Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
103
Kích thước
3.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
870

Phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy trong thanh niên, từ thực tiễn tỉnh Nghệ An

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ

PHÒNG, CHỐNG MA TÚY TRONG THANH

NIÊN, TỪ THỰC TIỄN TẠI TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành Chính

Mã số: 8380102

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Tất Dũng

Học viên: Đặng Bá Cường

Lớp: Cao học Luật Hiến pháp và Luật Hành Chính, khóa 30

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2022

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài “Phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy trong Thanh

niên, từ thực tiễn tại tỉnh Nghệ An” là công trình do tác giả tìm hiểu, nghiên cứu,

phân tích, đánh giá dưới sự hướng dẫn khoa học tận tâm của TS. Đặng Tất Dũng. Tác

giả cam kết rằng nội dung của công trình không sao chép bất kì tài liệu nào, tất cả các

nội dung là kết quả nghiên cứu của các công trình khác đều được tác giả giữ nguyên

ý tưởng và trích dẫn đầy đủ theo quy định.

Tác giả chịu trách nhiệm về tính trung thực của đề tài.

TÁC GIẢ

Đặng Bá Cường

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

PBGDPL : Phổ biến giáo dục pháp luật

Hội đồng PHCTPBGDPL : Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật

HĐND : Hội đồng nhân dân

UBND : Ủy ban nhân dân

DANH MỤC BẢNG

Bảng số 1: Dân số thanh niên so với dân số cả nước tính từ năm 2018 đến năm

2021.......................................................................................................................... 10

Bảng số 2: Số lượng loại hình tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông

đại chúng của tỉnh Nghệ An liên quan đến chủ đề phòng chống ma túy cho thanh niên

tỉnh, giai đoạn 2016 – 2020...................................................................................... 36

Bảng số 3: Số lượng các loại hình tuyên truyền trực quan về pháp luật phòng,

chống ma túy cho thanh niên tại tỉnh Nghệ An........................................................ 37

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ số 1: Số lượng thanh niên Nghệ An qua các năm ............................. 30

Biểu đồ số 2: Nguồn cung cấp chính sách, pháp luật về phòng, chống ma túy

cho thanh niên tỉnh Nghệ An ................................................................................... 46

Biểu đồ số 3: Ý kiến của thanh niên tỉnh Nghệ An về nội dung tuyên truyền,

phổ biến, giáo dục về pháp luật phòng, chống ma túy............................................. 47

Biểu đồ số 4: Ý kiến của thanh niên về tác hại của ma túy thông qua các hình

thức phổ biến, giáo dục đã được tiếp cận................................................................. 47

Biểu đồ số 5: Nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được thanh

niên tỉnh Nghệ An quan tâm .................................................................................... 48

Biểu đồ số 6: Mức độ dễ tiếp thu của các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật

về phòng, chống ma túy cho thanh niên tỉnh Nghệ An............................................ 48

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1

CHƯƠNG I:................................................................................................................8

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ

PHÒNG CHỐNG MA TÚY CHO THANH NIÊN....................................................8

1.1. Một số vấn đề về lý luận liên quan đến phổ biến, giáo dục pháp luật phòng

chống ma túy cho thanh niên ...................................................................................8

1.1.1 Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật....................................................8

1.1.2. Khái niệm về thanh niên và đặc tính lứa tuổi thanh niên .........................9

1.1.3. Khái niệm ma túy ...................................................................................10

1.2. Mục đích, đặc điểm và vai trò của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật

về phòng chống ma túy cho thanh niên.................................................................11

1.2.1. Mục đích.................................................................................................11

1.2.2. Đặc điểm.................................................................................................12

1.2.3. Vai trò.....................................................................................................13

1.3. Các yếu tố cấu thành hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng

chống ma túy cho thanh niên .................................................................................13

1.3.1. Chủ thể....................................................................................................13

1.3.2. Khách thể................................................................................................14

1.4. Hình thức, yêu cầu, và các điều kiện bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo

dục pháp luật phòng chống ma túy cho thanh niên.............................................16

1.4.1. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống ma túy cho thanh

niên............................................................................................................................16

1.4.2. Yêu cầu của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống ma

túy cho thanh niên .....................................................................................................20

1.4.3. Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động phổ biến, giáo dục cho thanh niên

về pháp luật phòng, chống ma túy ............................................................................21

