Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích khổ thơ về tình nghĩa vợ chồng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Người xưa có câu:” Tu trăm năm mới đi chung thuyền, tu ngàn năm mới nên duyên vợ
chồng” để nói về sự thiêng liêng và cao quý của tình yêu trai gái được nên duyên chung kiếp vợ
chồng. Nghĩa tình vợ chồng gắn bó, keo sơn từ lâu đã là đề tài quen thuộc trong nền văn học
nước nhà. Đặc biệt là trong những bài ca dao tình nghĩa thủy chung mà tiêu biểu là bài “Muối ba
năm”:
“Muối ba năm muối vẫn còn mặn
Gừng ba năm gừng vẫn còn cay
Đôi xa nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.”
Bài ca dao gồm bốn câu thơ nói về tĩnh nghĩa lứa đôi mặn nồng, tình nghĩa vợ chồng gắn bó
thủy chung. Nhân vật trữ tình ở đây là đôi vợ chồng với tình yêu đầy to lớn và đáng quý. Ngay
khi còn đang đắm chìm trong hạnh phúc, thì người vợ hoặc chồng đã chợt nghĩ đến việc nếu lỡ
mai này xa nhau và đã tự khẳng định về sự kiên cố và chắc chắn về tình yêu của mình với người
còn lại.
Không mượn ánh trăng thơ mộng để bày tỏ nỗi lòng, hay mượn hình ảnh ngọn núi, con sống
để hứa hẹn, thề thốt. Giờ đây khi đã may mắn được nên duyên vợ chồng, tức tình yêu giữa đôi
trai gái khi bước vào cuộc hôn nhân đã trở thành tình thương, tình nghĩa. Họ dùng hai hình ảnh
đầy giản dị mà quen thuộc với bất cứ người nội trợ nào đó là “muối” và “gừng” để nói lên sự
chân thành của mình. Không bóng bẩy, hào nháo, hình ảnh đầy chân thật với người đọc, người
nghe, hơn thế đây còn là hai vị thuốc rất tốt trong y học dân gian. Hình ảnh “muối” và “gừng”
cũng xuất hiện với tần suất lớn trong kho tàng ca dao dân gian như
“Tay bưng đĩa muối chăm gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.”
Bài thơ diễn đạt một cách từ gián tiếp đến trực tiếp, mở đầu bằng những sự vật mang hàm ý
tượng trưng cho điều tác giả muốn nói đến. Ngay từ những dòng đầu tiên, tác giả dân gian đã
khẳng định đặc tính cũng như phẩm chất không đổi theo thời gian của “muối” và “gừng”. Các
cụm từ “ba năm” và “chín tháng” không ám chỉ một thời gian cụ thể mà nó thể hiện một sự lâu
dài, trường tồn mãi mãi. Mà thời gian thì chính là thước đo vô hình mà chính xác nhất, bởi thời
gian sẽ mài dũa cho con người thêm chính chắn và hoàn thiện hơn những cũng vô tình cướp lấy
đi nhiều thứ. “Muối” và “gừng” là sản phẩm do chính tay con người tạo ra. “Muối” chính là kết
tinh của biển, có màu trắng và vị mặn. Còn “gừng” là loại cây thường được trong trong vườn hay
ngoài đồng, nổi bật với vị cay nồng âm ỉ mãi nơi cuống họng con người khi ăn. Theo thời gian,
“muối” và “gừng” càng thêm mặn, thêm cay nồng hơn. Để làm nổi bật thêm hình ảnh “muối ba
năm”, “gừng chín tháng”, tác giả dân gian đã sử dụng lối nói trùng điệp, nhấn mạnh “muốigừng” hai lần cùng với những cụm từ nối tiếp “ba năm- chín tháng”, “còn mặn-còn cay” với mục