Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích sức chịu tải đoạn cọc bên dưới O'CELL theo mô hình động
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------------------------------------------------------------------
ĐỖ THÀNH DANH
PHÂN TÍCH SỨC CHỊU TẢI ĐOẠN CỌC BÊN
DƯỚI O’CELL THEO MÔ HÌNH ĐỘNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------------------------------------------------------------------
ĐỖ THÀNH DANH
PHÂN TÍCH SỨC CHỊU TẢI ĐOẠN CỌC BÊN
DƯỚI O’CELL THEO MÔ HÌNH ĐỘNG
Chuyên ngành : Kỹ thuật Xây dựng
Mã số chuyên ngành : 8580201
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT XÂY DỰNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Trọng Phước
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY XÁC NHẬN
Tôi tên là: ĐỖ THÀNH DANH
Ngày sinh: 13/07/1986 Nơi sinh: TP-HCM
Chuyên ngành: Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Mã học viên:
1785802080005.
Tôi đồng ý cung cấp toàn văn thông tin luận văn tốt nghiệp hợp lệ về bản quyền cho
Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Thư viện trường đại học Mở
Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối toàn văn thông tin luận văn tốt nghiệp vào hệ
thống thông tin khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
Ký tên
ĐỖ THÀNH DANH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Ý KIẾN CHO PHÉP BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS NGUYỄN TRỌNG PHƯỚC
Học viên thực hiện: ĐỖ THÀNH DANH Lớp: MCON017A
Ngày sinh: 13/07/1986 Nơi sinh: TP.HCM
Tên đề tài: PHÂN TÍCH SỨC CHỊU TẢI ĐOẠN CỌC BÊN DƯỚI O’CELL THEO MÔ
HÌNH ĐỘNG
Ý kiến của giáo viên hướng dẫn về việc cho phép học viên Đỗ Thành Danh được
bảo vệ luận văn trước Hội đồng chấm Luận văn thạc sỹ của Trường Đại học Mở TPHCM.
Nhìn chung, Luận văn đã được hoàn thành theo mục tiêu ban đầu với kết quả số có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn; Tuy vậy, phần trình bày còn đôi chỗ chưa bài bản và có lỗi
chính tả.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 10 năm 2021
Người nhận xét
Nguyễn Trọng Phước
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Phân tích sức chịu tải đoạn cọc bên dưới Ocell
theo mô hình động ” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi
cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được
công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021
Đỗ Thành Danh
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Nguyễn Trọng Phước,
người thầy hướng dẫn Luận văn này; Thầy đã tận tâm hướng dẫn, động viên và tạo
điều kiện tốt để tôi thực hiện Luận văn; Những tài liệu tham khảo và kiến thức do
Thầy cung cấp giúp tôi nhận định đúng đắn trong việc nghiên cứu.
Bên cạnh đó, tôi cũng gửi lời cảm ơn quý Thầy Cô giảng dạy lớp Cao học
ngành Kỹ thuật Xây dựng, Trường Đại Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt
cho tôi nhiều kiến thức quý giá trong chuyên ngành; đồng thời tôi cũng cảm ơn các
bạn cùng khóa học đã đồng hành cùng tôi trải qua chương trình đào tạo này.
Cuối cùng, tôi xin ghi nhận sự giúp đỡ của gia đình đã luôn bên cạnh động
viên khuyến khích tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021
Đỗ Thành Danh
vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt, kí hiệu
COV Tổ hợp sai số lực dính góc ma sát trong
SDOF Hệ một bậc tự do dao động tự do
c Lực dính
Góc ma sát trong
Qs Sức chịu tải cọc
Fi Sức kháng hông đơn vị
Fm Sức kháng mũi đơn vị
po Tải trọng
m Khối lượng của kết cấu một bậc tự do
k Độ cứng của kết cấu một bậc tự do
c Độ cản của kết cấu một bậc tự do
t Thời gian gia tải
tr Thời gian tăng tải
Chuyển vị của hệ
Tần số góc riêng của hệ kết cấu
iii
TÓM TẮT
Móng cọc đã được dùng khá phổ biến trong các công trình xây dựng khác
nhau và liên tục được cải tiến về vật liệu và phương pháp tính toán. Hiện nay, có
rất nhiều tiêu chuẩn với các công thức tính toán khác nhau nhằm tính sức chịu tải
móng cọc. Dù vậy, bài toán sức chịu tải cọc vẫn chưa có lời giải chính xác, mọi
kết quả vẫn chỉ xem là dự báo. Các thí nghiệm xác định sức chịu tải cọc tiêu biểu
là thí nghiệm O’cell vẫn là phương pháp khả tín để xác định xác sức chịu tải cọc.
