Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát Huy Vai Trò Của Hội Nông Dân Trong Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Trên Địa Bàn Tỉnh Hòa Bình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
BÙI THỊ TUYẾT
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HỘI NÔNG DÂN TRONG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HÒA BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8310110
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRẦN THỊ THU HÀ
Hà Nội, 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là hoàn toàn
trung thực, của tôi, không vi phạm bất cứ điều gì trong luật sở hữu trí tuệ và
pháp luật Việt Nam. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2020
Người cam đoan
Bùi Thị Tuyết
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, nghiên cứu, để hoàn thành luận văn này tôi xin
bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới:
Cô giáo hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thị Thu Hà
Các thầy, cô giáo Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Phòng Đào tạo
sau đại học, Trường Đại học Lâm nghiệp đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ
tận tình trong quá trình tôi thực hiện luận văn này.
Sự giúp đỡ của Lãnh đạo, đồng nghiệp cơ quan và gia đình, bạn bè đã
luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2020
Tác giả
Bùi Thị Tuyết
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................. ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA HỘI
NÔNG DÂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI............... 4
1.1. Cơ sở lý luận về vai trò của Hội Nông dân trong phát triển kinh tế trang trại ...... 4
1.1.1. Các khái niệm cơ bản....................................................................... 4
1.1.2. Vai trò và vị trí của kinh tế trang trại trong phát triển nông nghiệp.......11
1.1.3. Vai trò của Hội Nông dân trong phát triển kinh tế trang trại ....... 13
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát huy vai trò của Hội Nông dân
trong phát triển kinh tế trang trại ............................................................ 19
1.2. Cơ sở thực tiễn về vai trò của Hội Nông dân trong phát triển kinh tế
trang trại....................................................................................................... 22
1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong phát huy vai trò của Hội
nông dân trong phát triển kinh tế trang trại ............................................ 22
1.2.2. Bài học rút ra cho Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình........................... 25
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..27
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình ........................ 27
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .......................................................................... 27
2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội ................................................................. 29
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ................. 34
2.2. Giới thiệu về Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình.......................................... 36
2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ...................................................................... 36
2.2.2. Hội viên .......................................................................................... 37
iv
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 38
2.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu............................................... 38
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu ......................................................... 39
2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu ...................................................... 39
2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong đề tài.................................................. 40
2.4.1. Chỉ tiêu phản ảnh về hoạt động hỗ trợ của Hội Nông dân; khả năng
triển khai hỗ trợ của cán bộ hội............................................................... 40
2.4.2. Chỉ tiêu phản ánh hoạt động và kết quả sản xuất của trang trại .. 41
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 42
3.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Hòa Bình....... 42
3.1.1. Phát triển số lượng các loại hình trang trại .................................. 42
3.1.2. Phát triển về quy mô các trang trại ............................................... 44
3.1.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại............... 48
3.2. Vai trò của Hội nông dân trong phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn
tỉnh Hòa Bình............................................................................................... 49
3.2.1. Công tác tuyên truyền .................................................................... 49
3.2.2. Tạo vốn thông qua các chương trình phối hợp.............................. 51
3.2.3. Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và dạy nghề...................... 57
3.2.4. Hỗ trợ về vật tư .............................................................................. 59
3.2.5. Xây dựng mô hình điểm.................................................................. 60
3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát huy vai trò của Hội Nông dân trong
phát triển kinh tế trang trại........................................................................... 63
3.3.1. Yếu tố chủ quan.............................................................................. 63
3.3.2. Yếu tố khách quan .......................................................................... 66
3.4. Giải pháp phát huy vai trò của Hội Nông dân trong phát triển kinh tế
