Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

phân tích hoạt động xuất khẩu và giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần thực
MIỄN PHÍ
Số trang
88
Kích thước
567.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1528

phân tích hoạt động xuất khẩu và giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần thực

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHAN VĂN PHÙNG

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam chính thức gia nhập Tổ Chức Thương Mại WTO, vì vậy nền

kinh tế ngày càng trở nên năng động hơn, nhiều cơ hội để các doanh nghiệp phát

triển hơn. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu chiếm một vị trí quan trọng hàng đầu

trong sự tồn tại và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đặc biệt ở Việt Nam, xuất

khẩu có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xây dựng chủ

nghĩa xã hội. Bởi vì thông qua việc mở rộng thị trường xuất khẩu cho phép nước

ta tăng thu nhập ngoại tệ cho tài chính và cho nhu cầu xã hội, cũng như tạo cơ sở

cho quá trình xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Vai trò này đã được Đảng ta

nhận thức từ rất sớm và nhấn mạnh tại Đại Hội Đảng Toàn Quốc lần thứ VI

(1986), Đại Hội Đảng đã khẳng định “Xuất khẩu là một trong ba chương trình cơ

bản của nhiệm vụ kinh tế - xã hội… không những có ý nghĩa sống còn, đối với

tình hình trước mắt mà còn là điều kiện ban đầu không thể thiếu được để triển

khai công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong những chặn đường tiếp theo”. Hơn

thế nữa, xuất khẩu được coi là yếu tố có ý nghĩa “quyết định” để thực hiện

chương trình về lương thực, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng và các hàng hóa

khác. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn và thách thức.

Đứng trướng thách thức khi mới tham gia vào WTO và nền kinh tế chưa hoàn

toàn khôi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, vì vậy một doanh nghiệp

muốn tồn tại và khẳng định vị thế của mình trên thị trường thì đòi hỏi phải không

ngừng thay đổi và luôn hoàn thiện mình để có thể nâng cao lợi thế cạnh tranh

hơn so với đối thủ. Doanh nghiệp muốn đạt được điều này cần phải nâng cao chất

lượng sản phẩm và có được thị trường rộng lớn.

Tổ chức và quản lý tiêu thụ sản phẩm quyết định sự tồn tại và phát triển

của nhiều doanh nghiệp, là công cụ giúp doanh nghiệp thành công trên thị

trường. Bởi vì trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường hiện nay, việc tạo lợi thế

cạnh tranh ngày càng khó khăn, các biện pháp như: quảng cáo, khuyến mãi, giảm

SVTH: NGÔ VĂN VINH 1

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHAN VĂN PHÙNG

giá,… chỉ đem lại lợi thế trong một thời gian ngắn, xây dựng một hệ thống mở

rộng hoàn thiện là một chiến lược lâu dài, đòi hỏi phải tốn nhiều công sức, thời

gian, tiền bạc,… mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thành công.

Chất lượng sản phẩm của Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Bích Chi còn

được chứng minh qua các giải thưởng lớn tại các kỳ hội chợ triển lãm thành tựu

kinh tế: Cúp Vàng Thương Hiệu Vì Sức Khỏe Cộng Đồng, Giải Thưởng Mai

Vàng Hội Nhập,…. Sản phẩm của công ty cũng đạt được 10 huy chương vàng về

tiêu chuẩn Chất Lượng và An Toàn vệ sinh thực phẩm như: Cúp Vàng Thương

Hiệu Vì Sức Khỏe Cộng Đồng, Giải Mai Vàng Hội Nhập, Thương Hiệu Bạn Nhà

Nông,…

Với phương châm “Uy tín – Chất lượng – Giá cả cạnh tranh”, uy tín

thương hiệu đã đưa thực phẩm Bích Chi vươn xa và không ngừng đáp ứng nhu

cầu nội địa mà sản phẩm Bích Chi đã có mặt tại nhiều thị trường trên thế giới

như: Đài Loan, Hồng Kong, Singapore, Malaysia, Indonesia, Úc, Hàn Quốc,

Nhật Bản, Mỹ, Canada, EU, và một số nước Ả Rập.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc xuất khẩu và mở rộng thị

trường xuất khẩu, với những kiến thức mà em đã được học và cùng với sự hướng

dẫn của các anh chị, cô chú trong công ty, cho nên em đã chọn thực hiện đề tài:

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ

TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH

CHI”. Với một chút hiểu biết của mình em hy vọng sẽ giúp công ty tìm ra được

những giải pháp để công ty có thể mở rộng được hơn nữa thị trường xuất khẩu

của mình và đồng thời tăng khả năng phục vụ của công ty đến khách hàng.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích các hoạt động xuất khẩu và các giải pháp mở rộng thị trường

xuất khẩu của Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Bích Chi.

