Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

PHÂN TÍCH QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP VỀ SÁP NHẬP, HỢP NHẤT DOANH NGHIỆP – PHÂN TÍCH 3 VỤ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP VỀ SÁP NHẬP,
HỢP NHẤT DOANH NGHIỆP – PHÂN TÍCH 3 VỤ VIỆC M&A TRONG THỰC TIỄN Ở
VIỆT NAM
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DOANH
NGHIỆP VỀ SÁP NHẬP, HỢP NHẤT DOANH NGHIỆP
1. Quy định của pháp luật Việt Nam về sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp
1.1. Khái niệm về sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp
Các khái niệm về sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp của Việt Nam tồn tại ở nhiều văn bản luật khác
nhau như Luật doanh nghiệp 2005, Luật đầu tư 2005, Luật cạnh tranh 2004, Bộ luật Dân sự 2005, Thông
tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/02/2010 quy định về việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng.
Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu các quy định về hợp nhất và mua lại trong từng văn bản luật khác nhau.
• Theo Luật doanh nghiệp 2005:
Hợp nhất doanh nghiệp (khoản 1, điều 152, Luật doanh nghiệp 2005): Hai hoặc một số công ty cùng
loại (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty
hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất,
đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
Sáp nhập doanh nghiệp (khoản 1, điều 153, Luật doanh nghiệp 2005): Một hoặc một số công ty cùng
loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty
nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận
sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
• Theo Luật đầu tư 2005, hoạt động sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp được thể hiện theo nhiều
dạng khác nhau:
Điều 17, khoản 1, Luật đầu tư năm 2005, “Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng, điều chỉnh vốn hoặc
dự án đầu tư”. Như vậy, đây chính là hoạt động sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp của dự án chứ không
phải là hoạt động liên quan đến mua bán cổ phần.
Ngoài ra, Theo điều 21, khoản 5&6, Luật đầu tư 2005, hình thức sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp
còn được thể hiện như một trong những hình thức đầu tư trực tiếp: “Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và
mua lại doanh nghiệp”.
• Luật cạnh tranh 2004, Theo điều 17, thì sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp được thể hiện dưới các
hình thức sau:
Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ
và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh
nghiệp bị sáp nhập.
Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ
và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các
doanh nghiệp bị hợp nhất.
• Bộ luật Dân sự, điều 94 và 95 có quy định về hợp nhất pháp nhân và sáp nhập pháp nhân như sau:
Hợp nhất pháp nhân: Các pháp nhân cùng loại có thể hợp nhất thành một pháp nhân mới theo quy
định của điều lệ, theo thoả thuận giữa các pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền. Sau khi hợp nhất, các pháp nhân cũ chấm dứt; các quyền, nghĩa vụ dân sự của các pháp nhân cũ
được chuyển giao cho pháp nhân mới.
Sáp nhập pháp nhân: Một pháp nhân có thể được sáp nhập (sau đây gọi là pháp nhân được sáp nhập)
vào một pháp nhân khác cùng loại (sau đây gọi là pháp nhân sáp nhập) theo quy định của điều lệ, theo
thoả thuận giữa các pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi sáp
nhập, pháp nhân được sáp nhập chấm dứt; các quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được sáp nhập được
chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập.
• Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/02/2010 quy định về việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ
chức tín dụng thể hiện cụ thể như sau (khoản 1 và 2, điều 4):
Sáp nhập tổ chức tín dụng là hình thức một hoặc một số tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ chức tín
dụng bị sáp nhập) sáp nhập vào một tổ chức tín dụng khác (sau đây gọi là tổ chức tín dụng nhận sáp nhập)
bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức tín dụng nhận sáp
nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của tổ chức tín dụng bị sáp nhập.
Hợp nhất tổ chức tín dụng là hình thức hai hoặc một số tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ chức tín
dụng bị hợp nhất) hợp nhất thành một tổ chức tín dụng mới (sau đây gọi là tổ chức tín dụng hợp nhất)
bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức tín dụng hợp nhất,
đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các tổ chức tín dụng bị hợp nhất.
