Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phép lặp ngữ pháp trong thơ Tố Hữu
PREMIUM
Số trang
111
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1511

Phép lặp ngữ pháp trong thơ Tố Hữu

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

–––––––––––––––––––––

VI PHƯƠNG THÙY

PHÉP LẶP NGỮ PHÁP

TRONG THƠ TỐ HỮU

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ

VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2017

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

–––––––––––––––––––––

VI PHƯƠNG THÙY

PHÉP LẶP NGỮ PHÁP

TRONG THƠ TỐ HỮU

Chuyên ngành: NGÔN NGỮ VIỆT NAM

Mã số: 60.22.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ

VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐÀO THỊ VÂN

THÁI NGUYÊN - 2017

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của

riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng,

đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi

tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực

tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ

nghiên cứu nào khác.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2017

Học viên

Vi Phương Thùy

ii

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian nỗ lực học tập và nghiên cứu của bản thân, đề

tài khóa luận đã được hoàn thành. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc

tới Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Sư phạm – Đại học

Thái Nguyên, tới các thầy cô giáo trong Khoa Ngữ Văn đã tạo điều kiện

thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài luận văn của mình.

Đặc biệt, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới PGS. TS Đào

Thị Vân đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành

tốt luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2017

Học viên

Vi Phương Thùy

iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan ........................................................................................................ i

Lời cảm ơn...........................................................................................................ii

Mục lục ...............................................................................................................iii

Danh mục các bảng.......................................................................................................iv

MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1

2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................ 2

4. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 3

5. Phạm vi nghiên cứu của luận văn ............................................................................. 3

6. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3

7. Dự kiến đóng góp của luận văn ................................................................................ 3

8. Bố cục luận văn......................................................................................................... 4

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ

LUẬN, THỰC TIỄN ...................................................................................................5

1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ....................................................................... 5

1.1.1. Tình hình nghiên cứu về phép lặp và lặp ngữ pháp.............................................5

1.1.2. Tình hình nghiên cứu về thơ Tố Hữu ..................................................................8

1.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn ....................................................................................... 9

1.2.1. Một vài nét khái quát về văn bản và ngữ pháp văn bản ......................................9

1.2.2. Phép lặp và phép lặp ngữ pháp ..........................................................................13

1.2.3. Vài nét về Tố Hữu và thơ Tố Hữu.....................................................................35

1.3. Tiểu kết chương 1 ................................................................................................ 38

Chương 2: PHÉP LẶP NGỮ PHÁP TRONG THƠ TỐ HỮU VỀ MẶT

HÌNH THỨC..............................................................................................................39

2.1. Khái quát về số lượng và các kiểu lặp ngữ pháp trong thơ Tố Hữu.................... 39

2.2. Lặp dòng thơ........................................................................................................ 45

2.2.1. Nhận xét chung ..................................................................................................45

iv

2.2.2. Các kiểu lặp dòng thơ xét theo cấu trúc của chủ ngôn và kết ngôn: Lặp đủ,

lặp thừa, lặp thiếu, lặp khác .........................................................................................47

2.2.3. Các kiểu lặp dòng thơ xét theo tính cân đối giữa chủ ngôn và kết ngôn: lặp

cân và lặp lệch..............................................................................................................60

2.2.4. Các kiểu lặp dòng thơ xét theo số lần lặp (số kết ngôn): lặp một lần (lặp

đơn), lặp nhiều lần (lặp phức)......................................................................................65

2.2.5. Các kiểu lặp dòng thơ xét theo vị trí của chủ ngôn và kết ngôn: lặp

liền và lặp cách ...........................................................................................................69

2.3. Lặp nhiều dòng thơ (lặp bộ phận khổ thơ và lặp khổ thơ) .................................. 72

2.3.1. Lặp bộ phận của khổ thơ (lặp nửa khổ thơ).......................................................72

2.3.2. Lặp khổ thơ........................................................................................................75

2.4. Tiểu kết chương 2 ................................................................................................ 82

Chương 3: PHÉP LẶP NGỮ PHÁP TRONG THƠ TỐ HỮU XÉT THEO

MẶT CHỨC NĂNG ..................................................................................................84

3.1 Chức năng liên kết văn bản................................................................................... 84

3.2. Chức năng nghệ thuật thể hiện ý nhấn mạnh và triển khai nội dung thơ ........... 86

3.2.1. Lặp ngữ pháp trong thơ Tố Hữu có tác dụng nhấn mạnh góp phần khắc sâu

nội dung tư tưởng, tình cảm cần biểu thị.....................................................................86

