Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích tổng hợp và khảo sát trên máy tính về đặc điểm phân tử Gen MTHFR và Gen PCSK9 đối với bệnh cao cholesterol máu có tính gia đình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
Đề tài: PHÂN TÍCH TỔNG HỢP VÀ KHẢO SÁT
TRÊN MÁY TÍNH VỀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN TỬ GEN
MTHFR VÀ GEN PCSK9 ĐỐI VỚI BỆNH CAO
CHOLESTEROL MÁU CÓ TÍNH GIA ĐÌNH
Mã số đề tài: 36
Bình Dương, tháng 3 năm 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
Đề tài: PHÂN TÍCH TỔNG HỢP VÀ KHẢO SÁT
TRÊN MÁY TÍNH VỀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN TỬ GEN
MTHFR VÀ GEN PCSK9 ĐỐI VỚI BỆNH CAO
CHOLESTEROL MÁU CÓ TÍNH GIA ĐÌNH
Mã số đề tài: 36
Chủ nhiệm đề tài: Phạm Thị Mộng Tuyền
Khoa: Công nghệ sinh học
Các thành viên: Phan Ngọc Bảo Trâm
Võ thị Hương
Huỳnh Thanh Thủy
Nguyễn Thị Phương Diệu
Người hướng dẫn: ThS. Trương Kim Phượng
Bình Dương , tháng 3 năm 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Phân tích tổng hợp và khảo sát trên máy tính về đặc điểm phân tử gen
MTHFR và gen PCSK9 đối với bệnh cao cholesterol máu có tính gia đình.
- Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Mộng Tuyền
- Lớp: YD51 Khoa: Công nghệ sinh học Năm thứ: 4 Số năm đào tạo: 4
- Người hướng dẫn: ThS. Trương Kim Phượng
2. Mục tiêu đề tài:
Bước đầu xác định sự tương quan giữa đặc điểm phân tử trên gen MTHFR và PCSK9
đối với bệnh cao cholesterol máu có tính chất gia đình thông qua bộ dữ liệu thuộc phân
tích tổng hợp. Kết quả nghiên cứu tạo tiền đề phát triển hướng nghiên cứu thực
nghiệm về phân tích thực nghiệm dựa vào công cụ sinh học phân tử phù hợp xác định
đặc điểm phân tử gen MTHFR và PCSK9 ở bộ mẫu máu của bệnh nhân cao cholesterol
và một số bệnh lý liên quan.
3. Tính mới và sáng tạo:
Hiện nay, dữ liệu đặc điểm phân tử trên gen MTHFR và PCSK9 ở bộ mẫu máu của
bệnh nhân cao cholesterol đã được công bố trên một số bài báo khoa học tiếng Anh
trên thế giới. Tuy nhiên, dữ liệu đặc điểm phân tử gen MTHFR và PCSK9 ở người
Việt Nam chưa có nhiều công bố. Do vậy, công trình nghiên cứu này với công cụ
thống kê trong phân tích tổng hợp để khái quát nên sự tương quan giữa đặc điểm đa
hình/đột biến trên các gen mục tiêu này và bệnh lý rối loạn chuyển hóa cholesterol,
homocystein,… Kết quả nghiên cứu tạo tiền đề phát triển hướng nghiên cứu về nhóm
gen dẫn đến bệnh lý rối loạn chuyển hóa cholesterol, homocystein,… ở người Việt
Nam.
4. Kết quả nghiên cứu:
Chỉ số Proportion phản ánh tỷ lệ xuất hiện dạng biến thể (đột biến) C677T ở
thể đồng hợp TT trên 12 công bố khoa học là 12,469% (95%CI: 7,080-19,114, mô
hình R) ở mẫu bệnh và 8,08% (95%CI: 4,581-12,459, mô hình R) ở mẫu lành.
Chỉ số OR phản ánh độ chênh về sự xuất hiện dạng biến thể C677T ở thể đột
biến đồng hợp TT trên quần thể người châu Á là OR = 1,658 (95%CI: 1,037-2,649, mô
hình R).
Chỉ số Proportion phản ánh tỷ lệ xuất hiện dạng biến thể (đột biến) A1298C ở
thể đồng hợp CC trên 12 công bố khoa học là 12,554% (95%CI: 6,89-19,930, mô hình
R) ở mẫu bệnh và 8,404 % (95%CI: 3,327-15,510 mô hình R) ở mẫu lành.
Chỉ số OR phản ánh độ chênh về sự xuất hiện dạng biến thể A1298C ở thể
đồng hợp CC trên quần thể người châu Á là OR = 1,5 (95%CI: 0,883-2,550, mô hình
R).
Chỉ số Proportion phản ánh tỷ lệ xuất hiện các dạng đột biến trên gen PCSK9
trên bộ mẫu bệnh FH (10 công trình nghiên cứu) là 14,986% (95%CI: 8,020-23,650,
mô hình R). Chỉ số Proportion phản ánh giá trị tỷ lệ tăng dần đối với sự xuất hiện các
dạng đột biến trên các exon PCSK9: exon 3: 0,318% (95%CI: 0,0129-1,535, mô hình
R); exon 12: 1,285% (95%CI: 0,514-2,397, mô hình R); exon 1: 1,887% (95%CI:
0,503-4,129, mô hình R); exon 4: 2,09% (95%CI: 0,195-8,000, mô hình R); exon 7:
5,185 % (95%CI: 0,939-12,568, mô hình R); exon 9: 10,461 % (95%CI: 3,142-21,367,
mô hình R).
Chọn lọc các cặp mồi phù hợp với việc khuếch đại vùng trình tự gen mục
tiêu: cặp mồi M_F2 & M_R2 và cặp mồi M_F7 & M_R7 khuếch đại vùng gen
MTHFR, lần lượt bao quanh biến thể C677T với kích thước sản phẩm PCR là 1958 bp
và biến thể A1298C với kích thước sản phẩm PCR là 163 bp; cặp mồi P_F2 & P_R2
khuếch đại vùng gen PCSK9, bao quanh vùng trình tự exon 7 với kích thước sản phẩm
PCR là 518 bp.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài:
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp
chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu
có):
Ngày tháng năm
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)
Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):
Nhóm sinh viên chủ động khai thác dữ liệu khoa học và xử lý, phân tích thống kê theo
chỉ số Odds ratio và Proportion để phản ánh về sự tương quan giữa tính chất đột biến
nổi trội trên gen MTHFR, PCSK9 và bệnh lý FH cùng với một số bệnh lý khác liên
quan. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để có thể thực hiện tiếp các nội dung
nghiên cứu chuyên sâu – thiết lập quy trình phân tích/sàng lọc đặc điểm phân tử trên
gen MTHFR, PCSK9 để làm rõ nguyên nhân dẫn đến bệnh lý rối loạn cholesterol trong
máu, rối loạn homocystein và các bệnh lý tim mạch ở Việt Nam.
Ngày tháng năm
Xác nhận của đơn vị
(ký tên và đóng dấu)
Người hướng dẫn
(ký, họ và tên)