1.5. Ý nghĩa của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật với hoạt động quản

lý nhà nước...............................................................................................................24

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .........................................................................................26

CHƯƠNG II:.............................................................................................................28

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP

LUẬT PHÒNG CHỐNG MA TÚY CHO THANH NIÊN TẠI TỈNH NGHỆ AN.28

2. 1. Điều kiện từ nhiên - xã hội của tỉnh Nghệ An ảnh hưởng đến hoạt động

phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy cho thanh niên. .............28

2.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Nghệ An ảnh hưởng đến hưởng đến hoạt động

phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy cho thanh niên .....................28

2.1.2. Đặc điểm dân cư – xã hội tỉnh Nghệ An ảnh hưởng đến hưởng đến hoạt

động phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy cho thanh niên ..............29

2.2. Thực trạng các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống

ma túy cho thanh niên tại tỉnh Nghệ An ...............................................................31

2.2.1. Thực trạng công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phổ

biến, giáo dục pháp luật phòng chống ma túy nói chung và cho Thanh niên nói riêng

tại tỉnh Nghệ An. .......................................................................................................31

2.2.2. Thực trạng về các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống

ma túy cho thanh niên tại tỉnh Nghệ An. ..................................................................34

2.2.3. Thực trạng về các điều kiện bảo đảm cho hoạt động phổ biến, giáo dục

pháp luật về phòng chống ma túy cho thanh niên tại tỉnh Nghệ An.........................42

2.3. Đánh giá kết quả hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật phòng, chống ma

túy cho thanh niên tại tỉnh Nghệ An .....................................................................45

2.3.1. Ưu điểm hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật phòng, chống ma túy cho

thanh niên tại tỉnh Nghệ An ......................................................................................45

2.3.2. Hạn chế hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật phòng, chống ma túy cho

thanh niên tại tỉnh Nghệ An ......................................................................................49

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động phổ biến giáo dục pháp

luật phòng, chống ma túy cho thanh niên tại tỉnh Nghệ An .....................................53

2.4. Các giải pháp hoàn thiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật phòng

chống ma túy cho thanh niên tại tỉnh Nghệ An....................................................55

2.4.1. Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch

về phổ biến, giáo dục pháp luật phòng chống ma tuý cho thanh niên tỉnh Nghệ An

...................................................................................................................................55

2.4.2. Tăng cường vai trò lãnh đạo và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính

quyền; sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội trong công tác

phổ biến, giáo dục pháp luật phòng chống ma tuý cho thanh niên tỉnh Nghệ An ....57

2.4.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác phổ biến, giáo

dục pháp luật phòng chống ma tuý cho thanh niên...................................................59

2.4.4. Nâng cao nhận thức cho thanh niên về vai trò của pháp luật nói chung, về

phòng chống ma tuý nói riêng trong đời sống xã hội và trong hoạt động của thanh

niên............................................................................................................................60

2.4.5. Đổi mới, hoàn thiện nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật

phòng chống ma tuý cho thanh niên .........................................................................63

2.4.6 Tăng cường kinh phí, cơ sở vật chất và điều kiện bảo đảm triển khai phổ

biến, giáo dục pháp luật phòng chống ma tuý đối với thanh niên tỉnh Nghệ An......65

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ........................................................................................66

KẾT LUẬN CHUNG................................................................................................68

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, tình hình tệ nạn và tội phạm ma túy ở nước ta tiếp tục có

những diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và đời sống của nhân dân.

Nước ta đứng trước nguy cơ trở thành địa bàn trung chuyển ma túy quốc tế. Bên cạnh các

loại ma túy truyền thống như thuốc phiện, heroin, cần sa, ngày càng xuất hiện nhiều loại

ma túy mới, gây rối loạn tâm thần, khó kiểm soát. Việc đối phó với tình hình lạm dụng các

loại ma túy này đang gặp nhiều khó khăn và số người sử dụng, nghiện ma túy ở nước ta

chưa có dấu hiệu giảm. Theo báo cáo của Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ

Công an (C04), hiện nay cả nước có trên 230.700 người nghiện có hồ sơ quản lý, trong đó

đối tượng từ 16 đến 30 tuổi chiếm gần 50%. Có khoảng 60% người sử dụng ma túy lần

đầu trong độ tuổi từ 15 đến 25 và có xu hướng trẻ hóa trong thời gian gần đầy. Tình trạng

người nghiện ngày càng gia tăng, năm sau cao hơn năm trước đặt ra vấn đề đáng báo động

