Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phê phán năng lực phán đoán
PREMIUM
Số trang
317
Kích thước
4.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1261

Phê phán năng lực phán đoán

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

IMMANUEL KANT

PHÊ PHÁN

NĂNG LỰC PHÁN ĐOÁN

(KRITIK DER URTEILSKRAFT)

(MỸ HỌC VÀ MỤC ĐÍCH LUẬN)

BÙI VĂN NAM SƠN

dịch và chú giải

PHÊ PHÁN NĂNG LỰC PHÁN ĐOÁN kết thúc công cuộc Phê phán

lý tính của Kant, vừa có chức năng hệ thống như là cầu nối giữa lý

thuyết và thực hành, vừa có chức năng nghiên cứu về hai lĩnh vực

mới mẻ: mỹ học và mục đích luận về Tự nhiên. Lần đầu tiên được

dịch, giới thiệu và chú giải cặn kẽ.

... “Kant đã đặt cơ sở mới mẻ thật sự có ý nghĩa vạch thời đại cho mỹ

học, vì đã thiết lập được tính độc lập và tính quy luật riêng có của nó

trong quan hệ với nhận thức khoa học và thực hành luân lý, chính

trị”… (Trong phần I của tác phẩm).

(Otfried Höffe)

... “Có lẽ chưa bao giờ có quá nhiều ý tưởng sâu sắc lại được dồn nén

lại trong một số ít trang sách như thế” (như ở phần II của tác phẩm).

(F. W. J. Schelling/A. Gehlen)

… “Do chủ đề và chất liệu nghiên cứu, quyển Phê phán thứ ba này bộc

lộ rõ hơn những nét tài hoa của Kant. Xin bạn đọc hãy cầm lấy quyển

sách, đọc và thưởng thức nó như một công trình nghệ thuật vì tác giả

(…) quả đã “góp nhặt cát đá” để xây nên cả một tòa Kim ốc. Triết học,

Nghệ thuật, Tự nhiên vốn có duyên kỳ ngộ. Có khi chúng giao thoa,

giao hòa được với nhau. Như ở đây. Ở tầng cao.

(Bùi Văn Nam Sơn, Mấy lời giới thiệu)

N Ộ I D U N G

Mấy lời giới thiệu và lưu ý của người dịch: “Phê phán năng lực phán đoán: “viên đá

đỉnh vòm” của tòa nhà triết học Kant”............................................................. XV-LXXIII

IMMANUEL KANT

PHÊ PHÁN NĂNG LỰC PHÁN ĐOÁN

Lời Tựa cho lần xuất bản thứ nhất (1790).......................................................................... 1

Lời dẫn nhập........................................................................................................................... 6

I. Về việc phân chia [nội dung] của triết học................................................................. 6

II. Về “lĩnh vực” của triết học nói chung ....................................................................... 9

III. Phê phán năng lực phán đoán như là một phương tiện nối kết hai bộ phận của

triết học thành một toàn bộ .................................................................................... 12

IV. Năng lực phán đoán như là một quan năng ban bố quy luật tiên nghiệm ...... 15

V. Nguyên tắc về tính hợp mục đích hình thức của giới Tự nhiên là một nguyên

tắc siêu nghiệm của năng lực phán đoán............................................................. 19

VI. Về việc nối kết tình cảm vui sướng với khái niệm về tính hợp mục đích của Tự

nhiên.......................................................................................................................... 25

VII. Biểu tượng thẩm mỹ về tính hợp mục đích của Tự nhiên................................. 27

VIII. Biểu tượng lôgíc về tính hợp mục đích của Tự nhiên....................................... 31

IX. Sự nối kết các việc ban bố quy luật của giác tính và lý tính thông qua năng lực

phán đoán ................................................................................................................. 34

Phân chia nội dung của toàn bộ tác phẩm........................................................................ 37

PHẦN MỘT:

PHÊ PHÁN NĂNG LỰC PHÁN ĐOÁN THẨM MỸ .......................................38

CHƯƠNG MỘT: PHÂN TÍCH PHÁP VỀ NĂNG LỰC PHÁN ĐOÁN THẨM MỸ

............................................................................................................. 38

