Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phan tich sau cau dau bai tho bai ca ngat nguong cua nguyen cong tru
MIỄN PHÍ
Số trang
2
Kích thước
133.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1589

Phan tich sau cau dau bai tho bai ca ngat nguong cua nguyen cong tru

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Đề bài: Phân tích sáu câu đầu bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn

Công Trứ

Hướng dẫn

Ngay từ tên đầu bài thơ, hai chữ “ngất ngưởng” đã khiến cho ta cảm nhận được

những điều khác lạ của tác giả. ít có một tác giả nào vào thời đại ấy lại đặt hai

chữ “ngất ngưởng” vào ngay cái đề bài thơ. Đó hẳn cũng là một điều ngất

ngưởng. Rồi sau đó ngay câu đầu tiên tác giả đã nhận định:

Vũ trụ nội mạc phi phận sự

Không có việc gì trong nhân gian này, trong vũ trụ này không phải việc của

ông. Việc nào cũng là việc của ông. Đó không phải sự kiêu ngạo, sự tự cao mà

chính là sự đánh giá đúng nhất về bản thân mình, về sự nghiệp của mình. Không một chút tự ti, ông đã đứng lên chỉ rõ vai trò to lớn của mình, chẳng

phải ông đã nói rằng:

Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông đó sao?

Nhưng cũng chính vì cái phận sự đó, phải có cái danh với đời, với người đó lẽ

ra ông phải sung sướng khi được ra làm quan, làm người cai quản, trông coi

cuộc sống của nhân dân, nhưng không ông coi như khi đó ông đã “vào lồng”. Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng

Tại sao được làm công việc mình mong muốn, ao ước mà ông coi như sự đè

nén, gò bó. “Cái lồng” ở đây chính là cái bộ máy, cái xã hội phong kiến lúc bấy

giờ. Cái xã hội mà việc đổi trắng thay đen, sự ganh ghét, đố kỵ xảy ra như cơm

bữa. Khi bước chân vào chốn quan trường cũng là lúc Nguyễn Công Trứ biết

rằng ông sẽ bị chi phối, sẽ phải làm những việc mà bản thân không muốn. Mặc

dù có tài nhưng Nguyễn Công Trứ biết rằng một mình ông thì đâu có thể thay

đổi nổi một chế độ đã tồn tại lâu đến như vậy. Tuy nhiên trong câu thơ này, Nguyễn Công Trứ vẫn thể hiện được cái “ngất ngưởng” của mình. Ông đã dám

gọi chốn quan trường, xã hội lúc bấy giờ là cái lồng. Đó gần như một cái tát

vào mặt bộ máy quan lại, triều đình vì trước nay có ai dám ngông cuồng như

vậy. Trong xã hội phong kiến cũng không ít những nhà nho tiến bộ, những

người có ý tưởng phản kháng lại chế độ. Nhưng cũng chẳng mấy ai dám khẳng

định lại điều đó trước toàn thể mọi người mà nhất là trên giấy trắng mực đen

như Nguyễn Công Trứ. Đó phải chăng chính là sự phá cách của Nguyễn Công

Trứ. Nguyễn Công Trứ có được sự “chơi ngông” đó cũng bởi một phần ông biết là

ông có tài, điều đó chẳng cần giấu giếm:

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng. Một lần nữa Nguyễn Công Trứ “ngất ngưởng”, lần này ông “ngất ngưởng” vì

hãnh diện về cái tài của ông. Nguyễn Công Trứ đã thể hiện được rất rõ cái tôi

của mình trong câu thơ này. Nhưng cũng chính vì có tài, lại mang những tư tưởng tiến bộ nên Nguyễn Công

Trứ đã không ít lần phải “lên voi, xuống chó”:

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông, Lúc bình Tây, cờ đại tướng, Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!