Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp đổi mới nội dung đào tạo dược sĩ đại học định hướng chuyên
PREMIUM
Số trang
207
Kích thước
3.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1511

Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp đổi mới nội dung đào tạo dược sĩ đại học định hướng chuyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỔI

MỚI NỘI DUNG ĐÀO TẠO DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC ĐỊNH

HƯỚNG CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ VÀ CUNG ỨNG

THUỐC NĂM HỌC 2019 - 2020

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021

.

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỔI

MỚI NỘI DUNG ĐÀO TẠO DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC ĐỊNH

HƯỚNG CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ VÀ CUNG ỨNG

THUỐC NĂM HỌC 2019 - 2020

CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC

MÃ SỐ: 62 73 20 01

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Nguyễn Đức Tuấn

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021

.

.

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, dưới

sự hướng dẫn của GS.TS. Nguyễn Đức Tuấn. Các kết quả nghiên cứu trong luận

văn là trung thực, khách quan.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Như Quỳnh

.

.

Luận văn Dược sĩ Chuyên khoa cấp II – Khóa: 2019 – 2021

Chuyên ngành: Tổ chức Quản lý dược – Mã số: CK 62 73 20 01

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI

NỘI DUNG ĐÀO TẠO DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC ĐỊNH HƯỚNG CHUYÊN

NGÀNH QUẢN LÝ VÀ CUNG ỨNG THUỐC NĂM HỌC 2019 – 2020

Nguyễn Thị Như Quỳnh

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Đức Tuấn

Từ khóa: Nội dung đào tạo, quản lý và cung ứng thuốc, chuẩn đầu ra chương trình

đào tạo.

Mở đầu: Trong những năm gần đây, số lượng cơ sở đào tạo dược sĩ đại học

(DSĐH) ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, chương trình đào tạo (CTĐT), cách thức

triển khai CTĐT giữa các trường không giống nhau dẫn đến sự khác biệt về chất

lượng đào tạo và năng lực hành nghề của người dược sĩ sau khi tốt nghiệp. Trong

đó, nội dung đào tạo là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng giáo dục. Với

mong muốn đảm bảo chất lượng đầu ra nhằm cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực

dược có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu xã hội và trên cơ sở Chuẩn năng lực cơ

bản của dược sĩ Việt Nam do Bộ Y tế ban hành, đề tài này được thực hiện với mục

tiêu phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp đổi mới nội dung đào tạo dược sĩ đại

học định hướng chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc năm học 2019-2020.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu

mô tả cắt ngang, hồi cứu, tiến cứu và can thiệp nội dung đào tạo DSĐH khóa 2019

của trường Đại học A để phân tích thực trạng và đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn

năng lực cơ bản của dược sĩ Việt Nam của nội dung đào tạo DSĐH định hướng

chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc, từ đó đề xuất giải pháp đổi mới nội dung

giảng dạy và chuẩn đầu ra các học phần theo thuyết tương thích kiến tạo; Đánh giá

kết quả thực hiện bằng cách khảo sát ý kiến cựu sinh viên, nhà tuyển dụng và sinh

viên năm cuối với cỡ mẫu tối thiểu là 385; Xử lý kết quả khảo sát bằng phần mềm

SPSS.

Kết quả: Bằng cách thiết lập ma trận giữa chuẩn đầu ra của CTĐT với chuẩn năng

lực cơ bản của dược sĩ Việt Nam, đề tài đã đề xuất chuẩn đầu ra mới của CTĐT.

Kết quả kháo sát ý kiến nhà tuyển dụng và cựu sinh viên cho thấy 12 chuẩn đầu ra

mới hoàn toàn phù hợp. Nội dung đào tạo DSĐH khóa 2019 hiện nay có tỷ lệ rất

lớn về kiến thức giáo dục đại cương (28%), kiến thức chuyên ngành chỉ chiếm 7%.

