Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phat trin nang lc vn dng kin thc v
MIỄN PHÍ
Số trang
9
Kích thước
108.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1293

Phat trin nang lc vn dng kin thc v

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN CHO SINH

VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM VÀ GIÁO VIÊN DẠY SINH HỌC VÀ KHOA HỌC TỰ

NHIÊN THÔNG QUA CHUYÊN ĐỀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Thạc sĩ Lê Văn Thắng, Thạc sĩ Ngô Thị Thu Vân

Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định

1. Đặt vấn đề

Nội dung cốt lõi của công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh

thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa

XI là sự thay đổi mục tiêu giáo dục từ chỗ chú trọng phát triển kiến thức và kĩ năng sang phát

triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học. Từ định hướng đó, chương trình giáo

dục phổ thông tổng thể đã được xây dựng và lấy ý kiến của toàn xã hội nhiều lần và được Ban

Chỉ đạo đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông thông qua ngày 27 tháng 7

năm 2017. Từ chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, dự thảo chương trình 20 môn học

được đưa ra lấy ý kiến, trên cơ sở đó xây dựng nội dung sách giáo khoa các môn học khi

chương trình môn học được thông qua. Chương trình tổng thể nêu lên 5 phẩm chất chủ yếu

cần hình thành, phát triển ở học sinh là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

Về năng lực, chương trình hướng đến 10 năng lực cốt lõi (những năng lực mà ai cũng cần có

để sống và làm việc trong xã hội hiện đại) gồm:

- Những năng lực chung được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình

thành, phát triển: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải

quyết vấn đề và sáng tạo.

- Những năng lực chuyên môn được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số

môn học, hoạt động giáo dục nhất định: Năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm

hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể

chất.

- Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ

thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt (năng khiếu) của học sinh [1][4].

Để đội ngũ giáo viên hiện tại có thể thực hiện được chương trình, sách giáo khoa mới, ngày

02 tháng 5 năm 2018 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch số 270/KH-BGDĐT về Đào

tạo, bồi dưỡng giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện chương trình, sách giáo khoa

giáo dục phổ thông mới. Trong đó, xác định 2 nhiệm vụ thực hiện song song là đào tạo mới

giáo viên trong các trường sư phạm và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hiện tại [3]. Để có thể dạy

học sinh theo định hướng phát triển năng lực, bản thân giáo viên phải có khả năng vận dụng

những năng lực ấy vào thực tiễn dạy học. Năng lực tìm hiểu tự nhiên gồm các năng lực thành

phần như: Nhận thức kiến thức khoa học tự nhiên; Tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên; Vận

dụng kiến thức vào thực tiễn [5]. Không chỉ đối với giáo viên được đào tạo trước đây, mà đối

với sinh viên sư phạm ngành Sinh học hệ cao đẳng, do những hạn chế về khung thời gian và

chương trình đào tạo, do phương thức và hình thức tổ chức đào tạo, việc phát triển năng lực

vận dụng kiến thức vào thực tiễn mặc dù rất quan trọng nhưng chưa thể hiện rõ trong chương

trình đào tạo. Đối với các giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên ở THCS, phần lớn là giáo

viên dạy các môn Hóa học, Vật Lí, Sinh học chuyển sang. Nhóm đối tượng này trước đó chưa

được cung cấp các kiến thức của môn Khoa học tự nhiên một cách có hệ thống, bên cạnh đó

do nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan như nội dung chương trình, phương pháp dạy học

hiện nay, bản thân năng lực của giáo viên,…, mà việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn giảng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!