Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích rào cản tiếp cận tín dụng trong phát triển nông lâm nghiệp quy mô hộ tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
PREMIUM
Số trang
119
Kích thước
3.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1759

Phân tích rào cản tiếp cận tín dụng trong phát triển nông lâm nghiệp quy mô hộ tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ THỊ VÂN HƯỜNG

PHÂN TÍCH RÀO CẢN TIẾP CẬN TÍN DỤNG

TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP QUY MÔ HỘ

TẠI HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2018

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ THỊ VÂN HƯỜNG

PHÂN TÍCH RÀO CẢN TIẾP CẬN TÍN DỤNG

TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP QUY MÔ HỘ

TẠI HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Đỗ Xuân Luận

2. PGS.TS. Đào Thanh Vân

THÁI NGUYÊN - 2018

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong

luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác.

Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện

luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ

rõ nguồn gốc, bản luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của cá nhân tôi.

Phù Ninh, ngày 16 tháng 01 năm 2018

Tác giả

Đỗ Thị Vân Hường

ii

LỜI CẢM ƠN

Luận văn được thực hiện và hoàn thành tại Khoa Kinh tế và Phát triển

nông thôn - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Trước hết, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đỗ Xuân Luận đã trực

tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm

Thái Nguyên, Lãnh đạo và tập thể giáo viên Khoa Kinh tế & PTNT đã tạo

điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự tận tình giúp đỡ của lãnh đạo UBND huyện

Phù Ninh, phòng Nông nghiệp và PTNT, chi cục Thống kê huyện Phù Ninh,

các sinh viên: Vũ Thị Kim Hoa, Lò Văn Thức và Phùng Quang Chiều, Lớp

Cử nhân Kinh tế Nông nghiệp KTNN45 N04, Khoa Kinh tế & PTNT, Trường

Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã hỗ trợ tôi thu thập số liệu sơ cấp. Tôi xin

chân thành cảm ơn UBND các xã Tiên Phú, Phú Lộc và Tiên Du, huyện Phù

Ninh, tỉnh Phú Thọ, cùng các nông hộ đã cung cấp số liệu phục vụ cho nghiên

cứu này.

Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong gia đình đã quan tâm,

động viên, đóng góp ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình hoàn thiện đề tài.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn./.

Phù Ninh, ngày 16 tháng 01 năm 2018

Tác giả

Đỗ Thị Vân Hường

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii

MỤC LỤC........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ..................................................viii

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết đề tài....................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 2

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.......................................... 4

1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4

1.1.1. Một số khái niệm..................................................................................... 4

1.1.2. Đặc điểm của sản xuất nông lâm nghiệp trong phát triển kinh tế........... 9

1.1.3. Vai trò sản xuất nông lâm nghiệp trong phát triển kinh tế ................... 11

1.1.4. Nội dung tín dụng ngân hàng đối với hộ phát triển nông lâm nghiệp........ 12

1.2. Cơ sở thực tiễn về giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất

nông lâm nghiệp...................................................................................... 25

1.2.1. Đánh giá về tín dụng đối với hộ sản xuất nông lâm nghiệp của một

số nước trên thế giới................................................................................ 25

1.2.2. Bài học kinh nghiệm về giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất

NLN ở Việt Nam..................................................................................... 26

1.2.3. Một số mô hình NLN tiêu biểu tại các địa phương .............................. 30

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 32

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 32

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 32

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 32

iv

2.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 32

2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 33

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu................................................................ 33

2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................ 35

2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu.............................................................. 36

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 39

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................... 39

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 40

3.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ....................................................................... 42

3.2. Phân tích hiện trạng và nhu cầu sử dụng vốn tín dụng phục vụ sản

xuất NLN quy mô hộ tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. ...................... 47

3.2.1. Đặc điểm các hộ sản xuất NLN huyện Phù Ninh được phỏng vấn ...... 47

3.2.2. Nguồn vốn huy động của các hộ sản xuất NLN ................................... 49

3.2.3. Lượng vốn huy động của các hộ sản xuất NLN từ các nguồn vay....... 50

3.2.4. Tình hình sử dụng vốn tín dụng phát triển NLN tại huyện Phù Ninh.......... 52

3.3. Phân tích những rào cản trong tiếp cận TD của hộ sản xuất NLN tại

huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ................................................................ 58

