Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
97
Kích thước
871.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
888

Phiên tòa hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỖ THỊ NGUYỆT

PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM

TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỖ THỊ NGUYỆT

PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM

TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

MÃ SỐ: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Thị Minh Sơn

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết

quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ

công trình nào khác.

Tác giả Luận văn

Đỗ Thị Nguyệt

DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

BLHS Bộ luật hình sự

BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự

TANDTC Tòa án nhân dân tối cao

VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU …………………………………………………………1

CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VÀ QUY ĐỊNH CỦA BỘ

LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ PHIÊN TÒA SƠ THẨM ……………………..5

1.1. Một số vấn đề lý luận chung về phiên tòa hình sự sơ thẩm …………..5

1.1.1. Khái niệm ……………………………………………………………… 5

1.1.2. Bản chất của phiên tòa hình sự sơ thẩm ……………………………… 7

1.1.3.Một số nguyên tắc có liên quan đến việc tiến hành phiên tòa hình sự sơ

thẩm 9

1.2. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về phiên tòa sơ thẩm

và thực tiễn áp dụng ………………………………………………………………16

1.2.1. Thủ tục bắt đầu phiên tòa ……………………………………………..16

1.2.2. Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa …………………………………………..18

1.2.3. Tranh luận tại phiên tòa …………………………………………………….32

1.2.4. Nghị án và tuyên án ……………………………………………………42

1.3. Nhận xét chung …………………………………………………………43

1.3.1. Những kết quả đã đạt được ……………………………………………43

1.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ………………………………………45

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 …………………………………………………. 50

CHƢƠNG 2. HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỦ

TỤC TỐ TỤNG TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM NHẰM NÂNG CAO

CHẤT LƢỢNG XÉT XỬ ……………………………………………………52

2.1. Cải cách tƣ pháp và nhu cầu hoàn thiện pháp luật về thủ tục phiên

tòa hình sự sơ thẩm ………………………………………………………………52

2.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về phiên tòa hình sự sơ thẩm 54

2.2.1. Xác định mô hình tố tụng hình sự ……………………………………..54

2.2.2. Nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm theo tinh

thần cải cách tư pháp ………………………………………………………………57

2.2.3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật thực định về trình tự, thủ tục tố

tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm …………………………………………………68

2.3. Các giải pháp khác nhằm nâng cao chất lƣợng xét xử …………………… 79

2.3.1. Hoàn thiện quy định của pháp luật về văn hóa phiên tòa hình sự sơ thẩm ... 79

2.3.2. Nâng cao trình độ, năng lực, kinh nghiệm nghề nghiệp cho Thẩm phán, Kiểm

sát viên, Điều tra viên và Luật sư ………………………………………………… 82

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2…………………………………………………………84

KẾT LUẬN CHUNG ……………………………………………………………. 86

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Phiên tòa hình sự sơ thẩm là nơi lần đầu tiên vụ án được đem ra xét xử công

khai trước các bên có liên quan đến vụ án và trước công chúng tham dự phiên tòa.

Tại phiên tòa, sau khi nghiên cứu khách quan, toàn diện và đầy đủ các tình tiết của

vụ án một cách công khai thông qua hoạt động xét hỏi và tranh luận, Hội đồng xét

xử đi đến phán quyết một người có tội hay không; hình phạt và biện pháp tư pháp

đối với họ. Bản án sơ thẩm đúng pháp luật, công minh sẽ tạo tính thuyết phục đối

với bị cáo và những người tham gia tố tụng, đồng thời tạo điều kiện cho việc thi

hành án sau này, loại trừ cơ sở của việc kháng cáo, kháng nghị.

Trong các giai đoạn tố tụng hình sự, phiên tòa sơ thẩm hình sự có một vị trí

quan trọng, bảo đảm xác định rõ trách nhiệm pháp lý cũng như quyền lợi hợp pháp

của người tham gia tố tụng. Bên cạnh đó, phiên tòa hình sự sơ thẩm góp phần nâng

cao trình độ nghiệp vụ, năng lực công tác và kỹ năng nghề nghiệp của người tiến

hành tố tụng, tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật đối với những người tham dự

phiên tòa, đồng thời là hình thức giám sát của nhân dân đối với hoạt động xét xử

của Tòa án. Có thể nói chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, hiệu quả hoạt

động của các cơ quan bảo vệ pháp luật, của những người tiến hành tố tụng - người

đại diện cho nền tư pháp quốc gia có tạo được niềm tin trong quần chúng nhân dân

hay không, các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự được thực hiện như thế nào;

mức độ dân chủ, tính nhân văn, nhân đạo của pháp luật xã hội chủ nghĩa thế nào thì

phiên tòa hình sự là nơi để chúng ta nhìn nhận và phán xét.