Hầu hết các học phần đều là môn lý thuyết, chỉ có một đợt thực tập cho sinh viên

năm cuối, thiếu học phần Đạo đức hành nghề dược, Dược bệnh viện, Thực hành tốt.

Đề tài đã xây dựng được nội dung đào tạo mới (170 tín chỉ), xây dựng được chuẩn

đầu ra của 19 học phần định hướng chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc. Kết

quả khảo sát ý kiến nhà tuyển dụng, cựu sinh viên và sinh năm cuối về các kết quả

thực hiện và thu được điểm trung bình từ 4 – 5 điểm.

Kết luận: Đề tài đã phân tích thực trạng của nội dung đào tạo DSĐH khóa 2019,

xây dựng 12 chuẩn đầu ra mới của CTĐT và đề xuất giải pháp đổi mới nội dung

đào tạo DSĐH định hướng chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc đáp ứng chuẩn

năng lực cơ bản của dược sĩ Việt Nam và nhu cầu xã hội.

.

.

Specialized Pharmacist of 2 grade Thesis – Academic course 2019-2021

Speciality: Pharmacy Administration – Code: CK 62 73 20 01

ANALYSIS OF CURRENT SITUATION AND PROPOSAL OF

SOLUTIONS TO REFORM THE UNDERGRADUATE PHARMACY

CURRICULUM ORIENTED IN DRUG SUPPLY AND

MANAGEMENT FOR THE ACADEMIC YEAR 2019-2020

Nguyen Thi Nhu Quynh

Supervisor: Prof. Dr. Nguyen Duc Tuan

Key words: undergraduate pharmacy curriculum, drug supply and management,

expected learning outcomes.

Background: In recent years, the number of pharmacy universities have been

increasing. However, the undergraduate pharmacy curriculum, and the implemented

way are not the same, leading to differences in education quality and practice

capacity of pharmacists after graduation. The curriculum is an important factor

affecting the quality of education. With the desire to assure the output quality for

providing high quality pharmacy manpower and meeting social needs, and on the

basis of the basic competency standards of Vietnamese pharmacists, this study was

carried out with the aim of analysis of current situation and proposal of solutions to

reform the undergraduate pharmacy curriculum oriented in drug supply and

management for the academic year 2019-2020.

Materials and methods: The study applied cross-sectional, retrospective,

prospective, and interventional research methods in the undergraduate pharmacy

curriculum in 2019 from University A to analyze the current situation and assess the

level of satisfactory for the basic competencies standards, thereby proposing

solutions to reform the undergraduate pharmacy curriculum and expected learning

outcomes (ELO) of the courses based on constructive alignment, and finally

evaluating the reform by surveying alumni, employers, and final year students with

a minimum sample size of 385. The survey results were processed using SPSS.

Results: By establishing a matrix between the ELO of the undergraduate pharmacy

curriculum and the basic competency standards of Vietnamese pharmacists, twelve

new ELOs were proposed and were satisfying by alumni and employers. The

curriculum in 2019 contain high percentage of general education knowledge (28%),

and specialized knowledge accounting for only 7%. Most of the courses are

theoretical subjects, there is only one internship for the final year students, and lack

of some coursed such as pharmacy ethics, hospital pharmacy and GPs. The new

pharmacy curriculum was established with total 170 credits, and the ELO of 19

courses oriented in drug supply and management. For which the survey results from

employers, alumni, and final year students obtained an average score of 4-5.

Conclusion: The study analyzed current situation of the undergraduate pharmacy

curriculum in 2019, established twelve new ELOs of the curriculum, and proposed

solutions to reform the undergraduate pharmacy curriculum oriented in drug supply

and management to meet the basic competency standards of Vietnamese

pharmacists and social needs.

.

.