QUYỂN I: PHÂN TÍCH PHÁP VỀ CÁI ĐẸP ............................................................ 38

Phương diện thứ nhất của phán đoán sở thích, xét về mặt Chất................... 38

§1: Phán đoán sở thích là có tính thẩm mỹ..................................................... 39

§2: Sự hài lòng [có chức năng] quy định phán đoán sở thích là hoàn toàn

độc lập với mọi sự quan tâm..................................................................... 40

§3: Sự hài lòng đối với cái dễ chịu là gắn liền với sự quan tâm................... 42

§4: Sự hài lòng đối với cái tốt [cũng] gắn liền với sự quan tâm................... 44

§5: So sánh ba phương cách khác nhau [nói trên] của sự hài lòng.............. 46

Chú giải dẫn nhập: 1-1.1.1 (§§1-5) ................................................................... 48

Phương diện thứ hai của phán đoán sở thích, tức là, xét về mặt Lượng ...... 53

§6: Cái đẹp là cái gì được hình dung như đối tượng của một sự hài lòng

phổ biến, độc lập với mọi khái niệm........................................................ 53

§7: So sánh cái đẹp với cái dễ chịu và với cái tốt thông qua đặc điểm trên

đây................................................................................................................. 54

§8: Trong một phán đoán sở thích, tính phổ biến của sự hài lòng chỉ được

hình dung như là [tính phổ biến] chủ quan............................................ 56

§9: Nghiên cứu câu hỏi: trong phán đoán về sở thích, tình cảm vui sướng

đi trước hay đến sau sự phán đoán về đối tượng .................................. 59

Chú giải dẫn nhập 1.1.2 (§§6-9)........................................................................ 62

Phương diện thứ ba của các phán đoán sở thích xét về mặt Tương quan với

mục đích được đưa vào xem xét trong các phán đoán ấy ................................ 68

§10: Tính hợp mục đích nói chung................................................................... 68

§11: Cơ sở duy nhất của phán đoán sở thích là hình thức của tính hợp mục

đích của một đối tượng (hay của phương cách biểu tượng về nó) ... 69

§12: Phán đoán sở thích dựa trên các cơ sở tiên nghiệm .............................. 70

§13: Phán đoán-sở thích thuần túy là độc lập với sự kích thích và rung

động............................................................................................................ 71

§14: Các ví dụ để giải thích ............................................................................... 72

§15: Phán đoán sở thích là hoàn toàn độc lập với khái niệm về tính hoàn

hảo .............................................................................................................. 75

§16: Phán đoán sở thích, qua đó một đối tượng được gọi là đẹp mà lại

phục tùng điều kiện của một khái niệm nhất định, là phán đoán sở

thích không thuần túy ............................................................................. 78

§17: Về lý tưởng của vẻ đẹp .............................................................................. 81

Chú giải dẫn nhập 1.1.3 (§§10-17).................................................................... 86

Phương diện thứ tư của phán đoán sở thích, xét về mặt Hình thái của sự hài

lòng đối với đối tượng ........................................................................................... 98

§18: Tính hình thái của một phán đoán sở thích là gì?.................................. 98

§19: Tính tất yếu chủ quan được ta gán cho phán đoán thẩm mỹ là tính tất

yếu có-điều kiện ....................................................................................... 99

§20: Điều kiện cho sự tất yếu do một phán đoán sở thích đề ra là Ý niệm về

một “cảm quan chung” ............................................................................ 100

§21: Có thể có cơ sở để tiền-giả định một “cảm quan chung” hay không? 101

§22: Tính tất yếu của sự tán đồng phổ biến được suy tưởng trong một

phán đoán sở thích là tính tất yếu chủ quan, nhưng được hình dung

như là khách quan khi tiền-giả định một “cảm quan chung”............ 102

Nhận xét chung về Phân tích pháp về cái đẹp............................................. 104