trang trại tỉnh Hòa Bình ............................................................................... 68
3.4.1. Tăng cường tranh thủ sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, sự phối hợp
v
tạo điều kiện của chính quyền đối với hoạt động của Hội Nông dân trong
phát triển kinh tế trang trại...................................................................... 68
3.4.2. Xây dựng tổ chức hội vững mạnh thực hiện có hiệu quả chức năng,
nhiệm vụ của Hội Nông dân góp phần phát triển kinh tế trang trại........ 70
3.4.3. Tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên nông dân tham gia phát
triển kinh tế trang trại .............................................................................. 73
3.4.4. Đẩy mạnh thực hiện các phong trào hành động cách mạng của Hội
nông dân................................................................................................... 74
3.4.5. Tổ chức dạy nghề cho nông dân gắn với xây dựng các mô hình
điểm phát triển kinh tế trang trại............................................................. 76
3.4.6. Vận động các trang trại tham gia hiệp hội trang trại, thành lập
doanh nghiệp, tham gia các hoạt động bảo hiểm sản phẩm nông nghiệp77
3.5. Kiến nghị để thực hiện giải pháp.......................................................... 78
3.5.1. Đối với Nhà nước ........................................................................... 79
3.5.2. Đối với Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh Hòa Bình......................... 80
KẾT LUẬN.................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 85
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KHKT: Khoa học kỹ thuật
HND: Hội nông dân
HTX: Hợp tác xã
MTTQ: Mặt trận Tổ quốc
UBND: Ủy ban Nhân dân
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Số lượng các loại hình trang trại giai đoạn 2017-2019 .................. 43
Bảng 3.2: Quy mô đất đai của các trang trại giai đoạn 2017-2019................. 45
Bảng 3.3: Quy mô đất đai của 1 trang trại giai đoạn 2017-2019.................... 45
Bảng 3.4: Tình hình lao động các trang trại giai đoạn 2017-2019 ................. 46
Bảng 3.5: Bình quân lao động 1 trang trại giai đoạn 2017-2019.................... 47
Bảng 3.6: Nguồn vốn của trang trại giai đoạn 2017-2019.............................. 48
Bảng 3.7: Nguồn vốn bình quân 1 trang trại giai đoạn 2017-2019 ................ 48
Bảng 3.8: Đánh giá của chủ trang trại về hiệu quả sản xuất kinh doanh của
trang trại .......................................................................................................... 49
Bảng 3.9: Kết quả hoạt động tuyên truyền của Hội Nông dân ....................... 50
Bảng 3.10: Kết quả cho vay vốn theo hình thức tín chấp giai đoạn 2017-2019..53
Bảng 3.11: Kết quả cho vay vốn từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân giai đoạn
2017-2019........................................................................................................ 56
Bảng 3.12: Kết quả chuyển giao KHKT trồng trọt tới trang trại.................... 57
Bảng 3.13: Kết quả chuyển giao KHKT chăn nuôi tới trang trại ................... 58
Bảng 3.14: Kết quả hỗ trợ nông dân mua tín chấp trả chậm vật tư ................ 60
giai đoạn 2017-2019........................................................................................ 60
Bảng 3.15: Đánh giá của cán bộ về các hoạt động của Hội Nông dân........... 63
Bảng 3.16: Đánh giá của chủ trang trại về năng lực cán bộ Hội Nông dân
trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ............................................................... 64
Bảng 3.17: Đánh giá của chủ trang trại về khả năng hợp tác và kết nối của Hội
Nông dân với các tổ chức khác ....................................................................... 65
Bảng 3.18: Đánh giá của chủ trang trại về các chính sách của nhà nước....... 66
Bảng 3.19: Đánh giá của cán bộ về năng lực của chủ trang trại..................... 68
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Trang trại là những hình mẫu về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế ở
nông thôn theo cơ chế thị trường. Do tính hiệu quả của kinh tế trang trại nên
nhiều năm qua các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định
chính sách đã tập trung nghiên cứu thực trạng về kinh tế trang trại và cũng đã
có những kiến nghị và đề ra giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại,
song chưa có một tổ chức chính trị xã hội nào đặt vấn đề nghiên cứu một cách
khoa học vai trò của tổ chức mình trong vấn đề phát triển kinh tế trang trại.
Hội Nông dân là một tổ chức chính trị xã hội của giai cấp nông dân do
Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập và lãnh đạo, là cơ sở chính trị của Nhà
nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, với chức năng là: Tuyên truyền
giáo dục, vận động nông dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng; chính
sách, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng và hợp
pháp cho nông dân, là trung tâm nòng cốt cho phong trào nông dân và công
cuộc xây dựng nông thôn mới.
Hội Nông dân các cấp trong tỉnh Hòa Bình đã có những đóng góp quan
trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong lĩnh vực hỗ trợ nông
dân phát triển kinh tế trang trại. Phối hợp với các ngành theo mô hình liên kết
4 nhà hỗ trợ nông dân về vốn, kinh nghiệm sản xuất, tiêu thụ sản phẩm,
chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật… Để góp phần giúp cho kinh tế trang
trại phát triển bền vững, thu hút, giải quyết công ăn việc làm cho lao động
nông thôn.
Trong thời gian qua, vai trò của Hội nông dân tỉnh Hòa Bình trong phát
triển kinh tế trang trại còn có những hạn chế như: Trình độ của cán bộ Hội
còn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới, chưa phát huy được
vai trò cầu nối giữa các chính sách của nhà nước với các chủ trang trại, công