Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh:         “ Tất cả các dân tộc trên thế giới đều
MIỄN PHÍ
Số trang
12
Kích thước
150.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1391

Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: “ Tất cả các dân tộc trên thế giới đều

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Đề tài: Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh:

“ Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng

có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.”.

Liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay.

Bài làm.

Cách đây 100 năm, vào ngày 5/6/1911 tại bến Nhà Rồng, Sài Gòn, người

thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã lên chiếc tàu mang tên Amiral La

Touche De Tréville, tạm thời xa Tổ quốc, ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân,

với một lòng yêu nước cháy bỏng và một mẫn cảm, một sự nhạy bén chính trị

tuyệt vời ẩn sau một thân phận rất đỗi bình thường, người phụ bếp Văn Ba. Đó

là sự mở đầu cho một cuộc hành trình vĩ đại suốt 30 năm đi tìm chân lý, tìm con

đường giải phóng cho cả dân tộc Việt Nam. Có thể nói rằng, hơn 70 năm hoạt

động cách mạng, Người luôn cố gắng, nỗ lực hết mình cho dân, cho nước, luôn

đấu tranh giành lại các quyền dân tộc cơ bản không chỉ cho nhân dân Việt Nam

mà còn cho cả các dân tộc khác trên toàn thế giới. Nhắc đến quyền dân tộc,

chúng ta không thể không nhấn mạnh một điều rằng quyền dân tộc đã trở thành

một điểm sáng trong tư tưởng của Hồ Chí Minh. Và điều đó đã được thể hiện rất

rõ trong câu nói sau của Người trong bản “tuyên ngôn độc lập”:

“ Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng

có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.”.

Bản “tuyên ngôn độc lập” được Bác soạn thảo tại ngôi nhà số 48 Hàng

Ngang, Hà Nội, và đọc trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng

trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm1945. Đây được coi là bản tuyên ngôn độc

lập thứ ba của lịch sử Việt Nam, sau bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” của Lý

Thường Kiệt ở thế kỷ X và “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi viết năm 1428.

“Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện lịch sử, là một áng văn lập quốc vĩ đại, là

bản tổng kết những giá trị tinh thần của cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân

dân ta; đồng thời cũng là tuyên ngôn mở đầu kỉ nguyên độc lập và chủ nghĩa xã

hội của Việt Nam. Nhưng hơn thế nữa, ở bản “Tuyên ngôn độc lập”, và đặc biệt

1

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!