Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân Tích Kênh Phân Phối Sản Phẩm Khóm Cầu Đúc Tỉnh Hậu Giang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
VĂN MINH THÁI
PHÂN TÍCH KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM
KHÓM CẦU ĐÚC TỈNH HẬU GIANG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Hà Nội, 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
VĂN MINH THÁI
PHÂN TÍCH KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM
KHÓM CẦU ĐÚC TỈNH HẬU GIANG
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60620115
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
PGS.TS BÙI VĂN TRỊNH
Hà Nội, 2014
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vị trí quan trọng
trong nền kinh tế Việt Nam, với khả năng tạo ra nhiều việc làm, thu nhập cho
số đông dân cư, đảm bảo an sinh xã hội và đóng vai trò quan trọng trong việc
tăng tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, tỉnh Hậu Giang là một trong những
tỉnh nằm về phía nam Sông Hậu, thuộc trung tâm của ĐBSCL với nông
nghiệp là thế mạnh và Khóm Cầu Đúc được xem là mặt hàng đặc sản của
tỉnh, trong nhiều năm qua thu nhập có được từ Khóm Cầu Đúc góp phần
không nhỏ cho nông dân ở Hậu Giang thoát khỏi đói nghèo.
Chính vì những đặc trưng trên mà trong nhiều năm qua, chính quyền tỉnh
Hậu Giang đã quan tâm xây dựng và bảo tồn giống gốc, đầu tư vào chuyên
canh và tạo dựng thương hiệu cho mặt hàng này. Tuy nhiên, hiện nay tình
hình tiêu thụ trái cây, trong đó có Khóm Cầu Đúc ở Hậu Giang nói riêng và
ĐBSCL nói chung còn nhiều bất cập, hệ thống phân phối đang tồn tại những
điểm yếu, phát triển thiếu ổn định và biến động giá cả. Vì thế, vấn đề có tính
chất bao trùm là thiếu liên kết với nhau giữa các tác nhân trong kênh phân
phối một cách có hiệu quả đã làm giảm khả năng cạnh tranh của ngành hàng
trái cây này không những trên thị trường quốc tế mà ngay cả thị trường nội
địa.
Xuất phát từ những lý do trên nên “Phân tích kênh phân phối sản phẩm
Khóm Cầu Đúc tỉnh Hậu Giang” là rất cần thiết để hiểu rõ hơn thực trạng và
trên cơ sở của kết quả phân tích đó để đề xuất các giải pháp chủ yếu để hoàn
thiện hệ thống kênh phân phối Khóm Cầu Đúc ở tỉnh Hậu Giang.
2
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu tổng quát: Nhằm đề xuất các giải pháp chủ yếu để hoàn thiện hệ
thống kênh phân phối Khóm Cầu Đúc tỉnh Hậu Giang.
* Mục tiêu cụ thể:
- Mục tiêu 1: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kênh phân phối.
- Mục tiêu 2: Đánh giá thực trạng kênh phân phối Khóm Cầu Đúc tỉnh Hậu
Giang.
- Mục tiêu 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kênh phân phối Khóm
Cầu Đúc tỉnh Hậu Giang.
- Mục tiêu 4: Đề xuất môt ṣ ố giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiên ̣ kênh phân
phối Khóm Cầu Đúc tỉnh Hậu Giang.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Nông hô ̣trồng Khóm Cầu Đúc.
+ Các tác nhân tham gia vào hê ̣thống kênh phân phối Khóm Cầu Đúc.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về không gian: Tỉnh Hậu Giang có Khóm Cầu Đúc là sản phẩm
đặc trưng, nhưng nó chỉ được trồng tập trung ở huyện Long Mỹ và thành phố
Vị Thanh vì các địa phương khác không thích hợp. Do đó, hai địa phương
trên là đối tượng để thực hiện nghiên cứu này.
+ Phạm vi về thời gian: Thông tin thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu này là
số liệu trong các tài liệu từ năm 2010 – 2013. Thông tin sơ cấp được thực hiện
thu thập bằng phương pháp điều tra qua bảng câu hỏi phỏng vấn các đối
tượng nghiên cứu từ tháng 01 năm 2014.
+ Phạm vi nội dung: Kênh phân phối sản phẩm là lĩnh vực khá rộng và khá
phức tạp. Nhưng vì thời gian và các nguồn lực khác của bản thân có hạn và
trong phạm vi đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu Khóm Cầu Đúc từ khi nông
3
hộ trồng đến người hoặc tổ chức tiêu dùng có bao nhiêu tác nhân tham gia
phân phối và thu nhập của họ trong quá trình tham gia trong kênh phân phối
hài hòa nhưng thế nào đối với các tác nhân khác trong hệ thống.
