Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Pháp luật quốc tế về chống biến đổi khí hậu và việc thực thi các cam kết của việt nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Pháp luật quốc tế về chống biến đổi khí hậu và
việc thực thi các cam kết của Việt Nam
Nguyễn Thị Hồng Yến
Khoa Luật
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Quốc tế; Mã số: 60 38 60
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đoàn Năng
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Phân tích các vấn đề cơ bản về biến đổi khí hậu (BĐKH). Làm rõ các biểu
hiện của BĐKH trên phạm vi toàn cầu và Việt Nam. Giới thiệu một số điều ước quốc
tế quan trọng liên quan đến vấn đề BĐKH và chính sách , pháp luật ứng phó với
BĐKH của một số quốc gia và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Đánh giá quá
trình thực thi các cam kết quốc tế về BĐKH của Việt Nam. Đề xuất một số giải pháp
hoàn thiện pháp luật Việt Nam về BĐKH.
Keywords: Luật Quốc tế; Pháp luật quốc tế; Biến đổi khí hậu; Pháp luật Việt Nam
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đứng trước thách thức về sự biến đổi một cách bất thường và nhanh chóng của khí hậu trên
trái đất, từ năm 1990, một loạt các hội nghị quốc tế đã được tổ chức để đưa ra những lời kêu gọi
khẩn cấp cho sự ra đời của một điều ước quốc tế đa phương toàn cầu về ứng phó với biến đổi khí
hậu (quy ước viết tắt là BĐKH). Tháng 6/1992, tại Hội nghị của Liên hợp quốc về môi trường và
phát triển, Công ước Khung của Liên hợp quốc về BĐKH đã ra đời với mục tiêu “ổn định các nồng
độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con
người đối với hệ thống khí hậu”. Nằm bên bờ Tây của biển Đông, có đường bờ biển dài và hai đồng
bằng châu thổ lớn, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa do BĐKH và nước biển dâng
cao. Chính vì thế, Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ trong cuộc chiến chống lại BĐKH ở cả
phương diện quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, những hành động này trên thực tế còn chưa đủ so với
những gì mà BĐKH đã, đang và sẽ gây ra cho cộng đồng quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng.
Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu các quy định của pháp luật quốc tế về vấn đề BĐKH
và quá trình thực thi các cam kết này của Việt Nam có những ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần thúc
đẩy hơn nữa quá trình hoạch định chính sách và giải pháp trong phòng chống các biểu hiện cực đoan của
BĐKH ở Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Liên quan đến vấn đề BĐKH, đã có một số công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế đề cập
đến như: Luận văn thạc sỹ “Nguyên tắc phòng ngừa: sự phù hợp trong pháp luật quốc tế và BĐKH”
của Rabbi Elamparo Deloso, Đại học Lund - Thuỵ Điển; Chuyên đề Thuỷ Lợi số 2-2007; GS. TSKH.
2
Nguyễn Ngọc Trân,“Để triển khai có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với
BĐKH”...Tuy nhiên, những nghiên cứu của các học giả này chủ yếu khai thác tổng quan trên bình
diện quốc tế, hoặc chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các tác động và các biện pháp ứng phó với BĐKH ở
từng ngành. Thực tế chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể về những vấn đề pháp lý
quốc tế và quốc gia về BĐKH.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài nhằm làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn pháp lý quốc tế liên
quan đến BĐKH, bao gồm các nội dung: Quy định của pháp luật quốc tế về chống BĐKH;
Tác động của BĐKH đến một số quốc gia…Trên cơ sở đó, đánh giá và đề xuất các giải pháp
tăng cường mức độ thực thi các quy định của pháp luật quốc tế và hướng hoàn thiện pháp luật
Việt Nam về lĩnh vực này.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Luận văn đi vào nghiên cứu một số điều ước quốc tế về BĐKH, bao gồm: Công ước
Vienna về bảo vệ tầng Ozone; Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ozone;
Công ước Khung của Liên hợp quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto về giảm phát thải khí
nhà kính và các chính sách, pháp luật của Việt Nam về ứng phó với BĐKH.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Phù hợp với mục đích và phạm vi nghiên cứu, luận văn được triển khai trên cơ sở các
quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong quá trình thực hiện
luận văn, tác giả đã sử dụng một số phương pháp cụ thể như phương pháp phân tích phương
pháp so sánh để đánh giá mức độ hoàn thiện và tương thích của pháp luật Việt Nam so với các
quy định của pháp luật quốc tế….
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
- Luận văn làm rõ một cách tổng thể các vấn đề pháp lý cơ bản của pháp luật quốc tế về
BĐKH.
- Luận văn làm rõ chính sách, pháp luật của Việt Nam về biến đổi khí hậu trên nhiều
phương diện.
- Luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và tăng cường hiẹu quả thực thi
các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu của Việt Nam trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài Mục lục, Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết
cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về biến đổi khí hậu
Chương 2: Những vấn đề cơ bản của pháp luật quốc tế về chống biến đổi
khí hậu
Chương 3: Thực thi pháp luật quốc tế về chống biến đổi khí hậu của
Việt Nam
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1. KHÁI NIỆM KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1.1. Khái niệm khí hậu
a. Định nghĩa khí hậu