Như vậy, theo quy định hiện tại thì pháp luật Việt Nam chưa đưa ra một định nghĩa thống nhất và cụ
thể về hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp. Ở Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Canh tranh 2004 đều có
quy định khái niệm về sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp. Thế nhưng hai khái niệm ở hai luật này lại không
thống nhất với nhau. Cụ thể nếu so sánh về mặt từ ngữ thấy theo Luật Doanh nghiệp 2005 thì các công ty
sáp nhập, hợp nhất phải là công ty “cùng loại” còn ở Luật Cạnh tranh 2004 thì không quy định cụm từ
này. Đây cũng là một cụm từ dễ gây tranh cãi bởi rất khó có thể đoán được chính xác ý nghĩa thật sự mà
các nhà làm luật ở đây muốn hướng tới. Không những thế, đến các văn bản hướng dẫn thì các nhà quản lý
cũng bỏ qua việc hướng dẫn thế nào là “cùng loại”. Thực chất hiện tại cơ quan đăng ký kinh doanh của
các địa phương cũng đang hiểu “cùng loại” ở đây là cùng về loại hình tổ chức doanh nghiệp. Và trong quá
trình thực hiện thủ tục cho các doanh nghiệp thì các cơ quan đăng ký kinh doanh cũng xử lý theo cách
hiểu này. Và từ thực tế này có thể suy ra rằng các công ty thuộc các loại hình tổ chức khác nhau thì không
tiến hành các hoạt động sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp lại với nhau được. Từ đây, lại phát sinh thêm
“cái khó” cho các doanh nghiệp khi thực hiện. Bởi các doanh nghiệp khi tiến hành xác định mục tiêu sáp
nhập, hợp nhất doanh nghiệp thì yếu tố cùng mô hình tổ chức không phải là yếu tố hàng đầu mà họ quan
tâm. Vì vậy các doanh nghiệp phải chuyển đổi loại hình tổ chức doanh nghiệp mình cho “cùng loại” nhau.
Ở Luật Doanh nghiệp 2005 và Nghị định số 139/2007/NĐ-CP còn có hướng mở cho vấn đề này và các
doanh nghiệp đành phải chấp nhận phương án này để có thể đạt được mục tiêu sáp nhập, hợp nhất của
mình. Mặc dù cả hai luật này cùng điều chỉnh vấn đề sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp, thế nhưng để thực
hiện vấn đề này chủ yếu phải dựa vào Luật Doanh nghiệp 2005 bởi đây là luật gốc quy định vấn đề này.
Đặc biệt là đối với thủ tục thực hiện sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp là hầu như hoàn toàn phụ thuộc vào
Luật Doanh nghiệp 2005. Do đó, việc giải thích sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp ở Luật Doanh nghiệp
2005 có ảnh hưởng rất lớn đến thủ tục thực hiện.
Một vấn đề khác liên quan đến khái niệm sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp
2005 đó là ở phần nội dung lại dùng thuật ngữ “công ty” chứ không sử dụng thuật ngữ “doanh nghiệp”.
Mà theo Luật Doanh nghiệp 2005 thì doanh nghiệp tư nhân không được xem là công ty, dẫn đến việc các
doanh nghiệp tư nhân không được phép tham gia sáp nhập, hợp nhất với nhau. Tuy nhiên ở Luật Cạnh
tranh 2004 thì dùng ngay thuật ngữ “doanh nghiệp” trong khái niệm đưa ra, cho thấy rằng một trong
những vấn đề vướng mắc của việc sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp lại xuất phát từ sự không nhất quán về
khái niệm từ các nguồn luật chi phối.
Ta có thể thấy rằng, Luật đầu tư 2005 chỉ đề cập đến hoạt động sáp nhập, hợp nhất chứ không nêu lên
khái niệm. Luật doanh nghiệp 2005 có khác biệt với Luật đầu tư 2005 về đối tượng điều chỉnh. Luật doanh
nghiệp 2005 xem xét hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp như là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp xuất phát
từ nhu cầu tự thân của doanh nghiệp còn Luật đầu tư 2005 chủ yếu điều chỉnh hoạt động sáp nhập và hợp
nhất một cách chung chung, chưa rõ ràng.
Tóm lại, có thể nói rằng, theo pháp luật Việt nam hiện hành, sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp được
xem xét dưới nhiều góc độ: như một trong các hành vi tập trung kinh tế, như một trong những hình thức tổ
chức lại doanh nghiệp và như một trong những hình thức đầu tư trực tiếp.
1.2. Phân loại sáp nhập, hợp nhất
Sáp nhập, hợp nhất được phân loại theo nhiều tiêu chí và hình thức khác nhau như theo chiều dọc, theo
chiều ngang và hỗn hợp. Pháp luật Việt Nam không quy định việc phân loại sáp nhập và hợp nhất, việc
phân loại này chỉ nhằm mục đích tìm hiểu về các xu hướng sáp nhập, hợp nhất diễn ra trên thực tế.
- Sáp nhập theo chiều ngang: sáp nhập giữa các công ty trên cùng một tuyến kinh doanh và trên cùng
một thị trường nhằm tăng hiệu quả và để chiếm được quyền lực thị trường;