4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUÂN V ̣ À THƯC TI ̣ ỄN KÊNH PHÂN PHỐI
SẢN PHẨM KHÓM CẦU ĐÚC TỈNH HẬU GIANG
1.1. Cơ sở lý luận về kênh phân phối sản phẩm Khóm Cầu Đúc tỉnh Hậu
Giang
1.1.1. Khái niệm kênh phân phối
Có rất nhiều khái niệm về kênh phân phối và tùy theo những góc độ nghiên
cứu khác nhau, người ta có thể đưa ra những khái niệm khác nhau về kênh
phân phối. Xét ở tầm vĩ mô, kênh phân phối được coi là con đường vận động
của hàng hóa và dịch vụ từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Dưới góc độ của
người tiêu dùng, kênh phân phối là tập hợp những trung gian nên họ phải mua
sản phẩm với giá cao hơn giá của người sản xuất. Còn đối với người sản xuất,
người muốn tổ chức hệ thống kênh phân phối là sự tổ chức các quan hệ bên
ngoài (chuyển quyền sở hữu, đàm phán…), nhằm thực hiện hoạt động phân
phối sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp theo cách thức, chính sách của
doanh nghiệp đặt ra. Xét ở góc độ quản lý, kênh phân phối được xem như là
một lĩnh vực quyết định. Trong marketing, kênh phân phối được coi là “một
sự tổ chức các tiếp xúc bên ngoài để quản lý các hoạt động nhằm đạt được các
mục tiêu phân phối của nó”. Điều này cho chúng ta thấy tầm quan trọng của
“quan hệ bên ngoài”, “sự tổ chức kênh”, “các hoạt động phân phối”.
- Kênh phân phối: là tuyến đường giúp nhà sản xuất đưa sản phẩm của họ
đến tay người tiêu dùng hay người sử dụng công nghiệp một cách hiệu quả.
Một kênh phân phối đầy đủ bao gồm các đối tượng sau:
+ Nhà sản xuất;
+ Thành viên trung gian tham gia phân phối;
5
+ Người tiêu dùng.
Hệ thống kênh phân phối gồm có:
+ Người cung cấp và người tiêu dùng cuối cùng;
+ Hệ thống các thành viên trung gian phân phối;
+ Cơ sở vật chất, phương tiện vận chuyển và tồn trữ;
+ Hệ thống thông tin thị trường và các dịch vụ của hoạt động mua bán.
1.1.2. Vai trò của kênh phân phối
Bất kỳ nhà sản xuất nào cũng thiết lập mạng lưới phân phối hàng hóa đến
người tiêu dùng một cách trực tiếp và gián tiếp, thông qua hệ thống trung gian
để thỏa mãn thị trường mục tiêu nhằm đem lại lợi ích hơn, hiệu quả hơn so
với khi họ tự làm.
- Hoạt động phân phối được xem là cầu nối giúp nhà sản xuất cung cấp cho
khách hàng đúng chủng loại sản phẩm mà họ cần, đúng thời điểm theo nhu
cầu, đúng địa điểm, đúng kênh và luồng hàng cung ứng;
- Phân phối còn thực hiện nhiệm vụ tập trung sản phẩm, điều hòa và phân
phối sản phẩm cho các khu vực, địa bàn khác nhau;
- Thông qua hoạt động phân phối sẽ gián tiếp làm tăng giá trị sản phẩm
theo yếu tố thời gian (tồn trữ cung cấp lúc nghịch mùa), yếu tố không gian
(vận chuyển đến vùng khan hiếm), yếu tố hình thể sản phẩm (chia nhỏ, chuẩn
bị hàng hóa dưới dạng thích hợp);
- Hoạt động phân phối còn giúp doanh nghiệp tổ chức điều hành vận
chuyển hàng hóa tiết kiệm chi phí, hạn chế rủi ro thiệt hại.
6
1.1.3. Chức năng của kênh phân phối
Nhờ có kênh phân phối mà nhà sản xuất khắc phục được những khó khăn
về khoảng cách, thời gian và địa điểm trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Các
trung gian thương mại khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau với mức
độ khác nhau. Các thành viên của kênh phân phối phải thực hiện các chức
năng chủ yếu sau:
+ Nghiên cứu thị trường nhằm thu thập thông tin cần thiết để thiết lập chiến
lược phân phối, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đồi hàng hóa và dịch vụ.
+ Chiêu thị: soạn thảo và truyền bá những thông tin về hàng hóa nhằm
khuyếch trương sản phẩm cần tiêu thụ.
+ Tiếp xúc: thiết lập các mối liên hệ, tạo dựng và duy trì mối liên hệ với
những người mua tiềm năng.
+ Đàm phán: thỏa thuận phân chia trách nhiệm và quyền lợi trong kênh;
thỏa thuận với nhau về giá cả và những điều kiện phân phối khác nhằm thực
hiện quá trình chuyển giao quyền sở hữu và quyền sử dụng hàng hóa.
+ Phân phối vật phẩm: vận chuyển, bảo quản, dự trữ hàng hóa…
+ Hoàn thiện hàng hóa: làm cho hàng hóa đáp ứng những yêu cầu của
người mua như đóng gói, bảo hành…
+ Tài trợ: huy động và phân bổ nguồn vốn cần thiết để dự trữ và bù đắp các
chi phí hoạt động của kênh phân phối.
