Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

PHÁT BIỂU QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN VỀ THỰC TRẠNG ĐÔ LA HOÁ TẠI VIỆT NAM. GIẢI PHÁP VÀ KHẮC PHỤC.DOC
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bài tập: Tài Chính Quốc Tế Viện Đào tạo sau đại học - NEU
PHÁT BIỂU QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN VỀ THỰC TRẠNG ĐÔ LA HOÁ
TẠI VIỆT NAM. GIẢI PHÁP VÀ KHẮC PHỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế Việt Nam đang mở cửa và hội nhập với kinh tế thế giới và đạt được
những thành tựu nhất định trong phát triển kinh tế. GDP trong 20 năm quan luôn đạt ở
mức cao, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế cũng ngày càng tăng. Tuy nhiên trong quá trình đó cũng có những mặt trái
như ôi nhiễm môi trường, phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội…
Gia nhập WTO, Việt Nam phải chấp nhận những điều luật chung của sân chơi này
trong đó có việc mở cửa thị trường tài chính tiền tệ. Tâm lý muốn sở hữu đồng Đô la –
USD đang dần ăn sâu vào tâm trí người dân và có những tác động xấu tới nền kinh tế.
Hiện tượng đôla hóa bắt nguồn từ cơ chế tiền tệ thế giới hiện đại, trong đó tiền tệ
của một số quốc gia phát triển, đặc biệt là đôla Mỹ, được sử dụng trong giao lưu quốc tế
làm vai trò của "tiền tệ thế giới". Vì vậy, người ta thường gọi hiện tượng ngoại tệ hóa là
"đôla hóa". Và để hiểu rõ thêm về vấn đề “Đô la hóa” cũng như những tác động của nó
đối với nền kinh tế Việt Nam tác giả đã đi nghiên cứu vấn đề để phục vụ cho tiểu luận
môn “Tài chính quốc tế”. Tiểu luận gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về đô la hóa. Chương này nhằm đưa ra những vấn đề chung
nhất về đô la hóa, phân loại, nguyên nhân cũng như những tác động của nó tới nền kinh
tế.
Chương 2: Thực trạng đô la hóa tại Việt Nam. Nội dung phân tích tình trạng đô la
hóa ở Việt Nam trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế và nguyên nhân của thực
trạng đó.
Chương 3: Giải pháp khắc phục đô la hóa tại Việt Nam.
Tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Đặng Ngọc Đức, trưởng bộ môn Tài chính
Quốc tế, khoa Ngân hàng Tài chính, trường Đại học Kinh tế Quốc dân về lòng nhiệt tình
giảng dạy và những bài học bổ ích và cảm ơn những bạn bè trong lớp CH18N về tinh
thần học tập hăng say.
Học viên: Trần Văn Huyên Lớp: CH18N
Bài tập: Tài Chính Quốc Tế Viện Đào tạo sau đại học - NEU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐÔ LA HÓA
1. Khái niệm đô la hóa
Đô la hóa là một hiện tượng khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, đó là việc
sử dụng một ngoại tệ (thường là ngoại tệ mạnh) có khả năng tự do chuyển đổi thay thế
đồng nội tệ để thực hiện chức năng của tiền tệ.
Bất kỳ một ngoại tệ mạnh nào như: Đôla Mỹ, Euro, Yên Nhật, Đôla Úc… có khả
năng thay thế đồng nội tệ trong lưu thông cũng dẫn tới hiện tượng “Đô la hóa”. Tuy
nhiên, sau đại chiến Thế giới lần thứ hai những đồng Đôla Mỹ tái thiết Châu Âu đã tràn
ngập châu Âu lục địa và làm cho đồng USD trở thành phương tiện thanh toán quốc tế
mạnh nhất trên thế giới mà không có đồng tiền nào thay thế được kể cả khi hiệp ước
Bretton Woods đã sụp đổ. Điều này còn có lý do chính trị tác động tới, đó là việc Mỹ lợi
dụng sức mạnh của nền kinh tế gây sức ép lên các nước bị tàn phá sau chiến tranh và
những nước đang phát triển có một nền tài chính chưa ổn định.
Tình trạng đô la hóa nền kinh tế được coi là cao khi tỉ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ
chiếm từ 30% trở lên trong tổng khối tiền tệ mở rộng (FCD/M2 > 30%); bao gồm tiền
mặt trong lưu thông, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi ngoại tệ. Căn cứ
vào tỉ lệ này có thể phân chia tình trạng đô la hóa thành ba mức độ khác nhau đối với mỗi
quốc gia.
Thứ nhất: Đô la hóa không chính thức là trường hợp đồng đô la (ngoại tệ mạnh)
được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế, mặc dù không được quốc gia đó chính thức thừa
nhận, chính phủ cấm niêm yết giá bằng đồng đô la, cấm sử dụng đồng đô la trong các
giao dịch thương mại trong nước. Nó có thể bao gồm: tiền gửi bằng ngoại tệ ở ngân hàng
trong nước, các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ cất trong túi, các trái phiếu ngoại tệ và các
tài sản phi tiền tệ ở nước ngoài, tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài.
Thứ hai: Đô la hóa bán chính thức hay còn gọi là đô la hóa từng phần là tình trạng
đồng “đô la” được sử dụng như một phương tiện trao đổi, phương tiện dự trữ, phương
tiện thanh toán, tức là nó được sử dụng được cho mọi hoạt động kinh doanh, sản xuất,
thương mại tại quốc gia đó. Ở những nước này, cả đồng nội tệ và đồng ngoại tệ đều được
lưu hành một cách chính thức, hợp pháp, và Đô la có thể chiếm ưu thể trong các khoản
tiền gửi và chi tiêu hàng ngày. Người dân thường dự trữ ngoại tệ mạnh do lo ngại về sự
mất giá của đồng nội tệ, họ có thể mua chứng khoán nước ngoài, thanh toán giao dịch
thương mại bằng đồng ngoại tệ, gửi tiền tiết kiệm bằng đồng ngoại tệ mạnh…
Thứ ba: Đô la hóa chính thức sảy ra khi đồng ngoại tệ mạnh là đồng tiền hợp pháp
duy nhất được lưu hành, vẫn có đồng nội tệ nhưng mệnh giá của nó không cao, thường
Học viên: Trần Văn Huyên Lớp: CH18N