Trịnh về với “cõi nhớ”, càng có nhiều đề tài nghiên cứu về
âm nhạc của ông. Phải chăng đó cũng là một cách để người đời bày tỏ niềm
tri ân sâu sắc đối với một nghệ sĩ lừng danh như Trịnh Công Sơn? Người ta
nghiên cứu về nhạc phẩm của Trịnh ở rất nhiều mảng màu, từ nhiều góc độ.
Ngôn ngữ nhạc Trịnh cũng là một mảng đề tài mà nhiều người kỳ
công khám phá trong những năm gần đây. Đi vào tìm hiểu nhạc Trịnh về
phương diện ngôn ngữ cũng là một điều thú vị, hấp dẫn bởi Trịnh Công Sơn
được coi là người thi ca, ngôn từ trong nhạc Trịnh rất nhiều điểm độc đáo.
Chọn đề tài Phó từ chỉ kết quả và chỉ hướng trong ca từ Trịnh Công Sơn,
chúng tôi mong muốn có cái nhìn sâu hơn về nhạc Trịnh ở một phương diện
của ngôn ngữ. Đó là lí do để chúng tôi chọn đề tài này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Về phó từ chỉ kết quả và chỉ hướng trong tiếng Việt
Vấn đề từ loại tiếng Việt là một trong những vấn đề đã gây ra không ít
những tranh luận trong giới nghiên cứu ngôn ngữ. Mặc dầu hầu hết các
nhà ngôn ngữ học đều thống nhất phân chia từ loại tiếng Việt ra làm hai lớp
từ loại cơ bản là thực từ và hư từ nhưng họ đã đưa ra một danh sách các từ
loại và tiểu loại từ khác nhau. Sự khác biệt trong quan điểm của các tác giả
thể hiện chủ yếu ở nhóm từ loại hư từ. Về phó từ, nhiều nhà nghiên cứu đã
tìm hiểu, phân loại theo những cách khác nhau và đưa ra nhiều tiểu nhóm
khác nhau.
Đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này. Giáo sư Diệp Quang
Ban trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt đã để phó từ nằm trong phụ từ, trong đó
ông đã đề cập đến hai tiểu nhóm: phó từ chỉ kết quả: mất, được, ra, đi,... và
phó từ chỉ hướng diễn biến của tính chất nêu ở tính từ: ra, lên, đi, lại,...
4
Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, tác giả Đỗ Thị Kim Liên xếp phó từ
nằm trong phụ từ và bà cũng chia nhóm phó từ thành nhiều tiểu nhóm trong
đó có phó từ chỉ kết quả và phó từ chỉ hướng. Ở nhóm phó từ chỉ hướng, tác
giả đã chỉ ra các phó từ chỉ hướng của hành động như: ra, vào, lên, xuống,
sang, qua, về, lại, đến, tới, lui,..
Tác giả Nguyễn Chí Hòa trong Ngữ pháp tiếng Việt thực hành cũng
đề cập đến phó từ chỉ kết quả là những từ: thấy, ra, được, mất,...
Về nhóm phó từ chỉ hướng, có nhiều nhà nghiên cứu khác chưa thống
nhất cách gọi như trên. Giáo sư Nguyễn Lai, người nghiên cứu khá sâu về
nhóm từ chỉ hướng vận động, đã chia thành: nhóm từ chỉ hướng vận động ở
vị trí động từ và từ và từ chỉ hướng vận động đứng sau động từ. Trong cuốn
Nhóm từ chỉ hướng vận động trong tiếng Việt tác giả cũng nói rằng “khi
những từ chỉ hướng vận động đứng sau động từ chính, phần lớn các tác giả
coi chúng là từ “hư”, từ “hao mòn”, từ “ngữ pháp”...” [10, tr.12]
Đái Xuân Ninh trong cuốn Hoạt động của từ tiếng Việt gọi những từ
chỉ hướng đứng sau động từ là “từ chỉ hướng” chứ không gọi là phó từ chỉ
hướng.
Tác giả Đinh Văn Đức trong Ngữ pháp tiếng Việt - từ loại cũng
không gọi là phó từ chỉ hướng mà gọi những từ này là từ phụ chỉ hướng của
động từ (làm thành tố phụ cho trung tâm động ngữ).
Trong cuốn Động từ tiếng Việt, Nguyễn Kim Thản cho rằng những từ
chỉ hướng đứng sau động từ thuộc vào nhóm “hư từ của động từ”, Nguyễn
Kim Thản gọi những từ đó là “phó động từ phương hướng”.
