Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phat am tieng nhat
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Phần I. Lời mở đầu.
Có người Tây đã nói rằng: Người Việt nói như hát. Còn mình- một người Việt Nam học tiếng Nhật, lại
thấy rằng người Nhật nói còn hay hơn cả hát. Có khi nào các bạn nghe băng thấy người Nhật nói rất hay,
nhưng khi mình bắt chước lại thì nghe sao vụng về thô kệch, cố gắng mấy cũng không giống. Nguyên
nhân thì có nhiều, nhưng một phần rất lớn là do: Ngữ điệu từ.( Tiếng Nhật: アクセント, Tiếng Anh:
accent).
Ngữ điệu từ là gì?
Nói một cách nôm na, nó gần giống như là 6 thanh điệu trong tiếng Việt: huyền sắc hỏi ngã nặng ngang.
Tuy nhiên ngữ điệu tiếng Nhật thì chỉ có hai thôi: cao và thấp. Lấy ví dụ:
漢字(kanji, tiếng Hán) ひらがな(hiragana) Ý nghĩa cách phát âm
今 bây giờ i-mà
居間 phòng khách ì-ma
Bạn nào có điều kiện có thể nhờ người Nhật phát âm 2 từ trên để thấy rõ sự khác biệt.
Ta nói rằng: Trong từ 今, chữ い cao, ま thấp. Trong từ 居間, chữ い thấp, ま cao.
Hai từ trên do cách phát âm khác nhau mà có ý nghĩa khác nhau. Như vậy ngữ điệu là một phần trong ý
nghĩa của từ.
Tại sao bạn phải phí thời gian quan tâm đến cái ngữ điệu này trong khi bạn cần phải học bao
nhiêu kanji và mẫu câu để chuẩn bị cho kì thi tiếng Nhật?
Có những cái lợi sau:
1/ Nếu bạn nói đúng ngữ điệu, thì khi giao tiếp bạn sẽ không gây hiểu nhầm. Đây là mục tiêu tối thiểu
của giao tiếp. Chẳng có gì đáng ghét hơn là cứ nói chuyện một lúc thì người kia lại "Ế?" vì không hiểu
mình nói gì.
2/ Nói đúng ngữ điệu thì tự nhiên câu nói sẽ "lên bổng xuống trầm", như hát vậy. Bạn sẽ thấy mình nói
"rất hay", tự nhiên có hứng để nói.
3/ Nói đúng ngữ điệu sẽ giúp bạn đạt đến cấp độ cao nhất: Nói giống hệt như người Nhật. Để đạt đến
trình độ này đỏi hỏi rất nhiều thứ: Vốn từ, ngữ pháp, kiến thức về văn hóa... và kiến thức về ngữ điệu
cũng là một trong số đó. Giả sử có một ông Tây nói tiếng Việt rất giỏi, ngữ pháp cực chuẩn, nói gì cũng
biết nhưng phát âm các dấu không sõi thì mình cũng không phục hoàn toàn phải không?
4/ Nếu không sửa ngữ điệu từ sớm thì về sau sẽ thành thói quen rất khó sửa.
Dưới đây mình sẽ viết tất cả hiểu biết của mình về ngữ điệu. Một số lượm lặt trong sách, một số tự mình
ngộ ra, nên độ chính xác không dám đảm bảo 100%. Tuy nhiên những nội dung này đã được kiểm
chứng bởi ít nhất 2 cô giáo người Nhật, nên cũng có độ tin tưởng trong một chừng mực nào đó.
Tất cả ngữ điệu mình dùng ở đây là ngữ điệu vùng Kanto, chính xác hơn là ngữ điệu khu vực Tokyo. Lý
do là nó là tiếng phổ thông, được dùng trên TV, phim ảnh...
Phần II. Cách kí hiệu ngữ điệu.
1/ Cách 1: Kí hiệu bằng hình vẽ.
Kí hiệu Ý nghĩa Cách phát âm
Thấp Gần giống dấu huyền của Tiếng Việt( fù)
Cao Gần giống thanh ngang( không dấu) của Tiếng Việt ( yu)
Vị trí thay đổi giữa cao và thấp
Ưu điểm của cách kí hiệu này: Dễ hiểu, dễ nhìn. Khi nhìn vào cách kí hiệu này có thể đoán ra lên