3.3.1. Quy trình vay vốn của các hộ sản xuất NLN đối với các TCTD

trên địa bàn huyện Phù Ninh................................................................... 58

3.3.2. Điều kiện cho vay của các TCTD......................................................... 59

3.3.3. Hình thức tiếp cận vốn của các hộ sản xuất NLN đối với các TCTD........ 61

3.3.4. Phương thức giải ngân vốn từ các TCTD ............................................. 63

3.3.5. Một số chính sách khác được các TCTD áp dụng đối với hộ vay

vốn trên địa bàn huyện Phù Ninh............................................................ 63

3.3.6. Phân tích rào cản tiếp cận TD của các hộ sản xuất NLN tại huyện

Phù Ninh.................................................................................................. 66

3.4. Kiến nghị một số giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn giúp các

hộ tiếp cận TD phát triển NLN tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ........ 73

v

3.4.1. Với nhà nước và chính quyền địa phương............................................ 73

3.4.2. Các tổ chức tín dụng ............................................................................. 74

3.4.3. Các nông hộ........................................................................................... 75

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................... 76

1. Kết luận ....................................................................................................... 76

2. Kiến nghị..................................................................................................... 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78

PHỤ LỤC 1. KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU

PHỤ LỤC 2. MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI

PHỤ LỤC 3. PHIẾU PHỎNG VẤN

PHỤ LỤC 4. MỘT SỐ CÂU HỎI CHO TỔ CHỨC TÍN DỤNG

PHỤ LỤC 5. MỘT SỐ CÂU HỎI CHO CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở

ĐỊA PHƯƠNG

PHỤ LỤC 6. BÀI BÁO GỬI TẠP CHÍ KINH TẾ

PHỤ LỤC 7. PHIẾU PHẢN BIỆN BÀI BÁO

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BQ Bình quân

BQC Bình quân chung

CSHT Cơ sở hạ tầng

CTV Cộng tác viên

DTBQ Diện tích bình quân.

GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

HQKT Hiệu quả kinh tế

HTX Hợp tác xã

NH Ngân hàng.

NHNN Ngân hàng nhà nước.

NHN0&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NHTM Ngân hàng thương mại

NLN Nông lâm nghiệp

TD Tín dụng

TCTD Tổ chức tín dụng

VAC Vườn ao chuồng

VACR Vườn ao chuồng rừng

VACRg Vườn ao chuồng ruộng

VCR Vườn chuồng rừng

VietGAP Vietnamese Good Agricutural Practice: Sản xuất nông

nghiệp thực hành tốt

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Cỡ mẫu và phân bổ cỡ mẫu cho địa bàn nghiên cứu.................... 35

Bảng 3.1: Đặc điểm các hộ sản xuất NLN được phỏng vấn ......................... 48

Bảng 3.2: Thực trạng nông hộ tham gia vốn tín dụng đầu tư phát triển

sản xuất NLN................................................................................ 50

Bảng 3.3: Thực trạng lượng vốn được huy động của các nông hộ tham

gia vốn tín dụng đầu tư phát triển sản xuất NLN ......................... 51

Bảng 3.4: Mục đích đầu tư khi vay vốn tín dụng tại địa bàn huyện Phù Ninh...... 52

Bảng 3.5: Tỷ lệ vốn vay và vốn đầu tư của các hộ sản xuất NLN................ 54

Bảng 3.6: Hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ sản xuất NLN trên địa

bàn huyện Phù Ninh...................................................................... 55

Bảng 3.7: Hiệu quả sử dụng vốn theo yêu cầu................................................ 56

Bảng 3.8: Qui trình vay vốn của các hộ dân đối với các TCTD................... 58

Bảng 3.9: Hình thức thế chấp với nguồn vốn vay từ các TCTD của các

nông hộ sản xuất NLN.................................................................. 60

