Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh trước khi niêm yết và những định
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay khi nền kinh tế Việt Nam bước vào hội nhập và phát triển theo cơ chế
thị trường, những thách thức và cơ hội luôn mở ra cho các doanh nghiệp, tuy nhiên
các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng nghiên cứu, tìm
các hướng giải quyết, các biện pháp quản lý kinh doanh linh hoạt và hiệu quả, đặc
biệt là đối với những doanh nghiệp đang chuẩn bị niêm yết trên TTCK. Muốn được
như vậy các doanh nghiệp phải làm tốt tất cả các quy trình từ khâu mua hàng đến
khâu tiêu thụ hàng hóa, để đảm bảo việc bảo toàn và tăng nhanh tốc độ luân chuyển
vốn, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp có lợi nhuận
để tích lũy mở rộng và phát triển thêm quy mô sản xuất kinh doanh, tạo sự tín nhiệm
cao với khách hàng, các đối tác và nhà đầu tư.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên em chọn đề tài “Phân tích
thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh trước khi niêm yết và những định
hướng phát triển sau khi niêm yết trên TTCK của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh
VLXD”, để làm đề tài luận văn của mình.
Nội dung luận văn gồm 3 chương :
Chương 1 : Lý luận chung về Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp
Chương 2 : Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của CTCP Sản Xuất
và Kinh Doanh VLXD
Chương 3 : Định hướng phát triển và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh sau khi niêm yết trên TTCK của CTCP Sản Xuất và Kinh
Doanh VLXD
2
Tầm quan trọng của đề tài:
Hiện nay trên TTCK có rất nhiều sự lựa chọn cho các nhà đầu tư, họ luôn muốn
tìm cho mình một sự đầu tư hiệu quả, và hiệu quả đó tất nhiên có 1 phần gắn liền với
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, một doanh nghiệp muốn nhận được
sự quan tâm của nhà đầu tư, điều kiện đầu tiên là phải kinh doanh có hiệu quả. Vì
vậy, Phân tích hoạt động kinh doanh là việc làm thường xuyên của doanh nghiệp, đặc
biệt là các doanh nghiệp đã và đang chuẩn bị niêm yết trên TTCK. Chính vì tầm quan
trọng đó nên em chọn đề tài “Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh
trước khi niêm yết và những định hướng phát triển sau khi niêm yết trên TTCK của
CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD”, để làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp.
Mục tiêu nghiên cứu:
Phân tích nhằm làm rõ các mặt của kết quả kinh doanh dưới tác động của các
yếu tố, các nguyên nhân bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, đặc biệt là những tiềm
năng chưa được khai thác.
Trên cơ sở đó để đưa ra những định hướng phát triển, cũng như những giải pháp
hoàn thiện để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của CTCP Sản Xuất và Kinh
Doanh VLXD sau khi niêm yết trên TTCK.
Phương pháp nghiên cứu:
Dựa vào các kiến thức đã học, tiến hành phân tích các chỉ tiêu như: các tỷ số
đánh giá khả năng thanh toán, các tỷ số đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, các
tỷ số đánh giá hiệu quả vốn lưu động... Thông qua các phương pháp như:
• Phương pháp so sánh
• Phương pháp cân đối
• Phương pháp phân tích chi tiết
• Phương pháp tổng hợp
....
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Tiến hành thu thập thông tin tại CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh
VLXD, kết hợp với điều tra khảo sát thị trường để đánh giá thực trạng và tiềm năng
của Công ty trong thời gian tới.
Số liệu nghiên cứu trong 3 năm: 2007, 2008, 2009
Thời gian thực hiện nghiên cứu từ 20/07/2010 đến 20/09/2010.
CHƯƠNG 1
3
LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH
1.1 – Doanh nghiệp thương mại
1.1 .1 – Đặc điểm của nền kinh tế thị trường Việt Nam
Đặc trưng của nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay là nó được định hướng
xã hội chủ nghĩa. Theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX của Đảng đã
khẳng định: “Mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.”, “Thúc đẩy
sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, đặc biệt quan tâm đến các thị trường quan trọng nhưng hiện chưa
có hoặc còn sơ khai như: thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường bất
động sản, thị trường khoa học công nghệ”.
Hiện nay nền kinh tế Việt nam đang từng bước tiến vào một nền kinh tế thị
trường hiện đại. Trong nền kinh tế thị trường người ta tự do mua bán hàng hóa với
giá cả trên thị trường. Giá cả thị trường là sự biểu hiện bằng tiền của giá thị trường và
chịu sự tác động của quan hệ cạnh tranh, quan hệ cung cầu của hàng hóa và dịch vụ.
Kinh tế thị trường tạo ra môi trường tự do dân chủ trong kinh doanh, bảo vệ lợi ích
chính đáng của người tiêu dùng.
Trong cơ chế thị trường những vấn đề có liên quan đến việc phân bổ và sử dụng
nguồn tài nguyên sản xuất như vốn, lao động… về cơ bản được giải quyết khách
quan thông qua sự hoạt động của các quy luật kinh tế đặc biệt là quy luật cung cầu.
Người tiêu dùng giữ vị trí trung tâm trong nền kinh tế thị trường, quyết định sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. DN phải tìm mọi cách để thu hút và thỏa mãn
nhu cầu của người tiêu dùng theo phương châm “khách hàng là thượng đế”.