3.2.2. Lặp ngữ pháp trong thơ Tố Hữu góp phần làm phong phú hiện thực được

phản ánh.......................................................................................................................93

3.2.3. Lặp ngữ pháp góp phần tạo nên sự hài hòa, cân đối về vần, nhịp, tiết tấu

cho khổ thơ, bài thơ .....................................................................................................95

3.3. Tiểu kết chương 3 ................................................................................................ 96

KẾT LUẬN.................................................................................................................98

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................100

PHỤ LỤC

iv

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Thống kê các kiểu lặp ngữ pháp theo đặc điểm cấu trúc của chủ ngôn

và kết ngôn .................................................................................................40

Bảng 2.2: Thống kê các kiểu lặp ngữ pháp theo khối lượng (độ lớn) của chủ ngôn

và kết ngôn .................................................................................................41

Bảng 2.3: Thống kê các kiểu lặp xét theo sự có mặt/ vắng mặt của các từ ngữ

trong chủ ngôn và kết ngôn ........................................................................42

Bảng 2.4: Thống kê các kiểu lặp ngữ pháp theo tính chất của phương thức lặp.........43

Bảng 2.5: Thống kê các kiểu lặp ngữ pháp theo số lần lặp .........................................44

Bảng 2.6: Thống kê các kiểu lặp ngữ pháp theo vị trí của chủ ngôn và kết ngôn.......45

Bảng 2.7: Lặp dòng thơ ...............................................................................................46

Bảng 2.8: Lặp nhiều dòng thơ .....................................................................................72

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Tác phẩm văn chương là một chỉnh thể thống nhất của hai mặt: nội dung và

hình thức. Để lĩnh hội được đầy đủ tư tưởng và những thông điệp mà tác giả gửi gắm

trong tác phẩm, người đọc phải đi từ việc phân tích hình thức nghệ thuật, bao gồm các

biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm.

Phép lặp ngữ pháp là một biện pháp ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong các

loại văn bản, trong đó có văn bản văn chương. Nó xuất hiện nhiều trong các tác phẩm

văn học dân gian, văn học trung đại và trong văn học hiện đại. Phép lặp ngữ pháp đã

góp một phần không nhỏ tạo nên những nét độc đáo trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ,

góp phần tạo nên nhiều giá trị: giá trị nhận thức, giá trị miêu tả, giá trị biểu cảm, giá trị

kiên kết. Đồng thời, phép lặp ngữ pháp còn tạo nên tính nhạc cho văn bản, đặc biệt là

văn bản thơ.

1.2. Tố Hữu là nhà thơ xuất sắc và tiêu biểu cho nền văn học Việt Nam thế kỷ

XX. Đặng Thai Mai nhận xét: “Tố Hữu là nhà thơ chỉ viết để phục vụ cách mạng từ

trước đến sau”. Đời thơ Tố Hữu từ “Từ ấy” đến “Ta với ta” là một chặng đường dài

trên 6 thập kỷ của một nhà thơ cách mạng tiêu biểu nhất Việt Nam. Nhìn vào đó, ta

thấy Tố Hữu xứng đáng được coi là nhà thơ trữ tình chính trị số một ở Việt Nam.

Con đường thơ của Tố Hữu bắt đầu cùng một lúc với con đường cách mạng. Sáng

tác của Tố Hữu tràn đầy men say hứng khởi đối với lí tưởng cộng sản. “Lịch trình tiến

triển về thơ của Tố Hữu đi song song với lịch trình tiến triển về tư tưởng và trình độ

giác ngộ, về sức hoạt động của Tố Hữu. Thơ Tố Hữu không phải là một trò tiêu khiển

mà là một khí cụ đấu tranh, một công tác vận động của người cách mạng.” (Lời giới

thiệu tập Thơ của Tố Hữu,Văn hóa Cứu quốc Việt Nam xuất bản, 1946) và “Tả tình hay

tả cảnh, kể chuyện mình hay kể chuyện người là để nói cho được cái lí tưởng cộng sản

ấy thôi” (Chế Lan Viên). Thơ Tố Hữu tập trung vào những chủ đề lớn, lẽ sống lớn, tình

cảm lớn, niềm vui lớn của người cách mạng, của Đảng, của dân tộc.

