Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Phê chuẩn của viện kiểm sát trong tố tụng hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
PHẠM CÔNG MINH
PHÊ CHUẨN CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG TỐ
TỤNG HÌNH SỰ
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
PHẠM CÔNG MINH
PHÊ CHUẨN CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG
TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật hình sự. Mã số: 60 38 40
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Duy Thuân
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ PHÊ CHUẨN TRONG TỐ TỤNG
HÌNH SỰ 5
1.1 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát trong
tố tụng hình sự Việt Nam. 5
1.2 Những vấn đề lý luận cơ bản về phê chuẩn trong tố tụng hình sự 12
Chương 2. THỰC TRẠNG CỦA QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG
PHÁP LUẬT VỀ PHÊ CHUẨN 34
2.1 Quy định của pháp luật hiện hành về phê chuẩn trong tố tụng
hình sự 34
2.2 Thực trạng áp dụng pháp luật tố tụng hình sự về phê chuẩn 43
Chương 3. DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
VỀ PHÊ CHUẨN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 51
3.1 Dự báo 51
3.2 Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về
phê chuẩn 55
KẾT LUẬN 68
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Những số liệu, tài liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, phản
ánh đúng tình hình thực tế đang diễn ra tại địa bàn nghiên cứu.
Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố
trong bất cứ công trình khoa học nào.
Tác giả luận văn
Phạm Công Minh
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị về một
số nhiệm vụ của công tác tư pháp trong thời gian tới, đã mở đầu cho công cuộc cải
cách tư pháp toàn diện ở nước ta nhằm đáp ứng cho nhu cầu xây dựng thành công
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Một trong những hoạt động có ý nghĩa to lớn
cho việc đáp ứng nhu cầu của công cuộc cải cách tư pháp là việc ban hành Bộ luật tố
tụng hình sự năm 2003 của Quốc hội Khóa XI trên cơ sở sửa đổi một cách toàn diện
Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 (Bộ luật đã qua 3 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm
1990, 1992 và năm 2000). Bộ luật TTHS năm 2003 đã thể hiện rõ hơn về các mục
đích như: Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp đáp ứng yêu cầu
của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới; nêu cao trách nhiệm
của các cơ quan nhà nước, bảo đảm quyền tự do dân chủ của công dân; đề cao trách
nhiệm, xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ
quan và người tiến hành tố tụng, xác định rõ hơn quyền và nghĩa vụ của người tham
gia tố tụng; quy định rõ hơn về trình tự, thủ tục tố tụng để người tiến hành tố tụng
cũng như người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm của mình.
Cùng với việc ban hành Bộ luật tố tụng hình sự là việc ban hành Luật tổ chức
VKS nhân dân năm 2002, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 và Pháp lệnh tổ
chức điều tra hình sự năm 2004, nhằm bảo đảm sự vận hành của các cơ quan tư pháp
trong tình hình mới của đất nước.
Phê chuẩn của VKS trong tố tụng hình sự chính là thẩm quyền phê chuẩn
hoặc không phê chuẩn đối với các lệnh và quyết định của CQĐT và các cơ quan khác
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, thẩm quyền hủy bỏ đối với
các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của CQĐT và các cơ quan khác được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Thẩm quyền phê chuẩn như là
biện pháp thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư
pháp của VKS trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (chức năng tố tụng hình sự của
VKS). Thẩm quyền này nhằm kiểm sát các hoạt động điều tra của CQĐT sao cho
đúng trình tự, thủ tục mà Bộ luật tố tụng hình sự quy định, bảo đảm quyền con người
trong tố tụng hình sự, làm cơ sở cho sự đúng đắn của hoạt động truy tố của VKS cũng
2
như bảo đảm không bỏ sót tội phạm và không làm oan người vô tội như mục đích mà
Bộ luật tố tụng hình sự đặt ra.
Qua các điều luật trong Bộ luật tố tụng hình sự quy định liên quan đến thẩm
quyền phê chuẩn của VKS thì thẩm quyền này hướng đến các hoạt động điều tra có
liên quan đến hạn chế các quyền tự do cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp
luật quy định như bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố bị can...nhằm bảo đảm các hoạt
động này thật sự cần thiết, chính xác và đúng pháp luật, bảo đảm về quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân.
Thực tiễn áp dụng Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 trong nhiều năm qua về
cơ bản đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm nhưng bên
cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại nên chưa được nhận thức một cách thống nhất, nhiều
lúc, nhiều nơi vẫn còn gặp những khó khăn, bất cập như phê chuẩn không kịp thời gây
khó khăn cho hoạt động điều tra hoặc thực lực của VKS không đáp ứng được mục
đích yêu cầu của điều luật dẫn tới việc thực hiện qua loa, đại khái, như là một sự hợp
pháp hóa cho hoạt động của CQĐT, dẫn đến xảy ra nhiều vi phạm tố tụng hoặc hiệu
quả đấu tranh phòng ngừa tội phạm thấp không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.
Để thực hiện tốt yêu cầu của Nghị quyết 08 đã nêu và đáp ứng yêu cầu của
Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020 là đẩy mạnh công cuộc cải cách tư pháp với định hướng chuyển
VKS nhân dân thành Viện Công tố thực hiện nhiệm vụ tố tụng hình sự là chỉ đạo điều
tra thì thẩm quyền phê chuẩn cần được điều chỉnh cho phù hợp, có thể loại bỏ một số
do không khả thi hoặc mở rộng thêm một số nữa, cũng như điều chỉnh về thời hạn phê
chuẩn, thẩm quyền phê chuẩn cho phù hợp với thực tiễn, đồng thời luật cũng phải quy
định về cơ chế bảo đảm thực thi thẩm quyền này của VKS. Vì những lý do trên, tác
giả chọn vấn đề “Phê chuẩn của VKS trong tố tụng hình sự Việt Nam” làm đề tài luận
văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Thẩm quyền phê chuẩn của VKS trong tố tụng hình sự nhiều năm qua cũng
đã có những ý kiến phản ánh, những bài nghiên cứu được đăng tải trên các ấn phẩm
báo chí như tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tạp chí Tòa án, tạp chí Kiểm sát... nhưng
chỉ ở mức độ đơn lẻ, như bàn về thủ tục, tài liệu gửi kèm khi CQĐT đề nghị phê
chuẩn, hoặc về thời hạn phê chuẩn, về sự có hiệu lực hay chưa khi lệnh, quyết định