Chú giải dẫn nhập 1.1.4 (§§18-22).................................................................. 107

QUYỂN II: PHÂN TÍCH PHÁP VỀ CÁI CAO CẢ................................................. 112

§23: Bước chuyển từ quan năng phán đoán về cái đẹp sang quan năng

phán đoán về cái cao cả......................................................................... 112

§24: Phân chia các phương diện nghiên cứu đối với tình cảm về cái cao cả

................................................................................................................... 115

A: Cái cao cả theo cách toán học ........................................................................... 116

§25: Định nghĩa “cái cao cả” ........................................................................... 116

§26: Việc lượng định độ lớn của những sự vật trong tự nhiên cần thiết cho

Ý niệm về cái cao cả ............................................................................... 119

§27: Về [phương diện] Chất của sự hài lòng trong phán đoán về cái cao cả

................................................................................................................... 125

B: Cái cao cả theo cách năng động của Tự nhiên............................................... 128

§28: Giới Tự nhiên như một mãnh lực .......................................................... 128

§29: Về [phương diện] Hình thái của phán đoán về cái cao cả của Tự nhiên

................................................................................................................... 132

Nhận xét chung về sự trình bày những phán đoán thẩm mỹ phản tư............. 134

Chú giải dẫn nhập 1.2 (§§23-29)............................................................................. 145

Sự diễn dịch những phán đoán thẩm mỹ thuần túy ........................................ 157

§30: Sự diễn dịch những phán đoán thẩm mỹ về những đối tượng của Tự

nhiên không nhắm đến cái được gọi là cao cả ở trong Tự nhiên mà

chỉ hướng đến cái đẹp ...................................................................... .... 157

§31: Về phương pháp của việc diễn dịch những phán đoán sở thích....... 159

§32: Đặc điểm thứ nhất của phán đoán sở thích.......................................... 161

§33: Đặc điểm thứ hai của phán đoán sở thích ............................................ 163

§34: Không thể có một nguyên tắc khách quan nào về sở thích cả ........... 165

§35: Nguyên tắc của sở thích là nguyên tắc chủ quan của năng lực phán

đoán nói chung ....................................................................................... 167

§36: Vấn đề chủ yếu phải giải quyết của một sự diễn dịch những phán

đoán sở thích........................................................................................... 168

§37: Trong một phán đoán sở thích, khẳng định tiên nghiệm về một đối

tượng thực ra là gì? ................................................................................ 170

§38: [Đi vào việc] diễn dịch những phán đoán sở thích.............................. 171

Nhận xét thêm ........................................................................................ 172

§39: Về tính có thể thông báo được (Mittelbarkeit) của một cảm giác ............ 173

§40: Sở thích như là một loại “sensus communis” [cảm quan chung]...... 175

§41: Về sự quan tâm thường nghiệm đối với cái đẹp.................................. 178

§42: Về sự quan tâm trí tuệ [luân lý] đối với cái đẹp................................... 180

Chú giải dẫn nhập 2 (§§30-42)........................................................................ 184

§43: Về nghệ thuật nói chung ......................................................................... 197

§44: Về mỹ thuật ............................................................................................... 199

§45: Mỹ thuật là một nghệ thuật, trong chừng mực đồng thời có vẻ như là

Tự nhiên................................................................................................... 201

§46: Mỹ thuật là nghệ thuật của tài năng thiên bẩm...................................... 202

§47: Giải thích và xác nhận lý giải trên đây về tài năng thiên bẩm........... 204

§48: Về mối quan hệ của tài năng thiên bẩm với sở thích .......................... 207

§49: Về các quan năng của tâm thức góp phần tạo nên tài năng thiên bẩm

................................................................................................................... 210

§50: Về sự kết hợp giữa sở thích và tài năng thiên bẩm trong những sản

phẩm của mỹ thuật ................................................................................ 216

§51: Phân loại các ngành mỹ thuật................................................................. 217

§52: Về sự phối hợp của nhiều ngành mỹ thuật trong một và cùng một sản

phẩm ........................................................................................................ 222