MỤC LỤC

Trang

Mục lục……………………………………………………………………………....i

Danh mục các chữ viết tắt......................................................................................... iii

Danh mục các bảng .....................................................................................................v

Danh mục các hình.................................................................................................. viii

MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………1

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3

1.1. Tổng quan về ngành dược Việt Nam và nhân lực ngành dược Việt Nam...........3

1.2. Chương trình đào tạo............................................................................................5

1.3. Chuẩn năng lực cơ bản của dược sĩ Việt Nam.....................................................9

1.4. Giới thiệu khung trình độ quốc gia Việt Nam....................................................15

1.5. Thiết kế chương trình đào tạo theo nguyên lý tương thích kiến tạo…………..18

1.6. Giới thiệu về Khoa Dược - trường Đại học A....................................................19

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................22

2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................22

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu……………………………………………..22

2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................22

2.4. Phương pháp thu thập số liệu, phân tích và trình bày số liệu ............................24

2.5. Đạo đức trong nghiên cứu..................................................................................30

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................31

3.1. Khảo sát, phân tích thực trạng và tự đánh giá việc đáp ứng Chuẩn năng lực cơ

bản của dược sĩ Việt Nam của nội dung giảng dạy dược sĩ đại học định hướng

chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc của trường Đại học A .....................31

3.2.Đề xuất một số giải pháp đổi mới, góp phần cải tiến nội dung giảng dạy đạt

Chuẩn năng lực cơ bản của dược sĩ Việt Nam ...................................................72

3.3. Đánh giá kết quả thực hiện………………………………………………….....92

.

.

Chương 4. BÀN LUẬN………………………………………….………………..93

4.1. Khảo sát, phân tích thực trạng và tự đánh giá việc đáp ứng Chuẩn năng lực cơ

bản của dược sĩ Việt Nam của nội dung giảng dạy dược sĩ đại học định hướng

chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc của trường Đại học A……………. 93

4.2.Đề xuất một số giải pháp đổi mới, góp phần cải tiến nội dung giảng dạy đạt

Chuẩn năng lực cơ bản của dược sĩ Việt Nam……………………………….101

4.3. Đánh giá kết quả thực hiện……………………………………………….......103

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................104

Kết luận………………. ..........................................................................................104

Kiến nghị………………………………………………………………………….106

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

.

.

i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Từ nguyên Nghĩa tiếng Việt

A Attitudes Thái độ

BGDĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ Giáo dục và Đào tạo

BMI Business Monitor International Tên hãng nghiên cứu thị trường

BYT Bộ Y tế Bộ Y tế

DSĐH Dược sĩ đại học Dược sĩ đại học

CĐR Chuẩn đầu ra Chuẩn đầu ra

CNL Chuẩn năng lực Chuẩn năng lực

CP Chính phủ Chính phủ

CTĐT Chương trình đào tạo Chương trình đào tạo

đvht Đơn vị học trình Đơn vị học trình

EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá

GV Giảng viên Giảng viên

IMS Intercontinental Marketing

Service

Tên hãng nghiên cứu thị trường

K Knowledges Kiến thức

KMO Kaiser-Meyer-Olkin Hệ số KMO

KN Kỹ năng Kỹ năng

KT Kiến thức Kiến thức

LT Lý thuyết Lý thuyết

NĐ Nghị định Nghị định

PTN Phòng thí nghiệm Phòng thí nghiệm

QĐ Quyết định Quyết định

S Skills Kỹ năng

TC Tín chỉ Tín chỉ

TĐ Thái độ Thái độ

.

.

Chữ viết tắt Từ nguyên Nghĩa tiếng Việt

TH Thực hành Thực hành

TTg Thủ tướng Thủ tướng

.

.

