Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích nhu cầu sử dụng phần mềm hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp của giáo viên phổ thông trên điện thoại thông minh.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 470 (Kì 2 - 1/2020), tr 46-49
46 Email: [email protected]
PHÂN TÍCH NHU CẦU SỬ DỤNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ
HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG
TRÊN ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH
Phạm Kim Chung - Lê Thanh Huyền
Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày nhận bài: 12/02/2019; ngày chỉnh sửa: 25/4/2019; ngày duyệt đăng: 14/5/2019.
Abstract: The article studies the need to use software to support teacher’s professional activities.
On the basis of research on the use of mobile phones to support teachers such as “virtual assistants”
in the world and in Vietnam, and survey of teachers at schools by questionnaire according to the
Technology Acceptance Model (TAM) developed by FDDavis (1989) based on the theory of
“Reasoning Action”, the study has determined the functions that the teachers want from smart
phone software to support teachers' professional activities.
Keywords: Smart phone, teacher’s professional standards, need, software.
1. Mở đầu
Với sự phát triển nhanh chóng của điện thoại thông
minh (ĐTTM) nói riêng và các thiết bị điện tử thông
minh cầm tay nói chung, nhu cầu người sử dụng thiết bị
trên ngày càng tăng. Từ năm 2010, Việt Nam đã đứng
vào nhóm hàng đầu các nước ASEAN về mức độ kết nối
Internet trong ngành Giáo dục. Ước tính, có hơn 25 triệu
thầy cô, học sinh, sinh viên của các trường, cơ sở giáo
dục trên cả nước có điều kiện tiếp cận với Internet để
phục vụ trong công tác quản lí, giảng dạy và học tập.
Năm 2015, với dân số hơn 93 triệu, Việt Nam có gần 40
triệu người sử dụng internet; 123,8 triệu thuê bao điện
thoại di động, khoảng 32,4 triệu người sử dụng ĐTTM
chiếm tỉ lệ khoảng 36% dân số. Tỉ lệ người sử dụng
ĐTTM tăng lên rất nhanh: 36,5% vào năm 2016 và
43,7% dân số vào 2017 [1].
Những con số của các nghiên cứu về xu hướng sử
dụng smart phone của người dùng tại Việt Nam, đặc biệt
là xu hướng truy cập Internet bằng ĐTTM đã làm cơ sở
cho việc xây dựng và triển khai các hệ thống hỗ trợ giảng
dạy và học tập trên điện thoại ngày càng phổ biến và trở
nên đa dạng hơn. Việc sử dụng điện thoại di động mở ra
hướng chuyển từ việc sử dụng máy vi tính sang sử dụng
ĐTTM trong dạy học [2]. Đây cũng là lí do cần quan tâm
và chú trọng hơn việc khảo sát thực trạng và nhu cầu sử
dụng phần mềm dạy học trên nền tảng mobile, từ đó đưa
ra các giải pháp, thiết kế phần mềm để có các chức năng,
giao diện thân thiện với người dùng, phù hợp với cả máy
vi tính và nhiều thiết bị cầm tay như iPad, iPhone, Galaxy
Tab và đặc biệt là ĐTTM.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Sử dụng điện thoại thông minh trong hoạt động
nghề nghiệp của giáo viên
ĐTTM là một điện thoại di động ngoài chức năng
truyền thống như thực hiện cuộc gọi và gửi tin nhắn văn
bản, nó còn được trang bị khả năng hiển thị hình ảnh,
chơi game, xem video, lướt web, tích hợp camera, ghi
âm, gửi/nhận e-mail… có thể cài đặt các ứng dụng mạng
xã hội [3], [4]. Do vậy, ĐTTM có thể giúp giáo viên
(GV), sinh viên kết nối với nhau và kết nối với môi
trường ngoài lớp học, dữ liệu trên internet,... Nhiều phần
mềm trên thế giới đang được phát triển theo hướng “biến
ĐTTM thành trợ lí cá nhân” với các ứng dụng cung cấp
khá nhiều chức năng hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp và các
công việc khác của GV và cơ sở giáo dục yêu cầu [5].
Những ứng dụng như: điểm danh, quản lí học sinh như
TeacherKit, iAnnotate…, quản lí thời gian như
Reminder với tính năng sắp xếp các việc cần làm và cảnh
báo khi nhiệm vụ sắp hết hạn; kết nối với các GV cũng
như học sinh, chia sẻ tài nguyên như Edmodo, LinkedIn;
quản lí lớp học ClassDojo, Google classroom…; hỗ trợ
các hoạt động dạy học trên lớp như Flashcards, Kahoot…
Nhiệm vụ của GV trong thực hiện các hoạt động nghề
nghiệp của GV phổ thông được quy định tại điều 34,
Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 về
Điều lệ trường tiểu học và Thông tư số 12/2011/TTBGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung
học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, trong
đó quy định GV có nhiệm vụ: Giảng dạy, giáo dục đảm
bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy
học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh;
quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà
trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu
trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo
dục… Đồng thời, GV còn có trách nhiệm tham gia đánh
giá theo chuẩn nghề nghiệp được quy định tại Thông tư số
20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GD-ĐT.