§53: So sánh giá trị thẩm mỹ giữa các ngành mỹ thuật với nhau.............. 223

§54: Nhận xét thêm........................................................................................... 228

Chú giải dẫn nhập 3 (§§43-54)........................................................................ 233

CHƯƠNG II: BIỆN CHỨNG PHÁP CỦA NĂNG LỰC PHÁN ĐOÁN THẨM MỸ

..................................................................................................................... 246

§55 ................................................................................................................... 246

§56: Hình dung về nghịch lý (Antinomie) của sở thích ................................. 247

§57: Giải quyết nghịch lý của sở thích........................................................... 248

Nhận xét I ......................................................................................................... 251

Nhận xét II ......................................................................................................... 254

§58: Thuyết duy tâm [siêu nghiệm] về tính hợp mục đích của Tự nhiên

cũng như của nghệ thuật như là nguyên tắc duy nhất của năng lực

phán đoán thẩm mỹ............................................................................... 256

§59: Vẻ đẹp như là biểu trưng của luân lý.................................................... 261

§60: Phụ lục: Học thuyết về phương pháp [Phương pháp học] về sở thích.. 265

Chú giải dẫn nhập 4 (§§55-60)........................................................................ 267

PHẦN II:

PHÊ PHÁN NĂNG LỰC PHÁN ĐOÁN MỤC ĐÍCH LUẬN................................... 272

§61: Về tính hợp mục đích khách quan của Tự nhiên................................. 273

CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH PHÁP VỀ NĂNG LỰC PHÁN ĐOÁN MỤC ĐÍCH

LUẬN ......................................................................................................... 275

§62: Về tính hợp mục đích khách quan đơn thuần có tính hình thức để

phân biệt với tính hợp mục đích có tính chất liệu ............................... 275

§63: Về tính hợp mục đích của Tự nhiên trong quan hệ tương quan [với

những sự vật khác], phân biệt với tính hợp mục đích nội tại ............ 279

§64: Về tính cách riêng có của những sự vật xét như những mục đích của

Tự nhiên ..................................................................................................... 282

§65: Những sự vật xét như những mục đích-tự nhiên là những thực thể có

tổ chức ........................................................................................................ 284

§66: Về nguyên tắc để phán đoán về tính hợp mục đích nội tại trong thực

thể có tổ chức............................................................................................. 288

§67: Về nguyên tắc của việc phán đoán mục đích luận về Tự nhiên nói

chung như là hệ thống những mục đích ............................................... 290

§68: Về nguyên tắc của mục đích luận như là nguyên tắc nội tại của Khoa

học tự nhiên ............................................................................................... 293

Chú giải dẫn nhập 5-5.1 (§§62-68) ................................................................. 296

CHƯƠNG II: BIỆN CHỨNG PHÁP CỦA NĂNG LỰC PHÁN ĐOÁN MỤC ĐÍCH

LUẬN....................................................................................................... 303

§69: Thế nào là một Nghịch lý (Antinomie) của năng lực phán đoán?........ 303

§70: Trình bày về Nghịch lý này..................................................................... 305

§71: Chuẩn bị sơ bộ để giải quyết Nghịch lý trên đây ................................ 307

§72: Về các Hệ thống khác nhau liên quan đến tính hợp mục đích của Tự

nhiên ........................................................................................................... 309

§73: Không Hệ thống nào trong số kể trên làm được điều nó hứa hẹn.... 312

§74: Lý do khiến ta không thể xử lý một cách giáo điều đối với khái niệm

về “một Kỹ thuật của Tự nhiên” là vì: một mục đích tự nhiên là không

thể giải thích được .................................................................................... 315

§75: Khái niệm về một tính hợp mục đích khách quan của Tự nhiên là một

nguyên tắc phê phán của lý tính dành cho năng lực phán đoán phản

tư ................................................................................................................. 317

§76: Nhận xét..................................................................................................... 320

§77: Về đặc điểm riêng có của giác tính con người nhờ đó khái niệm về

một mục đích tự nhiên có thể có được cho ta....................................... 324