Phan Thị Minh Thúy trong tạp chí Ngôn ngữ và đời sống (số 6 (80) –
2002) có bài viết Cách diễn đạt thể “kết quả” trong tiếng Việt. Trong bài
5
viết này, khi tìm hiểu sâu về những từ chỉ kết quả, tác giả không gọi là phó
từ chỉ kết quả mà gọi là vị từ tình thái. Bài viết đã miêu tả cụ thể từng từ chỉ
kết quả.
Trong tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 1+2 (75+76) - 2002, với bài
viết “Thử giải nghĩa hai từ ra và đi (trong các tổ hợp kiểu “đẹp ra/ xấu đi”)”,
Nguyễn Đức Phương đã tìm hiểu về ngữ nghĩa của nhóm từ này; bên cạnh
nghĩa chung chỉ hướng di chuyển của động từ mỗi từ còn có thêm một nghĩa
cụ thể.
Những phó từ chỉ kết quả, phó từ chỉ hướng tuy đã được nhiều nhà
nghiên cứu đề cập đến nhưng chưa thống nhất cách gọi như trên. Tuy nhiên,
để thực hiện đề tài này, chúng tôi theo quan niệm của các tác giả Diệp
Quang Ban, Đỗ Thị Kim Liên, tìm hiểu về phó từ chỉ kết quả và phó từ chỉ
hướng. Trên cơ sở cách phân chia của các tác giả này, chúng tôi chia thành
nhóm phó từ chỉ kết quả: được, mất, ra, đi, nổi, thấy và phó từ chỉ hướng
(bao gồm cả hướng vận động và hướng diễn biến): ra, vào, lên, xuống,
sang, qua, về, lại, đến, tới, lui, đi, theo.
Chúng tôi sẽ khảo sát và nghiên cứu về giá trị ngữ nghĩa của hai tiểu
nhóm phó từ này trong những sáng tác của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
2.2. Về âm nhạc Trịnh Công Sơn
Là một nhạc sĩ lừng danh tên tuổi đã in dấu trên nhiều miền đất nước
nên khi qua đời Trịnh Công Sơn đã để lại niềm tiếc thương vô hạn cho hàng
triệu người yêu âm nhạc. Và rồi những bài viết, những công trình nghiên cứu
về nhạc Trịnh cứ liên tục ra đời.
Có thể kể đến Trịnh Công Sơn ánh nến và bạn bè, Nhiều tác giả,
NXB Hội Nhà văn (2011). Cuốn sách là tập hợp những bài viết của bạn bè,
6
của những người yêu mến ông, là những lời tri âm tri kỉ, những ghi chép để
tưởng nhớ về một con người đã để lại cho đời những trang thơ, dòng nhạc
đầy ý nghĩa...
Tác giả Bửu Ý trong cuốn Tâm tình với Trịnh Công Sơn, NXB Văn
học (2010) cũng ghi lại những dòng cảm xúc rất chân thành: “Tôi ý thức
mình viết bao nhiêu cũng không đủ không nói hết, không đúng hẳn, chỉ
mong sao đây là chút “Tâm tình với Trinh Công Sơn” tập hợp lại và đưa ra
đây chia sẻ với người đọc đồng cảm”. [ 19, tr.5]
Cuốn Trịnh Công Sơn vết chân dã tràng của Ban Mai, NXB Lao động
– Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây (2008) là cuốn sách giới thiệu về
cuộc đời của nhạc sĩ họ Trịnh, các ca khúc của ông và một số hình ảnh, thủ
bút Trịnh Công Sơn.
Riêng về mảng ngôn ngữ nghệ thuật của nhạc Trịnh cũng có nhiều
công trình đề cập đến. Trịnh Công Sơn ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ
thuật, NXB Văn hóa Sài Gòn (2008) của Bùi Vĩnh Phúc là cuốn sách viết về
những nghệ thuật đặc sắc cũng như việc sử dụng ngôn ngữ tài tình của người
thi ca này. Ngoài ra còn có những luận văn nghiên cứu về ngôn ngữ nhạc
Trịnh như: Từ láy trong ca từ Trịnh Công Sơn của Nguyễn Thị Thiên (Đại
học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng)...
Cũng có nhiều bài viết về ngôn ngữ nhạc Trịnh trong các tạp chí ngôn
ngữ như: Tạp chí Ngôn ngữ và văn hóa số 12 (98) – 2003 có bài viết “Tính
dung hợp triết lí trong ngôn ngữ ca từ Trịnh Công Sơn” của Lí Thị Tuyết
Hạnh, Ngữ học trẻ 2007 có “Lời, từ trong nhạc Trịnh Công Sơn” của Huỳnh
Công Tín.