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1. Chuẩn năng lực cơ bản của dược sĩ Việt Nam có liên quan đến định

hướng chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc……...………………....……12

Bảng 1.2. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo dược sĩ đại học khóa 2019……19

Bảng 2.1. Mã hóa 12 chuẩn đầu ra mới thành các biến quan sát…………………..27

Bảng 2.2. Mã hóa các nội dung khảo sát để đánh giá kết quả thực hiện thành các

biến quan sát……………………………………………..…………………………29

Bảng 3.1. Mối liên hệ giữa CĐR của CTĐT với lĩnh vực 1 của CNL cơ bản của

dược sĩ Việt Nam ……….…….....………...…….……………………….…….32

Bảng 3.2. Mối liên hệ giữa CĐR của CTĐT với lĩnh vực 2 của CNL cơ bản của

dược sĩ Việt Nam …..……….……...………...…...……………..……….…….36

Bảng 3.3. Mối liên hệ giữa CĐR của CTĐT với lĩnh vực 3 của CNL cơ bản của

dược sĩ Việt Nam ……..……...………...……………………..………….…….38

Bảng 3.4. Mối liên hệ giữa CĐR của CTĐT với lĩnh vực 4 của CNL cơ bản của

dược sĩ Việt Nam ………....…...…..………..………..………………….……..40

Bảng 3.5. Mối liên hệ giữa CĐR của CTĐT với lĩnh vực 5 của CNL cơ bản của

dược sĩ Việt Nam ………….....………………..…..…………………….……..42

Bảng 3.6. Mối liên hệ giữa CĐR của CTĐT với lĩnh vực 6 của CNL cơ bản của

dược sĩ Việt Nam ………..…..….……………………………………….……..44

Bảng 3.7. Mối liên hệ giữa CĐR của CTĐT với lĩnh vực 7 của CNL cơ bản của

dược sĩ Việt Nam ……………….……...………..……………………….…….46

Bảng 3.8. Dự thảo chuẩn đầu ra mới của chương trình đào tạo ……..…………....50

Bảng 3.9. Mô tả thông tin chung mẫu nghiên cứu…………………………………50

Bảng 3.10. Kết quả đánh giá 3 chuẩn đầu ra về kiến thức theo Cronbach's Alpha..51

Bảng 3.11. Kết quả đánh giá 6 chuẩn đầu ra về kỹ năng theo Cronbach's Alpha…51

Bảng 3.12. Kết quả đánh giá 3 chuẩn đầu ra về thái độ theo Cronbach's Alpha…..52

Bảng 3.13. Kiểm định KMO và Bartlett đối với biến phụ thuộc….……..……..….52

.

.