đối với xã hội hiện nay. Công tác cai nghiện chưa hiệu quả. Theo báo cáo của Bộ Lao động

- Thương binh và Xã hội cả nước hiện có 120 cơ sở cai nghiện ma túy, trong đó có 105 cơ

sở cai nghiện công lập, hiện đang quản lý 37.384 người, trong đó cai nghiện bắt buộc

27.354 người, cai nghiện tự nguyện 6.485 người, quản lý tại cơ sở xã hội 3.545 người; cai

nghiện tại cộng đồng 5.724 người. Tội phạm và tệ nạn ma túy có nguy cơ trở thành hiểm

họa, đe dọa đến sự phát triển bền vững của đất nước, làm tổn hại sức khỏe của một bộ

phận nhân dân và làm phát sinh nhiều loại tội phạm, gây lo lắng, bức xúc trong nhân dân.

Trước tình hình tội phạm về ma túy và người nghiện ma túy tăng cao, ngày

30/3/2021, Quốc hội đã thông qua Luật số 73/2021/QH14 về Luật phòng, chống ma túy

với nhiều điều, khoản, quy định mới só với Luật năm 2000. Tuy vậy, tỷ lệ người nghiện

ma túy vẫn còn ở mức cao. Đặc biệt, tình trạng sử dụng ma túy trong thanh niên đang có

dấu hiệu khó kiểm soát; sử dụng ma túy tổng hợp trong thanh niên, thiếu niên tăng nhanh,

song chưa có giải pháp hiệu quả để khắc phục, ngăn chặn, đẩy lùi.

Hiện nay, thanh niên Việt Nam (từ 16 - 30 tuổi) có 22,6 triệu người (chiếm 23,5%

dân số cả nước), chiếm 25,2% dân số cả nước; thiếu niên (9 - 15 tuổi) có hơn 11 triệu

người (chiếm 11,3% dân số cả nước). Trong tương quan xã hội, thanh thiếu niên là một

lực lượng đông đảo, có vai trò quan trọng, là chủ nhân tương lai của đất nước. Một khía

cạnh khác cho thấy việc nhận thức chưa đầy đủ cùng với tâm lý chủ quan khi cho rằng một

số loại ma túy mới hiện nay không có khả năng gây nghiện và không nguy hại đến sức

khỏe là nguyên nhân chính dẫn đến hành vi sử dụng ma túy trong thanh niên hiện nay.

2

Trong một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra chỉ có 4,5% số học sinh được khảo sát cho rằng

mình có những kiến thức đầy đủ về ma túy; trong khi đó có tới 42,2% số người cho biết

không có kiến thức về nội dung này. Về dấu hiệu để nhận biết người nghiện ma túy và các

kỹ năng phòng chống ma túy, có tới 44% học sinh cho rằng mình không hiểu biết gì về

dấu hiệu để nhận biết người nghiện ma túy và gần 40% khẳng định mình chưa biết đến

những kỹ năng cần thiết để phòng tránh ma túy. Nhiều bạn được hỏi không biết về những

loại ma túy mới xuất hiện như methaphetamine (ma túy đá), chỉ có 56,4% người được hỏi

cho rằng chất đó có khả năng gây nghiện. Khả năng gây nghiện của một số chất khác như

shisha, bóng cười cũng rất ít học sinh biết đến

1

. Điều này đã làm tăng số lượng người sử

dụng ma túy một cách thụ động, không biết đến mức độ nguy hiểm và gây nghiện của nó.

Tổng quan trong quá trình phụ trách lĩnh vực giáo dục pháp luật và an ninh, quốc

phòng tại Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn, tác giả nhận thấy một trong những nguyên

nhân chính của tình trạng trẻ hóa đối tượng nghiện là nhận thức của thanh niên về ma túy

và những quy định của pháp luật liên quan đến phòng, chống ma túy là chưa cao. Chính

vì vậy, việc phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy cho thanh niên hết sức

cấp thiết để, nhằm cung cấp các thông tin pháp luật, và các biện pháp phòng ngừa tình

trạng ma túy diễn biến phức tạp trong thanh niên; đồng thời qua đó đóng góp vào quá trình

quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, từ thực tiễn tại Nghệ An, địa bàn có đường biên giới tiếp

giáp với Lào và tình trạng sử dụng trái phép chất ma túy đang diễn biến nghiêm trọng để

nhìn nhận được thực trạng công tác phổ biến, giáo dục về phòng, chống ma túy trong thanh

niên hiện nay. Từ đó, đưa ra những giải pháp để hoàn thiện chính sách, pháp luật và thực

hiện tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và về phòng, chống ma túy trong

thanh niên nói riêng.

