Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

phát triển chế biến và xuất khẩu thủy sản nghệ an giai đoạn 2006-2010.doc
MIỄN PHÍ
Số trang
34
Kích thước
262.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1808

phát triển chế biến và xuất khẩu thủy sản nghệ an giai đoạn 2006-2010.doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN NGHỆ AN

GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

( Ban hành kèm theo Quyết định số: 82 /2006/ QĐ - UBND

ngày 22 tháng 8 năm 2006 của UBND tỉnh Nghệ An )

MỞ ĐẦU

Nền kinh tế của Việt Nam nói chung, kinh tế thủy sản nói riêng đang trong

quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Đây cũng là cơ hội rất lớn

cho hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu ra thị trường thế giới. Thị trường xuất khẩu

ngày càng được mở rộng, hàng thủy sản Việt nam tham gia vào một sân chơi bình

đẳng hơn. Tuy nhiên, quá trình này cũng đặt Ngành thuỷ sản trước những thách thức

không nhỏ phải cạnh tranh gay gắt, các hàng rào thương mại như các quy định về an

toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng khắt khe, các vụ kiện chống bán phá giá dễ xẩy ra

hơn do chính sách bảo hộ của các nước lớn.

Trước bối cảnh đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An có Nghị quyết 01/ NQ -

TU ngày 26/12/2005 về Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết Đại

hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, trong đó có Đề án Phát triển Chế biến và xuất khẩu

thủy sản thuộc chương trình phát triển kinh tế biển và ven biển.

Để thực hiện thắng lợi những mục tiêu về phát triển kinh tế thủy sản mà Nghị

quyết đề ra cần có chương trình phát triển chế biến và xuất khẩu thủy sản tới năm

2010 phù hợp với thực tiễn phát triển của Ngành trong thời kỳ mới nhằm đảm bảo sự

phát triển chế biến và xuất khẩu thủy sản gắn với khả năng và nguồn cung cấp

nguyên liệu, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ

sinh thực phẩm và thị hiếu của các thị trường, đưa sản xuất kinh doanh phát triển

một cách có hiệu quả và bền vững.

Những căn cứ để xây dựng đề án:

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2006-

2010;

- Nghị quyết số 01/NQ-TU ngày 26/ 12/ 2005 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Nghệ An khóa XVI, về chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết

Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI;

- Quyết định số 436/ QĐ-UBND ngày 03/ 02/ 2006 của UBND tỉnh Nghệ An

về việc ban hành kế hoạch triển khai các chương trình, đề án trọng điểm thực hiện

Nghị quyết 01/ NQ-TU của ban thường vụ Tỉnh ủy khóa XVI;

- Kế hoạch phát triển kinh tế thủy sản Nghệ An giai đoạn 2006-2010 của

Ngành Thủy sản Nghệ An.

1

Bản đề án này bao gồm các nội dung chính sau:

Phần I: THỰC TRẠNG VỀ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN XUẤT KHẨU

THỦY SẢN NGHỆ AN HIỆN NAY.

Phần II: MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHẾ BIẾN

VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN ĐẾN 2010 .

Phần III: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

PHẦN I

THỰC TRẠNG VỀ SẢN XUẤT CHẾ BIẾN, XUẤT KHẨU

THỦY SẢN CỦA NGHỆ AN HIỆN NAY

A. THỰC TRẠNG

I. TÌNH HÌNH CUNG CẤP NGUYÊN LIỆU THỦY SẢN PHỤC VỤ CB￾XK HIỆN NAY

Nguồn nguyên liệu cung cấp cho chế biến sản phẩm thủy sản trong những

năm gần đây ở tỉnh ta được lấy từ khai thác, nuôi trồng. Tỷ trọng nguyên liệu đưa

vào chế biến còn thấp (Nằm trong khoảng từ 37%- 49 % của sản lượng khai thác

được); Nghề nuôi tôm của tỉnh ta chỉ có một vụ, thời gian thu hoạch ngắn; Vì vậy,

dù sản lượng khai thác và nuôi trồng trong tỉnh hàng năm tương đối lớn, nhưng do

cơ cấu, mùa vụ chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất nên nhiều doanh nghiệp còn phải

mua thêm nguyên liệu từ các tỉnh bạn.

1. Hiện trạng cung cấp nguyên liệu từ NTTS.

Được sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước thông qua chương trình phát triển

nuôi trồng thuỷ sản nên nghề nuôi trồng thuỷ sản có sự phát triển vượt bậc về mọi

mặt, đối tượng nuôi ngày một đa dạng; diện tích, năng suất nuôi trồng thủy sản

không ngừng tăng lên qua các năm. Tốc độ tăng trưởng sản lượng nuôi trồng trong

những năm gần đây khá cao (bình quân hàng năm giai đoạn 2000 - 2005 đạt 17,3

%/năm), trong đó nổi bật là sự phát triển vượt bậc của nghề nuôi tôm Sú. (Xem phụ

lục 1: Kết quả đạt được của nghề nuôi thủy sản giai đoạn 2001-2005).