Tất cả các mối quan hệ của các chủ thể kinh tế đều được tiền tệ hóa. Tiền tệ trở
thành thước đo hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận là
yếu tố trung tâm, là động lực thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động và
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kinh doanh thương mại thu hút nguồn tài chính của các nhà đầu tư để đem lại
lợi nhuận. Kinh doanh thương mại có đặc thù riêng của nó, đó là quy luật vận động
của hàng hóa từ nơi giá thấp đến nơi giá cao, quy luật mua rẽ bán đắt, quy luật cung
4
cầu. Kinh doanh thương mại là điều kiện tiền đề để thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát
triển. Qua hoạt động mua bán tạo ra động lực kích đối với người sản xuất, thúc đẩy
phân công lao động xã hội, tổ chức tái sản xuất hình thành nên các vùng chuyên môn
hóa sản xuất hàng hóa. Thương mại đầu vào đảm bảo tính liên tục của quá trình sản
xuất. Thương mại đầu ra quy định tốc độ và quy mô tái sản xuất mở rộng của DN.
Kinh doanh thương mại kích thích nhu cầu và luôn tạo ra nhu cầu mới. Thương
mại làm bộc lộ tính đa dạng và phong phú của các loại nhu cầu khác nhau.
1.1 .2 – Đặc điểm của hoạt động kinh doanh thương mại
Hoạt động kinh doanh thương mại là hoạt động lưu thông phân phối hàng hóa
trên thị trường buôn bán hàng hóa của từng quốc gia riêng biệt hoặc trong phạm vi
quốc tế, nó có tác động rất lớn, không những đối với DNTM mà còn cho toàn bộ nền
kinh tế.
Đối với DNTM: việc mua hàng hoá vào và bán hàng hoá ra giúp cho các DN
tồn tại, phát triển và thực hiện được mục tiêu đề ra.
Đối với toàn bộ nền kinh tế: khối lượng hàng hoá lưu thông phản ánh mức độ
phát triển của nền kinh tế. Một đất nước phát triển thì hàng hóa phải đa dạng về mẫu
mã phong phú về chủng loại, chất lượng cao và ngược lại.
Hoạt động thương mại có những đặc điểm sau:
• Lưu chuyển hàng hóa trong kinh doanh thương mại qua 2 giai đoạn là mua
hàng và bán hàng.
• Đối tượng của kinh doanh thương mại là các loại hàng hóa được phân theo
ngành hàng khác nhau như: hàng vật tư thiết bị, hàng công nghệ, sản phẩm tiêu dung,
lương thực thực phẩm chế biến…..
• Quá trình lưu chuyển hàng hóa được thực hiện theo 2 phương thức là bán
buôn và bán lẻ. Bán buôn và bán lẻ có thể được thực hiện theo nhìu hình thức như
bán thẳng, bán trực tiếp qua kho, gửi bán qua đại lý, kí gửi, bán trả góp, hàng đổi
hàng …
Tổ chức đơn vị kinh doanh thương mại có thể theo một trong các mô hình: tổ
chức bán buôn, tổ chức bán lẻ, chuyên doanh hoặc kinh doanh tổng hợp…Ở các quy
mô tổ chức: quầy hàng, cửa hàng, công ty, tổng công ty…và thuộc mọi thành phần
kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.
5
Trong kinh doanh thương mại nói riêng và trong hoạt động nội thương nói
riêng, cần xuất phát từ đặc điểm quan hệ thương mại và kinh doanh với các đối tác để
tìm phương thức giao dịch, mua bán thích hợp để mang lại lợi nhuận cao nhất cho
DN.
Những người làm thương mại có thể là những cá nhân có đủ năng lực hành vi
dân sự hay các hộ gia đình, hợp tác xã hoặc các DN thuộc các thành phần kinh tế
được thành lập theo quy định của pháp luật.
Như vậy chức năng của hoạt động thương mại là tổ chức, thực hiện việc mua
bán và trao đổi hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho các hoạt động sản xuất và cho nhu
cầu của người tiêu dùng.
1.1.3 – Tiêu thụ hàng hóa trong DNTM
Tiêu thụ là một khâu quan trọng trong quá trình SXKD, là yếu tố quyết định đến
sự tồn tại và phát triển của DN. Tiêu thụ chính là quá trình chuyển hoá quyền sở hữu
và quyền sử dụng hàng hoá tiền tệ giữa các chủ thể tham gia mua bán trao đổi hàng
hoá trên thị trường.
Trong nền kinh tế trị trường, khi sản xuất đã phát triển thì vấn đề tiêu thụ sản
phẩm hàng hoá rất quan trọng. Vì có tiêu thụ được sản phẩm hàng hoá thì mới có vốn
để tiến hành tái sản xuất mở rộng, tăng tốc độ luân chuyển vốn nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn. Qua tiêu thụ tính chất hữu ích của sản phẩm hàng hoá được xác định hoàn
toàn. Sản phẩm tiêu thụ được chứng tỏ năng lực kinh doanh của DN, thể hiện kết quả
nghiên cứu thị trường.
Sản phẩm hàng hoá của DN được người tiêu dùng chấp nhận điều đó cho thấy
sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ xét về mặt khối lượng, giá trị sử dụng, chất lượng
giá cả phù hợp với nhu cầu thị hiếu của thị trường.
Sau quá trình tiêu thụ DN không những thu hồi được tổng chi phí có liên quan
đến quá trình sản xuất ra sản phẩm mà tiêu thụ hàng hoá còn thể hiện được giá trị lao
động thặng dư, đây là nguồn để mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống của
cán bộ công nhân viên.
Để thực hiện được khâu tiêu thụ đòi hỏi đồng thời phải có sự tham gia của các
yếu tố sau:
• Các chủ thể kinh doanh bao gồm cả người mua và người bán.
• Đối tượng là sản phẩm hàng hoá và dịch vụ.