Luận văn này thiết lập mô hình động lực học phân tích chuyển vị đất nền
dưới mũi cọc dưới tác dụng tải trọng xung trong thí nghiệm O’cell. Mô hình
động lực học được thiết lập dựa trên lý thuyết hệ một bậc tự do chịu tác động tải
trọng xung, với đất nền là một lò xo, tải trọng xung do O’cell tác dụng lên thông
qua đoạn cọc. Từ mô hình này, lời giải lý thuyết được suy ra và có so sánh với
kết quả số từ 03 thí nghiệm O’cell trong những khu vực địa chất khác nhau tại
Thành Phố Hồ Chí Minh. Kết quả so sánh cho thấy sự phù hợp của mô hình
động lực học và cũng còn có những hạn chế nên cần có những cải tiến trong quá
trình thí nghiệm mới có thể kiểm tra độ chính xác của mô hình.
iv
ABSTRACT
Pile foundation has been used quite commonly in different construction projects
and has been continuously improved in terms of materials and calculation
methods. Currently, there are many standards with different calculation formulas
to calculate the pile foundation bearing capacity. However, the pile bearing
capacity problem still has no exact solution, all results are still considered as
forecasts. The tests to determine the pile load capacity, typically the O'cell test,
are still a reliable method to determine the pile load capacity.
This thesis establishes a dynamic model to analyze the ground displacement
under the pile tip under the effect of pulsating load in the O'cell experiment. The
dynamic model is established based on the theory of a one-degree-of-freedom
system subjected to impulse loads, with the ground ground being a spring, the
impulse load exerted by O'cells through the pile segment. From this model, the
theoretical solution is inferred and compared with numerical results from 03
O'cell experiments in different geological areas in Ho Chi Minh City. The
comparison results show the suitability of the dynamic model and there are
limitations, so it is necessary to improve in the experimental process to check the
accuracy of the model.
v
MỤC LỤC
Lời cam đoan .....................................................................................................i
Lời cảm ơn ....................................................................................................ii
Tóm tắt .................................................................................................. iii
Abstract ...................................................................................................iv
Mục lục ....................................................................................................v
Danh mục các chữ viết tắt.................................................................................vi
Danh mục các bảng biểu và hình vẽ ................................................................vii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU .............................................................................1
1.1 Đặt vấn đề............................................................................................1
1.2 Mục tiêu của luận văn..........................................................................7
1.3 Đối tượng nghiên cứu..........................................................................8
1.4 Cấu trúc luận văn.................................................................................8
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN............................................................................8
2.1 Mở đầu.................................................................................................8
2.2 Một số nghiên cứu trong nước.............................................................9
2.3 Một số nghiên cứu nước ngoài ..........................................................12
2.3.1 Mô hình động lực học tương tác cọc – đất theo Novak...................12
2.3.2 Mô hình Lumped Mass (mô hình Novak cải tiến) ..........................13
2.3.3 Mô hình Beam On Dynamic Winkler .............................................15
2.4 Nhật xét..............................................................................................17
CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH ĐỘNG LỰC HỌC ĐẤT NỀN............................18
3.1 Mở đầu...............................................................................................18
3.2 Cơ sờ lý thuyết động lực học.............................................................18
3.2.1 Thông số vật lý và phương trình chủ đạo........................................18
3.2.2 Lời giải với tải trọng xung...............................................................19
vi
3.2.3 Bài toán động lực học trong thí nghiệm O’cell ................................20
3.2.4 Các thông số trong bài toán động lực học .........................................22
3.3 Thí nghiệm O’cell..............................................................................25
3.3.1 Giới thiệu thí nghiệm O’cell..............................................................25
3.3.2 Quy trình và một số kết quả trong thí nghiệm O’cell........................25
3.4 Áp dụng kết quả thí nghiệm O’cell ...................................................30
3.4.1 Thời gian gia tải và chuyển vị ...........................................................30
3.4.2 Tải trọng gia tải và độ cứng danh nghĩa ............................................31
3.5 Kết luận chương ................................................................................31
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ SỐ..........................................................................32
4.1 Mở đầu...............................................................................................32
4.2 Giới thiệu kết quả thí nghiệm O’cell.................................................32
4.3 Các thông số liệu ghi nhận lại từ kết quả thí nghiệm O’cell .............38
4.3.1 Số liệu của thí nghiệm O’cell công trình chung cư Sunrise city.......38
4.3.2 Số liệu của thí nghiệm O’cell công trình M&C Tower Quận 1 ........42
4.3.3 Số liệu của thí nghiệm O’cell công trình cầu Bình Lợi.....................46
4.4 Mô hình động lực học mô tả ứng xử đất nền dưới tác dụng tải
trọng O’cell......................................................................................49
4.4.1 Ứng xử đất nền chịu tải trọng O’cell bên dưới mũi cọc TBP1 ........49
4.4.2 Ứng xử đất nền chịu tải trọng O’cell bên dưới mũi cọc BP146........54
CHƯƠNG 5 NHẬN XÉT KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ......74
5.1 Nhận xét.............................................................................................74
5.2 Kết quả thu được ...............................................................................74
5.3 Kiến nghị ...........................................................................................75
5.4 Hạn chế của đề tài..............................................................................75
5.5 Hướng phát triển................................................................................75