i

Bảng 3.14. Giá trị trung bình của 12 biến quan sát dựa trên kết quả khảo sát cựu

sinh viên và nhà tuyển dụng về sự phù hợp của 12 chuẩn đầu ra mới …...……52

Bảng 3.15. Tổng hợp các góp ý của cựu sinh viên và nhà tuyển dụng về việc đề

xuất các năng lực cần thiết của người dược sĩ hiện tại và tương lai….………...53

Bảng 3.16. Đối sánh chuẩn đầu ra mới của chương trình đào tạo với khung trình độ

quốc gia bậc 6……..……...……………...……………….…...………………..54

Bảng 3.17. Đối sánh chuẩn đầu ra mới của CTĐT với chuẩn đầu ra của CTĐT dược

sĩ đại học của Đại học Y Dược TP.HCM…………..……..……………..……..55

Bảng 3.18. Đối sánh chuẩn đầu ra mới của CTĐT với chuẩn đầu ra của CTĐT dược

sĩ đại học của trường Đại học Dược Hà Nội………..………...…….…….........56

Bảng 3.19. Đối sánh chuẩn đầu ra mới của CTĐT với chuẩn đầu ra của CTĐT dược

sĩ đại học của trường Đại học Y Dược Cần Thơ…………….……..……..........59

Bảng 3.20. Đối sánh chuẩn đầu ra mới của CTĐT với chuẩn đầu ra của CTĐT dược

sĩ đại học của trường Đại học Mahidol – Thái Lan……………………….........61

Bảng 3.21. Mối liên quan giữa học phần/môn học định hướng chuyên ngành Quản

lý cung ứng thuốc với chuẩn đầu ra mới theo 3 cấp độ……………………...…63

Bảng 3.22. Số lượng, trình độ giảng viên và trợ giảng của Khoa Dược - trường Đại

học A năm học 2018 – 2019..………...…………...………………………........64

Bảng 3.23. Số lượng và trình độ của đội ngũ nhân viên hỗ trợ năm học 2018 -

2019……………..……………………………………….……………………..65

Bảng 3.24. Số lượng, trình độ giảng viên và trợ giảng tham gia giảng dạy định

hướng chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc năm học 2018-2019………..65

Bảng 3.25. Đối sánh đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy định hướng chuyên

ngành Quản lý và cung ứng thuốc với yêu cầu về đội ngũ giảng viên qui định tại

Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT………...………………………………............66

Bảng 3.26. Đối sánh các khối kiến thức của nội dung giảng dạy dược sĩ của trường

Đại học A với các trường đại học đào tạo dược trong và ngoài nước...……......66

.

.

i

Bảng 3.27. Rà soát 4 lĩnh vực của Chuẩn năng lực cơ bản của dược sĩ Việt Nam có

liên quan đến các học phần định hướng chuyên ngành Quản lý và cung ứng

thuốc....................................................................................................................67

Bảng 3.28. Đối sánh sánh nội dung giảng dạy dược sĩ đại học của trường Đại học A

trước và sau khi điều chỉnh và đối sánh với các nội dung giảng dạy tham

chiếu…………………………………………………………………………….73

Bảng 3.29. Đề xuất loại bỏ và kết hợp một số học phần của nội dung giảng dạy

dược sĩ đại học của trường Đại học A…………...………..……………………74

Bảng 3.30. Đối sánh chương trình đào tạo dược sĩ đại học của trường Đại học A

trước và sau khi điều chỉnh lần 2 và đối sánh với các nội dung giảng dạy tham

chiếu…………………………………………………………………………….75

Bảng 3.31. Thiết kế giảng dạy các học phần của nội dung giảng dạy dược sĩ đại học

của trường Đại học A theo mạch các môn học…………..……..………....……76

Bảng 3.32. Đề xuất chuẩn đầu ra của một số học phần thuộc định hướng chuyên

ngành Quản lý và cung ứng thuốc…………………………….….……...…......85

Bảng 3.33. Mô tả thông tin chung mẫu nghiên cứu…………………...….....…….91

Bảng 3.34. Giá trị trung bình của 20 biến quan sát dựa vào kết quả khảo sát nhà

tuyển dụng và cựu sinh viên và sinh viên năm cuối………………...……….....91

.

.

ii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu của đề tài……...…………………..………………23

Hình 3.1. Mối liên hệ các học phần định hướng chuyên ngành Quản lý và cung ứng

thuốc trước khi điều chỉnh CTĐT.….……...………...…………..…………….84

Hình 3.2. Mối liên hệ các học phần định hướng chuyên ngành Quản lý và cung ứng

thuốc sau khi điều chỉnh CTĐT……………...……...……...……………..........84

.

.

1

MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây số lượng các cơ sở đào tạo nhân lực Dược trình độ

đại học ngày càng gia tăng, bao gồm các cơ sở giáo dục đại học công lập và ngoài

công lập. Tuy nhiên, về chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ giảng

viên, chất lượng đầu vào của sinh viên và đặc biệt là cách thức triển khai chương trình

đào tạo, năng lực tổ chức đào tạo, phương thức lượng giá, đánh giá người học của mỗi

cơ sở đều có sự khác biệt. Vì vậy, chất lượng sản phẩm đào tạo, năng lực hành nghề

của người dược sĩ sau khi ra trường cũng khác nhau. Để có một mốc chuẩn cho các cơ

sở đào tạo có căn cứ hướng tới việc đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn nghề nghiệp, nhu cầu

xã hội; người học có cơ sở để phấn đấu hoàn thiện bản thân đáp ứng yêu cầu công

việc; các đơn vị sử dụng nhân lực Dược có căn cứ đánh giá, kiểm soát, xây dựng đội

ngũ nhân lực cũng như xây dựng cơ cấu, chế độ lương thưởng phù hợp thì cần có

Chuẩn năng lực cơ bản dành cho dược sĩ ở Việt Nam.