Với vị trí quan trọng của phiên tòa hình sự sơ thẩm như vậy, các quy định về

thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm ngày càng được theo hướng tôn trọng,

đảm bảo quyền con người trong tố tụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

người tham gia tố tụng, đảm bảo việc xét xử đúng người đúng tội đúng pháp luật tạo

điều kiện nâng cao chất lượng phiên tòa hình sự sơ thẩm góp phần thực hiện nhiệm

vụ bảo vệ chế độ bảo vệ nhà nước và công dân.

Các quy định về thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm qua các thời kỳ

lập pháp tiếp tục được kế thừa và hoàn thiện trong Bộ luật tố tụng hình sự năm

2003, song vẫn còn tồn tại một số bất cập trong việc tạo cơ chế phát huy tính dân

chủ; việc phân định chức năng trong tố tụng hình sự chưa rành mạch; vai trò của

các chủ thể trong phiên tòa chưa đáp ứng nhu cầu đổi mới xã hội, do đó, Nghị quyết

số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến

năm 2020 đã đề ra một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tư pháp là:

“Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách

2

nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm

tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên

tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp”. Trước những yêu cầu

của thực tiễn, việc nghiên cứu các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về phiên tòa

sơ thẩm, đánh giá thực tiễn áp dụng nhằm làm sáng tỏ về lý luận cũng như thực

tiễn, tìm ra những hạn chế vướng mắc trong quy định pháp luật và thực tiễn áp

dụng, từ đó đề xuất định hướng hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả công

tác xét xử các vụ án hình sự là hết sức cần thiết và cấp bách.

Vì vậy người viết lựa chọn đề tài “Phiên tòa hình sự sơ thẩm trong tố tụng

hình sự Việt Nam” để làm Đề tài Luận văn Thạc sỹ Luật học, với mong muốn đi

sâu nghiên cứu toàn diện cả về cơ sở lý luận cũng như thực tiễn về thủ tục tố tụng

tại phiên tòa hình sự sơ thẩm nhằm nâng cao hiệu quả xét xử theo tinh thần cải cách

tư pháp trong thời điểm hiện nay là rất cần thiết và vẫn có tính thời sự.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Từ khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có hiệu lực thi hành cho đến nay đã

có nhiều công trình nghiên cứu về trình tự, thủ tục xét xử sơ thẩm của các nhà

nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Tác giả Vũ Gia Lâm với bài viết “Hoàn thiện một

số quy định về xét xử sơ thẩm hình sự nhằm thực hiện có hiệu quả nguyên tắc hai

cấp xét xử” (Tạp chí Tòa án nhân dân số 23/2006), tác giả Hồ Đức Anh với bài

“Hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự năm 2003 về phạm vi tranh luận và

chủ thể tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm”, tác giả Nguyễn Thái Phúc “ Vai trò, trách

nhiệm của Kiểm sát viên và thủ tục tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm” (Tạp chí Kiểm

sát số 9/2003), tác giả Nguyễn Đức Mai “Trình tự và thủ tục xét xử ở các phiên tòa

hình sự” (Tạp chí Tòa án nhân dân số 10/2002) đều ít nhiều đề cập đến các quy định

của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về trình tự, thủ tục phiên tòa sơ thẩm, thực

trạng áp dụng trong xét xử, những vướng mắc, bất cập và hướng hoàn thiện. Ở một

số bài viết khác như: Tác giả Từ Văn Nhũ với bài “ Đổi mới thủ tục xét xử nhằm

nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa hình sự” (Tạp chí Tòa án nhân dân số

10/2002); tác giả Trịnh Việt Tiến với bài “Nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên

tòa hình sự (Nghiên cứu lập pháp số 7/2003); tác giả Lê Thị Thúy Nga với bài “Về

thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm” (Tạp chí Luật học số 7/2008); tác giả

Đinh Văn Quế với các bài viết như “Về hình thức tổ chức và thủ tục xét xử của

phiên tòa hình sự”, (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 2/1999), “Lời luận tội của

Viện kiểm sát tại phiên tòa” (Tạp chí Kiểm sát, số 09/1999), “Vai trò Hội đồng xét

xử trong việc tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm hình sự” (Tạp chí Tòa án nhân dân số