§78: Về sự hợp nhất giữa nguyên tắc cơ giới luận phổ quát của vật chất với

nguyên tắc mục đích luận trong “Kỹ thuật của tự nhiên”.................. 329

Chú giải dẫn nhập 6 (§§69-78)........................................................................ 334

HỌC THUYẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP CỦA NĂNG LỰC PHÁN ĐOÁN MỤC ĐÍCH

LUẬN................................................................................................................................... 337

§79: Phải chăng mục đích luận phải được nghiên cứu như thể nó thuộc về

“học thuyết về Tự nhiên”?....................................................................... 337

§80: Trong việc giải thích một sự vật như là mục đích tự nhiên, ta phải đặt

nguyên tắc của cơ giới luận bên dưới nguyên tắc mục đích luận ..... 339

§81: Về sự kết hợp cơ giới luận với nguyên tắc mục đích luận trong việc

giải thích một mục đích tự nhiên như là sản phẩm tự nhiên ............. 343

§82: Về hệ thống mục đích luận trong các quan hệ bên ngoài của những

thực thể có tổ chức.................................................................................... 346

§83: Về “Mục đích tối hậu” (letzter Zweck) của Tự nhiên như là của một hệ

thống mục đích luận................................................................................. 350

§84: Về “Mục đích-tự thân” (Endzweck) của sự hiện hữu của một thế giới,

tức là của bản thân sự Sáng tạo............................................................... 354

§85: Về môn Thần học-vật lý........................................................................... 356

§86: Về môn Thần học-đạo đức ..................................................................... 361

Nhận xét............................................................................................................. 364

§87: Về luận cứ luân lý chứng minh sự hiện hữu của Thượng đế ............ 366

§88: Việc giới hạn giá trị hiệu lực của luận cứ chứng minh luân lý.......... 371

Nhận xét............................................................................................................. 376

§89: Về lợi ích của luận cứ luân lý.................................................................. 377

§90: Về phương cách của sự tưởng thật trong một luận cứ mục đích luận

chứng minh sự hiện hữu của Thượng đế.............................................. 379

§91: Về phương cách của sự tưởng thật thông qua một lòng tin thực hành

..................................................................................................................... 385

NHẬN XÉT CHUNG VỀ MỤC ĐÍCH LUẬN.............................................................. 392

Chú giải dẫn nhập 7 (§§79-91)........................................................................ 401

(HẾT)

Bảng chỉ mục tên riêng..................................................................................................... 406

Bảng chỉ mục vấn đề và nội dung thuật ngữ................................................................ 407

Thư mục chọn lọc .............................................................................................................. 426

XV

MẤY LỜI GIỚI THIỆU VÀ LƯU Ý CỦA NGƯỜI DỊCH

PHÊ PHÁN NĂNG LỰC PHÁN ĐOÁN:

“VIÊN ĐÁ ĐỈNH VÒM” CỦA TÒA NHÀ TRIẾT HỌC

KANT.

I. Dịch và chú giải Phê phán năng lực phán đoán (viết tắt: PPNLPĐ)

II. Chức năng hệ thống của PPNLPĐ như là cầu nối giữa lý tính lý

thuyết và lý tính thực hành: “năng lực phán đoán phản tư” và

“tính hợp mục đích”.

III. Chức năng nghiên cứu của PPNLPĐ về hai lĩnh vực mới mẻ:

- Mỹ học và

- Mục đích luận về Tự nhiên.

“Tình rộng quá, đời không biên giới nữa”

(Huy Cận)1

.

“Cuộc đời ta là vô tận;

tầm nhìn của ta là không biên giới”

(Ludwig Wittgenstein)1

.

1

- Huy Cận: “Tình tự”, Lửa thiêng.

- Ludwig Wittgenstein: Luận văn Lôgíc-triết học/Tractatus Logico-Philoso-phicus, câu 6.4311.

XVI

I.

