Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Pháp luật môi trường Việt Nam trong việc thích nghi và ứng phó với biến đổi khí hậu
MIỄN PHÍ
Số trang
9
Kích thước
279.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1681

Pháp luật môi trường Việt Nam trong việc thích nghi và ứng phó với biến đổi khí hậu

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

nghiªn cøu - trao ®æi

18 T¹p chÝ luËt häc sè 2/2011

TS. Vò Thu H¹nh *

TS. NguyÔn V¨n Ph-¬ng **

1. Đặt vấn đề

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là vấn đề mang

tầm quốc gia và quốc tế. Ảnh hưởng của

BĐKH đến các mặt của đời sống kinh tế, xã

hội đã được nhiều lĩnh vực khoa học nghiên

cứu như khoa học môi trường, khoa học thuỷ

văn và khí tượng, khoa học quản lí và kiểm

soát các thảm họa từ thiên nhiên... Để có thể

giảm thiểu tác động xấu của BĐKH đối với

môi trường và cuộc sống con người, các quốc

gia phải cùng nhau hợp tác trong nhiều hoạt

động, trong đó đặc biệt chú ý đến giảm phát

thải khí nhà kính; tái tạo, sử dụng năng lượng

sạch và hấp thụ khí nhà kính. Để tiến hành

các hoạt động trên, chính sách và pháp luật

của mỗi quốc gia vừa đóng vai trò chủ động

phòng ngừa, hạn chế BĐKH vừa mang ý

nghĩa thích nghi và ứng phó với BĐKH.

Tại Việt Nam, các nỗ lực trong việc tìm

kiếm giải pháp ứng phó với BĐKH cũng đã

được Chính phủ quan tâm sâu sắc. Việt Nam

đã kí kết và phê chuẩn hai (02) văn kiện quan

trọng trong lĩnh vực này là Công ước khung

của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu

(UNFCCC) và Nghị định thư Kyoto (KP),

cũng như từng bước hình thành khung khổ

chính sách, pháp luật về giảm thiểu, ứng phó

và thích nghi với BĐKH. Tuy nhiên, có thể

nhận xét chung là hệ thống chính sách và

pháp luật Việt Nam trong mối liên hệ với

BĐKH còn nhiều khoảng trống; nhiều quy

định còn chung chung, mang tính tuyên ngôn

hơn là tính quy phạm, một số quy định không

còn phù hợp với yêu cầu mới, hiệu lực thực

thi của nhiều quy định chưa cao... Những rà

soát, phân tích, bình luận dưới đây về nhận

thức đối với vấn đề BĐKH, ảnh hưởng của

BĐKH đến phát triển kinh tế- xã hội và thực

trạng chính sách, pháp luật của Việt Nam về

thích nghi và ứng phó với BĐKH sẽ minh

chứng cho những nhận định trên.

2. Nhận thức chung về khí nhà kính và

ảnh hưởng của nó tới biến đổi khí hậu

Cũng như hầu hết các quốc gia khác trên

thế giới, tại Việt Nam, khí nhà kính phát sinh

chủ yếu từ các lĩnh vực nông nghiệp, giao

thông vận tải, sản xuất và tiêu thụ năng

lượng. Ngoài ra, khí nhà kính còn sinh ra từ

quá trình đốt cháy than củi và phụ phẩm

nông nghiệp... Với tốc độ tăng trưởng GDP

từ 7.5 - 8.5%/năm, tốc độ phát triển công

nghiệp từ 14 - 16%/năm, nhu cầu sử dụng

năng lượng từ nhiên liệu hoá thạch phục vụ

cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội là

rất lớn.

(1) Điều này cũng có nghĩa là việc thải

khí nhà kính sẽ tiếp tục gia tăng. Việt Nam

*, ** Giảng viên chính Khoa pháp luật kinh tế

Trường Đại học Luật Hà Nội

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!