Bảng 3.10: Hình thức tiếp cận vốn tín dụng của nhóm hộ sản xuất NLN

được điều tra đối với tổ chức tín dụng.......................................... 61

Bảng 3.11: Phương thức giải ngân vốn tín dụng của nhóm hộ điều tra ......... 63

Bảng 3.12: Thời hạn cho vay từ các tổ chức tín dụng .................................... 64

Bảng 3.13: Ý kiến về khả năng tham gia tín dụng, hạch toán và quản lý

vốn tín dụng của chủ hộ sản xuất NLN ........................................ 67

Bảng 3.14: Kết quả ước lượng mô hình Logit các yếu tố ảnh hưởng đến

tiếp cận tín dụng của hộ tham gia sản xuất nông lâm nghiệp

tại huyện Phù Ninh ....................................................................... 69

viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Biểu diễn quan hệ tín dụng..................................................... 5

Sơ đồ 1.2. Biểu diễn dư nợ của phương thức cho vay từng lần........... 22

Bản đồ 3.1. Bản đồ hành chính huyện Phù Ninh .................................... 39

Biểu đồ 3.2. Diện tích đất chia theo mục đích sử dụng ........................... 41

Biểu đồ 3.3. Tỷ trọng các tuyến đường giao thông theo km................... 43

Biểu đồ 3.4. Cơ cấu dân số huyện Phù Ninh năm 2016 .......................... 45

Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ lao động làm việc đã qua đào tạo chia theo địa

phương tại tỉnh Phú Thọ ....................................................... 46

Biểu đồ 3.6: Lượng vốn tín dụng người dân huyện Phù Ninh vay từ

các cơ sở................................................................................. 51

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết đề tài

Mô hình sản xuất nông lâm nghiệp là một tổ hợp các hoạt động kết hợp

hài hòa trồng trọt với chăn nuôi tạo thành hệ thống nhất, đa dạng và ổn định

cho hộ gia đình, trang trại hay cả cộng đồng. Lợi ích lớn nhất của hệ thống

nông lâm nghiệp là tạo ra tương tác sinh học giữa các loại cây trồng phục vụ

sản xuất với nhau hoặc với chăn nuôi, tạo ra những lợi ích bền vững về kinh

tế, xã hội và môi trường (Phạm Văn Côn và CTV 2002) [1].

Ở nước ta, các mô hình kinh tế nông lâm nghiệp là một thành phần chính

của sản xuất nông nghiệp và là một bộ phận quan trọng của thu nhập hộ gia

đình nông dân Việt Nam, trong đó cả các vùng Đồng Bằng Sông Hồng và

miền núi. Phát triển nông lâm nghiệp (NLN) ngày càng đóng một vai trò quan

trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội liên quan tới đói nghèo, giúp

tăng thu nhập và cải thiện các tiêu chuẩn của đời sống và thúc đẩy các ngành

công nghiệp chế biến liên quan (Phạm Văn Trang 2001; Trần Thị Hậu,

2015)[27,5].

Tại nhiều nước trên thế giới, một trong những giải pháp thúc đẩy phát

triển các mô hình nông lâm nghiệp kết hợp là cung cấp tín dụng, giúp các hộ

mở rộng đầu tư, nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa (Okeke, 2012)[43].

Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu đã kết luận nguồn vốn vay đã giúp các hộ

nông dân gia tăng tiềm lực tài chính để đầu từ cho sản xuất, kinh doanh, tăng

cường hạch toán, từng bước chuyển dịch sản xuất nhỏ sang sản xuất tập trung

(Nguyễn Ngọc Tuấn, 2013; Nguyễn Thị Hải Yến, 2016) [24,29]. Tuy nhiên,

thực tế hiện nay nông nghiệp nông thôn nói chung và các mô hình nông lâm

nghiệp nói riêng còn gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận các khoản vốn vay,

đặc biệt là các khoản vốn ngân hàng (Đỗ Xuân Luận & Siegfried Bauer ,

2016) [41].

Huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ là khu vực trung du thuộc miền núi phía

bắc Việt Nam, các mô hình nông lâm nghiệp đã và đang được phát triển góp

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!