Dịch và chú giải Phê phán năng lực phán đoán

1. Phê phán năng lực phán đoán là quyển Phê phán thứ ba và, như Kant nói trong Lời

Tựa của lần xuất bản thứ nhất, “với công trình này, tôi đã hoàn tất được toàn bộ

công cuộc Phê phán của mình” (tr. BX). Hai quyển trước là Phê phán lý tính thuần

túy (1781, 1787) nhằm trả lời câu hỏi: “Tôi có thể biết gì?” và Phê phán lý tính

thực hành (1788) trả lời câu hỏi: “Tôi phải làm gì?”2

. Câu hỏi thứ ba “Tôi có thể

hy vọng gì?” được Kant dành cho các bài viết và công trình nghiên cứu tương đối

ngắn về triết học lịch sử và triết học tôn giáo3

. Quyển Phê phán năng lực phán

đoán này là cầu nối cho cả ba câu hỏi trên, và, như ta sẽ đề cập ở các phần sau, hầu

như tiếp cận và tìm cách trả lời cho câu hỏi thứ tư, bao trùm cả ba câu hỏi trên do

chính Kant đặt ra: “Con người là gì?”4

bằng cách gợi lên vấn đề mới: tôi có thể

cảm nhận và suy tưởng như thế nào về bản thân mình và về thế giới chung quanh?

PPNLPĐ có ba ấn bản: lần thứ nhất năm 1790 (gọi là bản A) in vội vã nên có

nhiều sai sót, nhất là nhiều lỗi chính tả khiến Kant rất bực mình (“Không có quyển

nào trong các quyển Phê phán của Kant được in một cách thảm hại như lần xuất

bản thứ nhất này”5

). Lần xuất bản thứ ba năm 1799 (bản C) được in cẩn trọng hơn

nhiều, nhưng lại “không có dấu hiệu nào cho thấy Kant có tham gia vào quá trình

2 Xem: - I. Kant, Phê phán lý tính thuần túy, Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải, NXB Văn học, 2004

- I. Kant, Phê phán lý tính thực hành (cùng với: Đặt cơ sở cho Siêu hình học về đức lý), cùng

một người dịch và chú giải. NXB Tri thức, sắp xuất bản.

3

Xem: I. Kant: - Các bài viết ngắn về triết học lịch sử; trong đó quan trọng nhất là: “Ý tưởng về một bộ

môn lịch sử phổ quát dưới quan điểm hoàn vũ” (1784); “Phỏng đoán về khởi đầu của

lịch sử con người” (1786) và “Cuộc tranh cãi giữa các phân khoa” (1798)…

- “Tôn giáo bên trong các ranh giới của lý tính đơn thuần” (1793).

4 Kant nêu ba câu hỏi đầu tiên nói trên trong quyển Phê phán lý tính thuần túy (B832-833). Rồi trong

Lôgíc học (1800), – còn gọi là Lôgíc học Jäsche, do Kant yêu cầu môn đệ là G. B. Jäsche tập hợp các

bài giảng về Lôgíc học của ông thành một tập –, Kant thêm vào câu hỏi thứ tư: “Con người là gì?”

(Lôgíc học, A25) và viết: “Siêu hình học trả lời câu hỏi thứ nhất; Luân lý trả lời câu hỏi thứ hai; Tôn

giáo trả lời câu hỏi thứ ba, và Nhân học trả lời câu hỏi thứ tư. Nhưng, về căn bản, ta có thể quy tất cả

về cho môn Nhân học vì cả ba câu hỏi đầu tiên đều liên hệ đến câu hỏi sau cùng”. Tuy nhiên, cần lưu ý

rằng môn Nhân học (Anthropologie) nói ở đây không phải là môn Nhân loại học thường nghiệm (như

của L. Feuerbach sau này) mà là siêu nghiệm, như là điều kiện khả thể cho việc con người tự nhận biết

chính mình, thiết yếu gắn liền với ba quyển Phê phán.

5 Benno Erdmann trong khi ấn hành quyển Phê phán thứ ba (1880, XL) (dẫn theo Heiner F. Klemme,

Lời giới thiệu cho bản Meiner, XCV).

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!