2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Từ những phân tích nên trên có thể thấy Phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống

ma túy là một vấn đề mang tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Đây là vấn đề có rất

nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Hiện nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu

cấp độ thạc sĩ, tiến sĩ đề cập đến vấn đề phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên và về

pháp luật về phòng, chống ma túy một các riêng rẽ. Tuy nhiên, chưa có một đề tài nào

nghiên cứu tập trung nghiên cứu vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống

pháp luật ma túy trong thanh niên. Cụ thể đã có những đề tài nghiên cứu sau:

1

“Thực trạng nhận thức của học sinh sinh viên về ma túy: Nguyên nhân và giải pháp” của Viện Nghiên cứu tâm lý người

sử dụng ma túy

3

Về hướng nghiên cứu về phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và cho thanh

niên nói riêng

- Trước hết là cuốn sách “Bàn về giáo dục pháp luật” của Trần Ngọc Đường và

Dương Thanh Mai, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. Cuốn sách này đã đưa ra khái

niệm của giáo dục pháp luật, ngoài ra cũng nghiên cứu về đối tượng, vai trò, chủ thể,

phương pháp giáo dục, làm rõ mục đích của việc giáo dục từ đó làm cơ sở cho các công

trình nghiên cứu.

- Luận án tiến sĩ của Dương Thanh Mai (1996), “Công tác tuyên truyền giáo dục

pháp luật ở nước ta - Thực trạng và giải pháp”. Tác giả đã đi sâu phân tích công tác tuyên

truyền giáo dục pháp luật ở nước ta; đặc biệt là trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật giữ

vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, đây là khâu đầu tiên rất quan trọng trong hoạt động

thực thi pháp luật, là cầu nối giữa hoạt động xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật.

- Tiếp theo, có nhiều công trình nghiên cứu đã đi sâu phân tích về công tác phố biến,

giáo dục pháp luật cho những nhóm đối tượng cụ thể như: người dân tộc thiểu số, vùng

địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xã, đối tượng công nhân…. Cụ thể: Tạp chí Dân chủ và

pháp luật, số 49/2000; “Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở thành phố Ninh

Thuận hiện nay” năm 2005 của Đinh Thị Hoa; ; “Giáo dục pháp luật đối với cư dân nông

thôn đồng bằng sông Cửu Long” năm 2008 của Nguyễn Tiến Hải; “Nâng cao chất lượng

tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho công nhân tại các doanh nghiệp ở Thành phố Đồng

Tháp giai đoạn hiện nay” năm 2012 của Nguyễn Thị Thu Ba; “Phổ biến, giáo dục pháp

luật trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình – thực trạng và giải pháp” năm 2013

của Dương Thị Thu Hiền. Các đề tài đã đi sâu nghiên cứu về tác động của công tác phổ

biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng dân cư cụ thể, từ đó nhận thấy được công tác

nay có vai trò định hướng quan trọng đến ý thức hành vi của con người và mỗi đối tượng

trong xã hội lại có những cách thức, phương pháp phố biến, giáo dục pháp luật khác nhau

để phù hợp với tâm sinh lý, trình độ nhận thức của mỗi nhóm đối tượng.

- Đối với phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng thanh niên đã có một số tác giả

lựa chọn đề tài này để nghiên cứu về đề tài này như: bài viết “Công tác phổ biến, giáo dục

pháp luật cho thanh thiếu niên ở Gia Lai” đăng trên tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 02(263)

năm 2014 của Bộ Tư pháp; Luận văn “Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô

thị - từ thực tiễn thành phố Hà Nội” năm 2016 của Trần Thị Bích Hạnh; Luận văn thạc sĩ

“Phổ biến, giáo dục pháp luật cho Thanh niên từ thực tiến tỉnh Quảng Bình” của Trần Thị

My Ly năm 2018. Các tác giả đã chỉ ra được đặc tính tâm sinh lý lứa tuổi, nhận thức của

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!