Năm 2005, sản lượng thủy sản nuôi đạt 18.000 tấn. Trong đó tập trung vào phát

triển nuôi các đối tượng có giá trị xuất khẩu và có khả năng về thị trường như: tôm

sú, cá rô phi đơn tính, cá giò.....Cụ thể:

1.1. Nhóm sản phẩm tôm:

Tôm sú là đối tượng nuôi chủ lực phục vụ xuất khẩu và nghề nuôi tôm sú phát

triển rất nhanh. Tính đến năm 2005 diện tích nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh (

TC&BTC) là 800 ha, sản lượng đạt 1.500 tấn. Năng suất nuôi tôm bình quân toàn

tỉnh đạt gần 1tấn/ha; năng suất tôm thâm canh đạt 1,9 tấn/ha.

2

Tôm thẻ chân trắng đã du nhập vào nuôi trong tỉnh nhưng mới ở mức khảo

nghiệm, do vậy loài tôm này chưa có sản luợng cung cấp cho chế biến xuất khẩu

(CBXK).

1.2. Nhóm cá nước mặn:

Đã bước đầu quan tâm nhưng sản lượng chưa nhiều, chủ yếu tiêu thụ nội địa.

Đối tượng nuôi chủ yếu là cá giò, cá mú, cá vược..vv. Năm 2005 có 30 lồng nuôi

biển nhưng do ảnh hưởng của thiên tai (Bão lụt) nên phong trào nuôi biển phát triển

chưa mạnh, chưa tương xứng với tiềm năng. Theo số liệu điều tra, diện tích có khả

năng nuôi biển 1.300ha vì vậy nó có thể được xem là nguồn cung cấp nguyên liệu

cho chế biến và xuất khẩu. Hiện nay tỉnh ta đang có chủ trương quan tâm khôi phục

và phát triển nghề nuôi này.

1.3. Nhóm nhuyễn thể:

Đối tượng nuôi hiện nay trong tỉnh ta chủ yếu là ngao. Năm 2005, diện tích

nuôi ngao gần 100 ha, năng suất bình quân đạt 14 tấn/ha.

Tuy nhiên nghề nuôi ngao vẫn trong tình trạng nuôi quảng canh, nhỏ lẻ, dựa

vào nguồn giống tự nhiên là chính. Sản phẩm chủ yếu tiêu thụ nội địa.

1.4. Cá rô phi đơn tính:

Cá rô phi đơn tính là đối tượng nuôi nước ngọt có tiềm năng phục vụ xuất

khẩu. Từ năm 2003 tỉnh đã triển khai chương trình phát triển nuôi cá rô phi. Năm

2005, sản lượng cá rô phi xuất khẩu đạt 2.500 tấn tăng 277,7% so năm 2003. Tuy

nhiên do kích cỡ cá nuôi nhỏ không đáp ứng yêu cầu của chế biến, xuất khẩu. Vì vậy

chỉ dùng cho tiêu thụ nội địa.

1.5. Nhóm sản phẩm cua:

Nghề nuôi cua đang được phát triển, nhưng mới chỉ ở quy mô nhỏ tại các

huyện thị ven biển. Sản phẩm chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc theo đường

tiểu ngạch và tiêu thụ nội địa. Hiện nay chúng ta đã sản xuất nhân tạo được giống

cua là điều kiện thuận lợi cho việc nuôi cua thương phẩm.

Ghẹ biển là sản phẩm có thị trường tiêu thụ rộng, nhưng sản lượng khai thác

còn hạn chế; trong khi ta chưa chủ động được giống và công nghệ nuôi nên chưa

kích thích nghề nuôi ghẹ phát triển.

2. Hiện trạng cung cấp nguyên liệu từ khai thác

( Xem phụ lục2: Kết quả đạt được của nghề khai thác thủy sản giai đoạn 2001-

2005).

Đội tàu khai thác thuỷ sản của toàn tỉnh từ năm 2001 đến nay mặc dù có sự

thay đổi đáng kể về số lượng và công suất máy. Cơ cấu đội tàu phát triển theo hướng

giảm dần loại tàu thuyền có công suất nhỏ dưới 20 CV và tăng dần loại tàu có công

suất từ 50 CV trở lên để khai thác có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nghề khai thác chủ

yếu đang ở ven bờ, công nghệ khai thác còn chậm đổi mới; Số lượng tàu to máy lớn

tham gia đánh cá xa bờ không nhiều, hiệu quả khai thác còn thấp. Năm 2005 số

lượng tàu thuyền có công suất trên 90 CV khai thác vùng khơi mới chỉ có 275 chiếc,

chiếm 8,5% số lượng tàu thuyền hiện có.

3

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!