Mặt khác, trước nhu cầu hội nhập khu vực và quốc tế sâu rộng, các nhà quản lý,

người sử dụng lao động cần phải có một bộ công cụ để kiểm soát, đánh giá, chuẩn hóa

chất lượng nguồn nhân lực.

Trước tình hình thực tế đó, Bộ Y tế đã chỉ đạo xây dựng Chuẩn năng lực cơ

bản của dược sĩ Việt Nam với sự tham gia của tất cả các bên liên quan bao gồm các

chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo, người tuyển dụng, người sử dụng lao động, nhà

quản lý, nhà chuyên môn, các tổ chức xã hội [10]. Chuẩn năng lực cơ bản của dược sĩ

Việt Nam bao gồm 7 lĩnh vực, trong đó có 4 lĩnh vực có liên quan đến việc đào tạo

dược sĩ đại học định hướng chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc.

Trường Đại học A được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo dược sĩ đại

học từ năm 2013. Nhận thức được nâng cao chất lượng giáo dục là điều kiện sống còn

của các trường đại học, trong đó, đổi mới chương trình đào tạo là ưu tiên hàng đầu

giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy và chất lượng đầu ra của nguồn nhân lực, và hoạt

động đảm bảo chất lượng là yếu tố then chốt để giữ vững chất lượng đào tạo. Chương

trình đào tạo dược sĩ đại học của trường Đại học A bao gồm 2 định hướng chuyên

ngành: Quản lý và cung ứng thuốc, Sản xuất và phát triển thuốc. Tính đến năm học

.

.

2

2019 - 2020, nhà trường đã đào tạo được 3 khóa sinh viên (khóa 2013, 2014 và 2015)

theo chương trình đào tạo có lựa chọn định hướng chuyên ngành. Đến khóa 2017, nhà

trường có thêm một định hướng chuyên ngành thứ 3 là Dược lâm sàng. Hàng năm, tỷ

lệ sinh viên lựa chọn định hướng chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc khoảng

90%. Tính đến hết năm 2019 trường đã có 2 khóa dược sĩ ra trường (khóa 2013 và

2014). Tỷ lệ tốt nghiệp của khóa dược sĩ đầu tiên (khóa 2013) chiếm 65,3%. Trong

vòng 1 năm sau khi tốt nghiệp, tỷ lệ sinh viên khóa 2013 tốt nghiệp có việc làm chiếm

55,68%. Với mong muốn đảm bảo chất lượng đầu ra nhằm cung cấp cho xã hội nguồn

lao động có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu xã hội, đồng thời đáp ứng được yêu

cầu của Bộ Y tế; Trên cơ sở Chuẩn năng lực cơ bản của dược sĩ Việt Nam do Bộ Y tế

ban hành, đề tài “Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp đổi mới nội dung đào

tạo dược sĩ đại học định hướng chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc năm học

2019 – 2020” được thực hiện với mục tiêu sau đây:

- Khảo sát, phân tích thực trạng và đánh giá mức độ đáp ứng Chuẩn năng lực cơ bản

của nội dung đào tạo dược sĩ đại học định hướng chuyên ngành Quản lý và cung

ứng thuốc của trường Đại học A năm học 2019 – 2020.

- Đề xuất một số giải pháp đổi mới, góp phần cải tiến chương trình đào tạo đạt

Chuẩn năng lực cơ bản của dược sĩ Việt Nam.

.

.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!