Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phan tich tieng chui cua chi pheo
MIỄN PHÍ
Số trang
3
Kích thước
153.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
797

Phan tich tieng chui cua chi pheo

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Đề bài: Phân tích Tiếng chửi của Chí Phèo

Bài làm

Thoát khỏi dòng văn học lãng mạn tô hồng cuộc sống, Nam Cao bước chân đến

với những người nông dân nghèo, có số phận đáng thương. Và ông đã vô cùng

thành công khi bước vào trái tim người đọc với truyện ngắn "Chí Phèo" - hình

ảnh một người nông dân từ chất phác, hiền lành đến tha hóa cả về nhân hình

lẫn nhân tính. Khác với dòng ngôn ngữ bác học, văn phong chau chuốt, mượt

mà, Nam Cao gây ấn tượng cho độc giả bằng hàng loạt tiếng chửi xuyên suốt

tác phẩm. Tiếng chửi ấy để lại cho ta một nỗi thấm thía về một kiếp người

nhưng lại bị cự tuyệt quyền làm người. "Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu

chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng

chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả

làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: "Chắc nó trừ mình ra!". Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất!

Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng

không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn

không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi

này! A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân

hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo? Mà có trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại

cũng không ai biết." Ngay mở đầu truyện ngắn, Chí Phèo gây ấn tượng cho ta bằng hình ảnh một kẻ

ngật ngưỡng say, "vừa đi vừa chửi". Bình thường, người ta chỉ "chửi" khi đang

tức giận một điều gì hay một người nào đó. Tiếng chửi gây mất hoà khí với

mọi người xung quanh, nhưng đôi khi nó giúp chúng ta bớt căng thẳng vì "bõ

tức". Nhưng, Chí có xích mích điều gì hay với ai mà lại phải chửi? Lia cận

cảnh vào những đối tượng mà Chí đang xích mích, đó là "trời", "đời", "làng Vũ

Đại', "ai không chửi nhau với hắn", "người đẻ ra hắn". Tiếng chửi của một kẻ

tưởng chừng như say rượu ấy lại có lớp , bài bản, từ cao xuống thấp, từ xa đến

gần, từ không xác định đến xác định. Tuy nhiên, cái đối tượng tưởng chừng

như xác định: "người đẻ ra hắn" thì "hắn không biết", "cả làng Vũ Đại cũng

không ai biết". Thành ra, tiếng chửi ấy vu vơ, cất lên cao rồi lại lọt thỏm giữa

không trung. Thật vậy, hắn chửi "trời" nhưng "trời có của riêng nhà nào". Đối tượng mở đầu

của tiếng chửi là "trời". Bầu trời trong xanh, cao vời vợi yên bình, nhưng trong

mắt hắn cũng thật đáng chửi. Vì bầu trời ôm trọn tất cả loài người vào lòng, không chừa một ai cả. Bầu trời ấy đã đón nhận hắn - một người nông dân lương

thiện lại còn đón nhận thêm bá Kiến - người huỷ hoại cả cuộc đời hắn. Và phải

chăng, bi kịch bị bà Ba gọi vào bóp chân khiến bá Kiến ghen tuông cũng là câu

chuyện do "trời" sinh ra. Yếu tố tưởng chừng như duy tâm ấy lại phản ánh cả

xã hội đương thời thối nát, không có chỗ cho người lương thiện dung thân. "Trời" như một câu cửa miệng, một thông lệ để kêu ca cho tất cả những số

phận bi kịch. Và rồi hắn chửi "đời": "đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai". Đời là cuộc sống, số phận của một con người từ lúc mới sinh đến khi ra đi. Chửi đời tức là chửi "tất cả", chửi không sót một thứ gì. Cứ ngỡ tưởng, hắn chửi đời người khác

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!