1/2004); tác giả Nguyễn Thông với bài “ Bàn về vấn đề tranh tụng trong tố tụng

3

hình sự Việt Nam” (Tạp chí Kiểm sát, số 09/2002); tác giả Huỳnh Sáng với bài “Về

việc thực hiện thủ tục xét hỏi kết hợp với tranh tụng tại phiên tòa” (Tạp chí Tòa án

nhân dân, tháng 2/2004); tác giả Lê Huy Liệu với bài “Bàn về việc xét hỏi của Viện

kiểm sát tại phiên tòa xét xử hình sự, (Tạp chí Kiểm sát số 8/2002) và rất nhiều bài

viết khác đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Nhìn chung, các bài viết này chủ yếu

là nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến xét xử sơ thẩm, hoàn thiện pháp luật về

thủ tục xét xử sơ thẩm theo hướng cải cách tư pháp được đề ra trong các nghị quyết

của Đảng. Tuy nhiên hầu hết các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở những

nội dung khác nhau, phân tích theo từng góc độ nhất định mà chưa đi sâu nghiên

cứu một cách có hệ thống và toàn diện về trình tự, thủ tục tại phiên tòa hình sự sơ

thẩm.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng

tại phiên tòa sơ thẩm và thực trạng áp dụng trong hoạt động xét xử của Tòa án, mục

đích của luận văn nhằm làm sáng tỏ bản chất, nội dung của phiên tòa hình sự sơ thẩm;

chỉ ra những điểm không hợp lý, những vướng mắc khi áp dụng trong thực tiễn xét xử,

qua đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về

thủ tục tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm nhằm nâng cao hiệu quả công tác xét xử trong tố

tụng hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tƣợng nghiên cứu: Thủ tục tố tụng tại phiên tòa là một chế định quan trọng

trong luật tố tụng hình sự. Tính phức tạp và nhiều mặt về nội dung, về sự thể hiện của

nó trong mối liên hệ với các chế định khác như bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo,

quyền và nghĩa vụ của những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng tại phiên tòa,

về giới hạn xét sơ thẩm và việc rút truy tố của Viện Kiểm sát…nên trong phạm vi luận

văn không thể giải quyết hết được mọi vấn đề. Do vậy luận văn chỉ nghiên cứu về nội

dung, vai trò, bản chất của phiên tòa hình sự sơ thẩm; quy định của pháp luật tố tụng

hình sự về phiên tòa sơ thẩm và thực tiễn áp dụng; đề xuất hướng hoàn thiện đối với

thủ tục xét xử tại phiên tòa, đặc biệt chú trọng thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa

nhằm tạo cơ chế phát huy tính dân chủ, phân định rành mạch các chức năng trong tố

tụng hình sự, vai trò của các chủ thể trong phiên tòa đáp ứng được nhu cầu đổi mới

của xã hội; hoàn thiện quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu lý luận, luật thực định về

thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm và thực trạng áp dụng trong hoạt động xét

xử của Tòa án, từ đó đề xuất một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật

về phiên tòa hình sự sơ thẩm nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả xét xử.

4

Đề tài chỉ nghiên cứu phiên tòa hình sự sơ thẩm trong hoạt động xét xử của Tòa án

nhân dân chứ không nghiên cứu trong hoạt động xét xử của Tòa án quân sự.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư pháp,

xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Các phương pháp được sử dụng chủ

yếu để nghiên cứu đề tài là: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương

pháp đối chiếu và phương pháp so sánh.

6. Kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài “ Phiên tòa hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt

Nam” trên các phương diện lý luận, pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng pháp

luật sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc nhận thức đúng đắn, toàn diện bản chất của

phiên tòa hình sự sơ thẩm, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao

chất lượng và hiệu quả xét xử trong bối cảnh cải cách tư pháp của nước ta hiện nay.

Thông qua đề tài này tác giả cũng mong muốn rằng, công trình nghiên cứu của

mình sẽ trở thành một tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến phiên tòa hình

sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.

7. Cơ cấu của Luận Văn

Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội

dung của Luận văn được trình bày trong hai chương, cụ thể như sau:

- Chương 1. Một số vấn đề chung và quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về

phiên tòa sơ thẩm.

- Chương 2. Hoàn thiện quy định của pháp luật về thủ tục tố tụng tại phiên tòa

hình sự sơ thẩm nhằm nâng cao chất lượng xét xử.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!