Sức cuốn hút của thơ Tố Hữu là sự hòa quyện của nhiều yếu tố nội dung tư

tưởng, nghệ thuật, chất dân tộc đậm đà, giọng điệu,… Trong đó, không thể không kể

đến các biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, so sánh, đối, và đặc biệt là phép lặp được sử

2

dụng rất nhiều và hiệu quả trong các bài thơ của Tố Hữu. Phép lặp góp phần thể hiện

phong phú và linh hoạt những hình tượng, cảm xúc thẩm mỹ , phản ánh mọi mặt của

đời sống sinh hoạt, chính trị, những suy tư và diễn biến tình cảm của nhà thơ cách

mạng số một của Việt Nam - Tố Hữu.

1.3. Các nhà ngôn ngữ học đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thơ Tố Hữu

ở nhiều phương diện. Từ những công trình nghiên cứu đó, ta có thể thấy các biện pháp

nghệ thuật đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của

tác phẩm. Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu về thơ Tố Hữu tính đến thời

điểm hiện nay thì chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu về đặc điểm, giá trị

của phép lặp ngữ pháp trong thơ Tố Hữu một cách hệ thống, đầy đủ và chuyên sâu từ

góc độ ngôn ngữ học. Vì vậy, việc nghiên cứu phương thức lặp ngữ pháp trong thơ Tố

Hữu có ý nghĩa về mặt lí luận và thực tiễn.

Về mặt lí luận, với việc triển khai đề tài này, lần đầu tiên có một công trình nghiên

cứu tương đối đầy đủ, sâu sắc và có hệ thống về phép lặp trong thơ Tố Hữu theo hướng

tiếp cận của ngành ngôn ngữ học. Việc nghiên cứu đề tài này góp phần làm sáng tỏ các

giá trị của phép lặp trong thơ hiện đại nói chung và trong thơ Tố Hữu nói riêng.

Về mặt thực tiễn, luận văn góp phần làm rõ và thể hiện đầy đủ các giá trị của

phép lặp trong thơ Tố Hữu, giúp người đọc hiểu rõ hơn về các sáng tác cũng như quan

điểm nghệ thuật của tác giả. Thông qua đó, tác giả luận văn cũng hi vọng công trình có

thể đưa lại những kết quả mang tính ứng dụng cho việc nghiên cứu và dạy học Ngữ

văn trong nhà trường.

Với những lí do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “ Phép lặp ngữ pháp

trong thơ Tố Hữu”.

2. Mục đích nghiên cứu

Mục đích cơ bản của việc nghiên cứu đề tài này là trên cơ sở xác định những vấn

đề lí luận về phép lặp, lặp ngữ pháp; phân tích, miêu tả làm rõ đặc điểm của phép lặp

ngữ pháp trong thơ của Tố Hữu về các mặt cấu tạo, chức năng, ngữ nghĩa và ngữ

dụng; qua đó, góp phần làm sáng rõ phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết các vấn đề chính là:

- Tìm hiểu những cơ sở lí luận về phép lặp, phép lặp ngữ pháp và những lí thuyết

khác có liên quan đến đề tài. Tham khảo những thành quả nghiên cứu của những người

đi trước để tìm hiểu về hiện tượng lặp trong thơ Tố Hữu.

3

- Tiến hành khảo sát, thống kê, phân loại phép lặp trong thơ Tố Hữu.

- Miêu tả, làm rõ đặc điểm cấu tạo và chức năng ngữ nghĩa của các kiểu lặp ngữ

pháp thể hiện trong thơ Tố Hữu.

- Đánh giá nét đặc sắc và giá trị nghệ thuật của phép lặp ngữ pháp trong thơ Tố Hữu.

4. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thủ pháp lặp ngữ pháp trong thơ Tố Hữu.

5. Phạm vi nghiên cứu của luận văn

Phạm vi của luận văn là đặc điểm và giá trị của biện pháp lặp ngữ pháp trong các

bài thơ của Tố Hữu ở bảy tập thơ Từ ấy (1937-1946), Việt Bắc (1947-1954), Gió lộng

(1955-1961), Ra trận (1962-1971), Máu và Hoa (1972-1977), Một tiếng đờn (1979-

1992),Ta với ta (1992-1999).

6. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:

6.1. Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại.

Phương pháp này được sử dụng để khảo sát, thống kê hiện tượng lặp ngữ pháp ở

những câu thơ, đoạn thơ, bài thơ trong bảy tập thơ của Tố Hữu.

Trên cơ sở kết quả khảo sát, thống kê, sẽ tiến hành xử lí tư liệu, tạo tiền đề cần

thiết cho các bước tiếp theo.

6.2. Phương pháp miêu tả

Phương pháp này được sử dụng để miêu tả cụ thể đặc điểm của các kiểu lặp theo

cấu trúc, chức năng và khối lượng.

6.3. Phương pháp phân tích - tổng hợp

Đây là phương pháp cơ bản và phổ biến trong nghiên cứu văn học nói chung.

Phương pháp này được chúng tôi vận dụng ở mức độ nhất định, để phân tích lí

giải hiện tượng lặp trong những câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ, bài thơ có tính chất tiêu

biểu, điển hình nhằm minh họa và làm sáng tỏ cho các luận điểm của luận văn. Việc

phân tích ngôn ngữ tác phẩm văn chương sẽ tìm ra cái hay, cái đặc sắc, và giá trị của

phép lặp trong thơ Tố Hữu.

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số thủ pháp bổ trợ khác như mô

hình hóa…

7. Dự kiến đóng góp của luận văn

7.1. Đóng góp về mặt lí luận

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể góp phần củng cố thêm lí luận về phép

4

lặp, lặp ngữ pháp, bổ sung tư liệu và có thêm luận chứng để đi sâu hơn vào việc

nghiên cứu có hệ thống ngôn ngữ thơ nói chung và ngôn ngữ thơ Tố Hữu nói riêng ở

Việt Nam . Qua việc nghiên cứu chi tiết và hệ thống một thủ pháp liên kết văn bản

(phép lặp) trong thơ Tố Hữu, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ thế giới nghệ

thuật và nội dung tư tưởng trong thơ Tố Hữu. Đồng thời, luận văn cũng cung cấp thêm

một cái nhìn mới về phong cách nghệ thuật của nhà thơ trữ tình chính trị theo hướng

tiếp cận của ngành ngôn ngữ học.

7.2. Đóng góp về mặt thực tiễn

Các kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể được sử dụng như một tài liệu tham

khảo hữu ích trong việc biên soạn các chuyên đề, bài giảng... về thơ ca nói chung và

thơ Tố Hữu nói riêng. Qua đó, góp phần định hướng cảm thụ và nâng cao chất lượng,

hiệu quả dạy học Ngữ văn trong nhà trường.

8. Bố cục luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai

trong 3 chương.

Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận, thực tiễn

Ở chương này, luận văn trình bày tổng quan về tình hình nghiên cứu và những

vấn đề lí thuyết cơ bản liên quan trực tiếp đến đề tài như khái quát về ngữ pháp văn

bản, khái niệm văn bản, khái niệm liên kết văn bản, hiện tượng lặp, đặc điểm và vai trò

của phép lặp ngữ pháp trong liên kết văn bản thơ. Ngoài ra, luận văn cũng phân biệt

lặp ngữ pháp với các phương thức liên kết và biện pháp nghệ thuật khác và trình bày

một số nét cơ bản về nhà thơ và đặc điểm thơ Tố Hữu.

Chương 2: Đặc điểm của phép lặp ngữ pháp trong thơ Tố Hữu xét theo mặt hình thức

Trong chương này, luận văn đưa ra kết quả khảo sát và thống kê, phân loại phép

lăp ngữ pháp trong thơ ̣ Tố Hữu và tiến hành miêu tả đặc điểm của phép lặp ngữ pháp

trong thơ Tố Hữu xét theo mặt hình thức.

Chương 3: Lặp ngữ pháp trong thơ Tố Hữu xét theo mặt chức năng

Ở chương này, luận văn trình bày kết quả nghiên cứu chức năng của phép lặp

ngữ pháp trong thơ Tố Hữu. Cụ thể trong việc góp phần tăng cường sự liên kết giữa

các dòng thơ, khổ thơ trong bài; thể hiện ý nhấn mạnh và triển khai nội dung thơ.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!