Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát ngôn hỏi trong Truyện Kiều với việc biểu thị các hành động ngôn ngữ gián tiếp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Dương Thị Thuý Vinh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 185 - 191
185
PHÁT NGÔN HỎI TRONG TRUYỆN KIỀU VỚI VIỆC BIỂU THỊ
CÁC HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ GIÁN TIẾP
Dương Thị Thúy Vinh
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Khi tìm hiểu các phát ngôn hỏi (có sử dụng dấu hỏi ở cuối câu) trong Truyện Kiều, chúng tôi thấy
rằng: tác giả (người dẫn truyện) và các nhân vật đã tạo ra nhiều phát ngôn hỏi nhưng chỉ có một số
ít phát ngôn là nhằm mục đích hỏi, còn lại phần lớn đều nhằm những mục đích khác. Cụ thể như
hỏi để khẳng định, phủ định; để khuyên nhủ, thuyết phục, thỉnh cầu, thề nguyền,...; để thể hiện sự
băn khoăn, phỏng đoán, ngờ vực; để hứa hẹn, cam kết; để bộc lộ cảm xúc. Những hành động ngôn
ngữ gián tiếp được biểu thị qua phát ngôn hỏi đã góp phần bộc lộ thái độ, tình cảm của tác giả và
tính cách, phẩm chất của các nhân vật, qua đó khẳng định tấm lòng và tài năng của Nguyễn Du.
Từ khóa: ngôn ngữ, phát ngôn hỏi, hành động ngôn ngữ gián tiếp, Truyện Kiều, Nguyễn Du.
1.a. Như chúng ta đã biết, hành động ngôn
ngữ (hay hành vi ngôn ngữ, hành động nói,
hành động ngôn từ) là một loại hành động của
con người và được người nói hay người viết
thực hiện bằng ngôn ngữ khi phát ra một lời
nói, một câu văn. Các hành động ngôn ngữ
thường được phân biệt theo một số loại khác
nhau. Nhà ngôn ngữ học J.R. Searle đã phân
biệt thành năm nhóm lớn: trình bày, điều khiển,
cam kết, biểu cảm và tuyên bố (x. 2, tr.238-259).*
Mặt khác, theo cách thức thực hiện, các hành
động ngôn ngữ (HĐNN) còn được các nhà
ngôn ngữ học phân biệt thành HĐNN trực
tiếp và HĐNN gián tiếp. Trong HĐNN trực
tiếp có sự thống nhất giữa hình thức và chức
năng còn ở HĐNN gián tiếp thì không có sự
thống nhất như vậy mà đó là cách dùng hình
thức của HĐNN này để thực hiện chức năng
của HĐNN khác.
1.b. Về đơn vị câu, người ta có thể nghiên cứu
trên nhiều phương diện. Và ở phương diện sử
dụng, mỗi câu cụ thể gắn với hoàn cảnh giao
tiếp, mục đích giao tiếp,... được gọi là phát
ngôn (PN). Nói cách khác, phát ngôn chính là
câu trong hoạt động giao tiếp (x. 5, tr.111). Vì
thế, muốn tìm hiểu câu ở phương diện sử
dụng thì phải nắm được phương diện cấu tạo
ngữ pháp của câu. Ở đây, nếu xét về phương
diện cấu tạo ngữ pháp thì một PN hỏi là một
câu hỏi (câu nghi vấn). Câu nghi vấn “nêu điều
người nói chưa biết hoặc còn hoài nghi và mong
*
Tel: 0942383818; Email: [email protected]
muốn được người nghe trả lời, cung cấp thông
tin vào điểm còn chưa biết, chưa rõ“ và nó
được nhận diện bằng “những từ ngữ chuyên
dụng và/ hoặc ngữ điệu nghi vấn. Ngữ điệu
nghi vấn được đánh dấu bằng dấu hỏi (?) ở
cuối câu” (x.5, tr.215) (chúng tôi nhấn mạnh
từ “hoặc”). Như vậy, theo quan điểm của tác
giả Bùi Minh Toán, về mặt hình thức, một
câu nghi vấn có thể có hoặc không có dấu hỏi
ở cuối câu. Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng,
một PN hỏi không phải lúc nào cũng đạt được
mục đích vốn có của nó.
1.c. Truyện Kiều từ lâu đã được biết đến với tư
cách là một kiệt tác của văn học Việt Nam.
Các giá trị về nội dung và nghệ thuật của
Truyện Kiều đã được rất nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm khai thác. Trong bài viết này, chúng
tôi muốn nhìn lại tác phẩm dưới ánh sáng của
lý thuyết HĐNN, tức là coi Truyện Kiều như
một sản phẩm của hoạt động giao tiếp và mỗi
câu nghi vấn trong tác phẩm là một PN được
tác giả hoặc các nhân vật nói ra nhằm thực
hiện một/ một vài HĐNN cụ thể. Dưới đây,
chúng tôi chỉ tìm hiểu những PN hỏi có dấu
hỏi (?) ở cuối câu. Còn những PN hỏi có từ để
hỏi nhưng không có dấu hỏi, chúng tôi sẽ đề
cập đến ở một bài viết khác. Tất cả những
nhận định, đánh giá, nhận xét của chúng tôi
đều dựa trên những tư liệu thu được từ tác
phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, theo bản
khảo đính của Đào Duy Anh (1974) trong Từ
điển Truyện Kiều, Nxb KH, Hà Nội.
190Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn