Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần May Tây Sơn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
NGUYỄN THANH HẢI
PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CP MAY TÂY SƠN
Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ HẠNH
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
trong luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ
công trình nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận
văn đã đƣợc cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc ghi rõ
nguồn gốc.
Bình Định, ngày 18 tháng 9 năm 2021
Tác giả luận văn
Nguyễn Thanh Hải
LỜI CẢM ƠN
Để có đƣợc kết quả nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, trong thời
gian thực hiện đề tài, tôi luôn nhận đƣợc sự giúp đỡ của nhà trƣờng, quý thầy
cô, gia đình, bạn bè cũng nhƣ các đồng nghiệp tại Công ty CP May Tây Sơn.
Trƣớc hết, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ngƣời trực tiếp
hƣớng dẫn tôi là TS. Nguyễn Thị Hạnh đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn các thầy cô Trƣờng Đại học Quy Nhơn đã tận
tâm và nhiệt tình giảng dạy tôi trong suốt thời gian học cao học tại trƣờng và
xin gửi lời biết ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện về
thời gian, động viên tinh thần và giúp đỡ để tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp
của mình.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp tại Công ty CP May
Tây Sơn đã cung cấp thông tin và số liệu để giúp tôi thực hiện đề tài, cám ơn
các nhà quản trị Công ty và cô Nguyễn Thị Hạnh đã quan tâm và tham gia
nhiệt tình các cuộc phỏng vấn chuyên gia để tôi hoàn thiện đề tài.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Bình Định, ngày 18 tháng 9 năm 2021
Tác giả luận văn
Nguyễn Thanh Hải
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................... 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................ 5
6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu................................................................. 6
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ
PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP ........... 7
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CẠNH TRANH...................................................... 7
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh.................................. 7
1.1.2. Vai trò của cạnh tranh trong kinh doanh ...................................... 9
1.2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP................... 12
1.2.1. Khái niệm năng lực canh tranh của doanh nghiệp ..................... 12
1.2.2. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp..... 14
1.3. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP ................................................................................................... 15
1.3.1. Khái niệm phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp...... 15
1.3.2. Ý nghĩa của việc phân tích năng lực cạnh tranh trong kinh doanh....16
1.3.3. Các mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .. 16
1.3.4. Quy trình, các phƣơng pháp và kỹ thuật hỗ trợ trong phân tích
năng lực cạnh tranh doanh nghiệp........................................................ 23
CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN MAY TÂY SƠN .......................................................................... 35
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
SẢN PHẨM MAY MẶC......................................................................... 35
2.1.1. Một số khái niệm trong sản xuất và kinh doanh ngành may...... 35
2.1.2. Đặc điểm nhu cầu trang phục, sản phẩm, công nghệ và thị
trƣờng sản phẩm may mặc.................................................................... 36
2.2. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CP MAY TÂY SƠN... 45
2.2.1. Thông tin khái quát về doanh nghiệp ......................................... 45
2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển.............................................. 46
2.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty.......................................... 47
2.2.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị và nhân sự ............................... 48
2.2.5. Sản phẩm, thị trƣờng và công nghệ sản xuất.............................. 54
2.2.6. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2016 - 2020 .....56
2.2.7. Môi trƣờng bên ngoài................................................................. 58
2.3. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CP
MAY TÂY SƠN....................................................................................... 63
2.3.1. Xác định mục tiêu phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty.. 64
2.3.2. Lựa chọn mô hình phân tích....................................................... 64
2.3.3. Xác định nguồn dữ liệu phân tích .............................................. 65
2.3.4. Thu thập và xử lý thông tin ........................................................ 66
2.3.5. Đánh giá các chỉ tiêu .................................................................. 66
2.3.6. Lập bảng đánh giá tổng hợp....................................................... 73
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CP MAY TÂY SƠN ............................... 79
3.1. CÁC CĂN CỨ CỦA GIẢI PHÁP .................................................... 79
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY CP MAY TÂY SƠN GIAI ĐOẠN 2021-2025 ............ 79
3.2.1. Các giải pháp về nguồn lực cạnh tranh ...................................... 79
3.2.2. Các giải pháp về hoạt động cạnh tranh....................................... 81
3.2.3. Các giải pháp nâng về hiệu quả cạnh tranh ................................ 82
KẾT LUẬN .................................................................................................... 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 85
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (bản sao)
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP Cổ phần
TS Tài sản
TSCĐ Tài sản cố định
TSLĐ Tài sản lƣu động
NPL Nguyên phụ liệu
CCDC Công cụ dụng cụ
SX Sản xuất
R&D Nghiên cứu và phát triển
TP Thành phẩm
KHKT Khoa học kỹ thật
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1. Thang đo mức độ quan trọng trong so sánh cặp ........................... 33
Bảng 1. 2. Bảng tra giá trị RI theo số lƣợng tiêu chí (N) ............................... 34
Bảng 2. 1. Thống kê lao động của Công ty giai đoạn 2018-2020 .................. 53
Bảng 2. 2. Thị trƣờng các sản phẩm may của Công ty................................... 55
Bảng 2. 3. Bảng kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2018-2020 ........ 57
Bảng 2. 4. Bảng điểm đánh giá cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật và
công nghệ ................................................................................... 67
Bảng 2. 5. Bảng đánh giá năng lực tài chính.................................................. 68
Bảng 2. 6. Bảng đánh giá nhân lực................................................................. 68
Bảng 2. 7. Bảng đánh giá các giá trị vô hình.................................................. 69
Bảng 2. 8. Bảng đánh giá hoạt động đảm bảo chất lƣợng.............................. 70
Bảng 2. 9. Bảng đánh giá năng suất lao động ................................................ 70
Bảng 2. 10. Bảng đánh giá năng lực hoạt động tài chính............................... 71
Bảng 2. 11. Bảng đánh giá thị phần của doanh nghiệp .................................. 72
Bảng 2. 12. Bảng đánh giá suất sinh lợi ......................................................... 72
Bảng 2. 13. Bảng đánh giá chất lƣợng môi trƣờng sinh thái.......................... 73
Bảng 2. 14. Ma trận so sánh cặp (AHP)......................................................... 74
Bảng 2. 15. Ma trận so sánh cặp chuẩn hóa ................................................... 75
Bảng 2. 16. Ma trận trọng số .......................................................................... 75
Bảng 2. 17. Vector tổng trọng số và vector nhất quán ................................... 76
Bảng 2. 18. Mức độ quan trọng của các tiêu chí đánh giá.............................. 77
Bảng 2. 19. Ma trận CPM cho sản phẩm gia công bộ Veston trên thị
trƣờng Tây Âu ............................................................................ 77
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. 1. Mô hình Kim cƣơng của M.Porter ................................................ 20
Hình 1. 2. Mô hình phân tích năng lực cạnh tranh APP của Buckley và ctg
(1988) ........................................................................................... 21
Hình 1. 3. Công thức xác định năng lực cạnh tranh theo mô hình APP......... 22
Hình 1. 4. Mô hình dự kiến sử dụng cho phân tích năng lực cạnh tranh
của Công ty CP May Tây Sơn...................................................... 27
Hình 2. 1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất hàng may mặc ...................... 38
Hình 2. 2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định tiêu dùng của ngƣời Việt
Nam.............................................................................................. 42
Hình 2. 3. Phƣơng thức sản xuất hàng may mặc của các doanh nghiệp Việt
Nam.............................................................................................. 43
Hình 2. 4. Tòa nhà hành chính của Công ty CP May Tây Sơn ...................... 46
Hình 2. 5. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty .................................... 48
Hình 2. 6. Hình ảnh một số sản phẩm chính của Công ty .............................. 54
Hình 2. 7. Công đoạn ráp nối sản phẩm đồng phục bảo hộ lao động............. 56
Hình 2. 8. Biểu đồ năng lực cạnh tranh của Công ty và các đối thủ chủ yếu. 78
Hình 2. 9. Công đoạn ráp nối sản phẩm đồng phục bảo hộ lao động............. 78
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngành may mặc là ngành kinh doanh có nhiều tiềm năng. Quy mô dân số
lớn và cơ cấu dân số trẻ nên nhu cầu đối với sản phẩm may mặc lớn và có xu
hƣớng tăng nhanh. Bên cạnh đó sản phẩm may mặc của Việt Nam còn đƣợc
xuất khẩu sang nhiều nƣớc trong khu vực và trên thế giới, giá trị kim ngạch
xuất khẩu ngành may mặc đứng thứ 2 cả nƣớc trong nhiều năm liền. Hiện nay,
trong cả nƣớc có hơn 2,7 triệu công nhân đang làm việc tại gần 7.000 doanh
nghiệp may mặc [4]. Điều nay mở ra nhiều cơ hội để phát triển ngành may
mặc thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tƣ kinh doanh song cũng đặt ra cho các
doanh nghiệp may mặc VN trƣớc nhiều thách thức, khó khăn trong cạnh tranh
ở thị trƣờng trong nƣớc và nƣớc ngoài.
Công ty CP May Tây Sơn tại thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh
Bình Định có nhà máy hiện đại với 15 dây chuyền may, sử dụng 1.200 lao
động. Công ty chuyên sản xuất các sản phẩm quần áo thời trang, đồng phục,
quần áo trẻ em, quần áo công sở, … Mức doanh thu bình quân đạt
7.860.000USD/năm. Trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, để tồn tại và phát
triển, Công ty CP May Tây Sơn cần phân tích năng lực cạnh tranh, trên cơ sở
đó lựa chọn lợi thế cạnh tranh phù hợp cũng nhƣ xây dựng các chiến lƣợc
chức năng phù hợp nhằm hiện thực hóa các lợi thế cạnh tranh để thành công
trên thị trƣờng.
Xuất phát từ nhu cầu có tính cấp thiết về nghiên cứu lý luận và thực
tiễn đó đó tôi đã lựa chọn đề tài “Phân tích năng lực cạnh tranh của Công
ty Cổ phần May Tây Sơn” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của
mình.
2
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Micheal Porter đƣợc cho là ngƣời đóng góp nhiều cho hoạt động
nghiên cứu năng lực cạnh tranh trên thế giới ở nhiều phạm vi : doanh nghiệp,
ngành, quốc gia và toàn cầu. Theo Micheal Poter, năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp có thể hiểu là khả năng chiếm lĩnh thị trƣờng tiêu thụ các sản
phẩm cùng loại (hay sản phẩm thay thế) của công ty đó. Khả năng giành giật
và chiếm lĩnh thị trƣờng tiêu thụ cao cho thấy doanh nghiệp có năng lực cạnh
tranh cao. Micheal Porter không chỉ đề cập đến áp lực cạnh tranh từ các đối
thủ cạnh tranh trực tiếp mà còn mở rộng ra cả các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
và các sản phẩm thay thế. [51-57].
Các nghiên cứu của Chaharbaghi và Feurer (1994), Cantwell (2012) đã
cho thấy phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có ý nghĩa quan
trọng giúp xác định vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, xác định các nhân tố
ảnh hƣởng quan trọng đến năng lực cạnh tranh, cung cấp cơ sở cho việc lựa
chọn chiến lƣợc cạnh tranh và xây dựng các chính sách phù hợp nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng [35], [36].
Các nghiên cứu của Chevassus-Lozza (2000), Rugman và Verbeke
(2003), Cantwell (2009), Dyer và Dyer (2011), Rugman, Oh và Lim (2011),
… cho thấy sự cần thiết phân tích và nghiên cứu các yếu tố có ảnh hƣởng
quan trọng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp [35] [38], [39][58],[59].
Các tác giả Buckley và ctg (1988), Kaplan và Norton (1992), Tully
(1993), Chaharbaghi và Feurer (1994), Rugman và Verdeke (1995), Kim và
Maubourgne (1997), Porter (2000), Shibayama (2000); Lall (2001), Strack và
Vilis (2002), Gelei (2004), … đã xây dựng và giới thiệu những mô hình phân
tích khác nhau giúp tập trung vào những yếu tố quan trọng trong phân tích
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ở các ngành công nghiệp khác nhau.
Đặc biệt là những nghiên cứu phân tích năng lực cạnh tranh của ngành may