+ Chia sẻ rủi ro: chấp nhận những rủi ro liên quan đến việc điều hành hoạt
động của kênh phân phối.
Các chức năng này nhằm thực hiện những giao dịch và hoàn thiện những
giao dịch trong quá trình phân phối.
7
1.1.4. Phân loại kênh phân phối
Hình 1.1: Sơ đồ kênh phân phối
1.1.4.1. Kênh phân phối ngắn
Là kênh phân phối không có trung gian hoặc có một trung gian.
a. Kênh không có trung gian: Từ nhà sản xuất => người tiêu dùng sau
cùng.
* Đặc điểm:
- Kênh này chỉ có người sản xuất và người sử dụng sau cùng, người sản
xuất bán sản phẩm trực tiếp cho người sử dụng sau cùng không thông qua
trung gian.
* Áp dụng:
- Kênh này thường được sử dụng cho các hàng hóa dễ hư, dể bể, dể mất
phẩm chất khi để lâu... hàng nông sản, thực phẩm tươi sống.
8
- Sản phẩm chậm lưu chuyển, những hàng hóa của người sản xuất nhỏ mà
họ tự sản xuất, tự bán, hoặc sử dụng ở những thị trường nhỏ mà ở đó người
sản xuất độc quyền bán cho người tiêu dùng.
- Sản phẩm hiếm, có giá trị cao, sản phẩm có chất lượng đặc biệt; yêu cầu
sử dụng rất phức tạp.
* Ưu điểm:
- Ưu thế rõ rệt của kênh phân phối trực tiếp là đẩy nhanh tốc độ lưu thông
hàng hóa, bảo đảm sự giao tiếp chặt chẽ của doanh nghiệp sản xuất trong
kênh phân phối. Người sản xuất thu được lợi nhuận cao do chênh lệch giữa
giá bán ra với chi phí sản xuất cao vì giảm bớt chi phí trung gian.
* Nhược điểm:
- Tuy vậy, kênh phân phối này cũng có một số hạn chế như: hạn chế trình
độ chuyên môn hóa; tổ chức và quản lý kênh phân phối phức tạp; vốn và nhân
lực phân tán; chu chuyển vốn chậm.
- Loại kênh phân phối này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong các loại kênh phân
phối, và nó chỉ phù hợp với người sản xuất nhỏ, quy mô thị trường hẹp.
b. Kênh có một trung gian: Từ nhà sản xuất => Người bán lẻ => Người
tiêu dung sau cùng.
* Đặc điểm: Kênh này có một trung gian đó là người bán lẻ. Nhà sản xuất
phân phố sản phẩm đến người bán lẻ và từ đó người bán lẻ bán sản phẩm trực
tiếp đến tay người tiêu dùng sau cùng.
* Áp dụng:
- Trình độ chuyên doanh và quy mô của trung gian cho phép xác lập quan
hệ trao đổi trực tiếp với người sản xuất trên cơ sở tự đảm nhiệm các chức
năng cần thiết khác, như các doanh nghiệp gia công, lắp ráp, ….
9
- Doanh nghiệp sản xuất chuyên môn hóa nhưng với quy mô nhỏ, khả
năng tài chính hạn chế không đủ sức cho việc tiêu thụ sản phẩm.
- Những sản phẩm tiêu thụ hàng ngày, thường xuyên cần có mặt khắp nơi,
đại trạ….
* Ưu điểm:
- Ưu điểm của loại kênh này là phát huy được những uy thế của loại kênh
trực tuyến (kênh không trung gian), đồng thời ttách chức năng lưu thông khỏi
nhà sản xuất để họ chuyên môn hóa và phát triển năng lực sản xuất của mình,
bảo đảm trình độ xã hội hóa cao và ổn định hơn, hợp lý hơn.
- Giúp cho doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường mới dễ dàng hơn.
* Nhược điểm:
- Loại kênh này hạn chế ở chỗ chưa phát huy triệt để tính ưu việt của phân
công lao động xã hội trình độ cao, hạn chế trình độ xã hội hóa của lưu thông,
hạn chế chất lượng vận động vật chất của hàng hóa, phân bố dự trữ trong
kênh phân phối không cân đối và hợp lý.
- Vì vậy, loại kênh này chỉ áp dụng có hiệu quả đối với một số trường hợp
nhất định: mặt hàng đơn giản, quãng đường vận chuyển hàng hóa không đổi,
phục vụ cho nhu cầu thường xuyên ổn định.
1.1.4.2. Kênh phân phối dài
Có từ 2 kênh trung gian trở lên
a. Kênh có 2 trung gian: Từ nhà sản xuất => Nhà bán buôn (hoặc Nhà bán
lẻ) => Người tiêu dùng cuối cùng.
* Đặc điểm:
Là kênh phân phối có từ 2 trung gian, người bán buôn và người bán lẻ.