SVTH: NGÔ VĂN VINH 2

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHAN VĂN PHÙNG

3. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: đề tài được thực hiện tại địa bàn thị xã Sa Đéc, tỉnh

Đồng Tháp.

- Phạm vi thời gian: đề tài này được thực hiện đầu tháng 4/2013 đến cuối

tháng 5/2013.

- Phạm vi nội dung: Tìm hiểu và phân tích hoat động xuất khẩu và các giải

pháp để mở rộng thị trường của Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Bích Chi.

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích.

Phương pháp thu thập số liệu:

+ Thu thập số liệu sơ cấp: tìm hiểu thông tin từ Công Ty Cổ Phần Thực

Phẩm Bích Chi.

+ Thu thập số liệu thứ cấp: từ các bài báo cáo của công ty, trên Internet.

5. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu bài báo cáo còn có bố cục như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về thị trường xuất khẩu và mở rộng thị trường.

Chương 2: Tổng quan về công ty và phân tích thực trạng xuất khẩu của

Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Bích Chi

Chương 3: Kiến nghị và các giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu của

Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Bích Chi

Kết luận

Tài Liệu tham khảo

SVTH: NGÔ VĂN VINH 3

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHAN VĂN PHÙNG

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Những vấn đề cơ bản về thị trường

1.1.1. Khái niệm về thị trường

Thị trường ra đời gắn liền với nền sản xuất hàng hoá, nó là môi trường để

tiến hành các hoạt động giao dịch mang tính chất thương mại của mọi doanh nghiệp

công nghiệp. Trong một xã hội phát triển, thị trường không nhất thiết chỉ là địa

điểm cụ thể gặp gỡ trực tiếp giữa người mua và người bán mà doanh nghiệp và

khách hàng có thể chỉ giao dịch, thỏa thuận với nhau thông qua các phương tiện

thông tin viễn thông hiện đại. Cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hóa, khái

niệm thị trường ngày càng trở nên phong phú và đa dạng. Có một số khái niệm phổ

biến về thị trường như sau:

Thị trường là nơi mua bán hàng hóa, là nơi gặp gỡ để tiến hành hoạt động

mua bán giữa người mua và người bán.

Thị trường là biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó các quyết định

của các tổ chức, đơn vị kinh tế về tiêu dùng các mặt hàng nào, các quyết định của

các doanh nghiệp về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và quyết định của người

lao động về việc làm là bao lâu, cho ai đều được quyết định bằng giá cả.

Thị trường là sự kết hợp giữa cung và cầu, trong đó những người mua và

người bán bình đẳng cùng cạnh tranh. Số lượng người mua và người bán nhiều hay

ít phản ánh quy mô của thị trường lớn hay nhỏ. Việc xác định nên mua hay bán

hàng hoá và dịch vụ với khối lượng và giá cả bao nhiêu do quan hệ cung cầu quyết

định. Từ đó ta thấy thị trường còn là nơi thực hiện sự kết hợp giữa hai khâu sản xuất

và tiêu dùng hàng hóa.

SVTH: NGÔ VĂN VINH 4

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHAN VĂN PHÙNG

Thị trường là phạm trù riêng của nền sản xuất hàng hóa. Hoạt động cơ bản

của thị trường được thể hiện qua 3 nhân tố có mối quan hệ hữu cơ với nhau nhu cầu

hàng hóa dịch vụ, cung ứng hàng hóa dịch vụ và giá cả hàng hóa dịch vụ.

Khái niệm thị trường hoàn toàn không tách rời khái niệm phân công lao động

xã hội. C. Mác đã nhận định: “Hễ ở đâu và khi nào có sự phân công lao động xã hội

và có sản xuất hàng hoá thì ở đó và khi ấy sẽ có thị trường. Thị trường chẳng qua là

sự biểu hiện của phân công lao động xã hội và do đó có thể phát triển vô cùng tận”.

Thị trường theo quan điểm Marketing, được hiểu là bao gồm tất cả những

khách hàng tiềm ẩn cùng có nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả

năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó.

Còn phương diện Nhà nước, từ phía các nhà hoạch định chiến lược đất nước,

từ phía các nhà nghiên cứu thì họ có cách hiểu khác về thị trường. Họ cho rằng thị

trường là rất rộng lớn và phức tạp, thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản

phẩm và thị trường nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu cả hai phía cung và cầu về

một loại sản phẩm nhất định nào đó theo những thông lệ hiện hành và từ đó xác

định rõ số lượng và giá cả của sản phẩm mà cả hai bên cùng chấp nhận được.

Tóm lại, thị trường được hiểu là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu của một loại

hàng hóa, dịch vụ hàng hóa hay cho một đối tác có giá trị. Ví dụ như thị trường sức

lao động bao gồm những người muốn đem sức lao động của mình để đổi lấy tiền

công hoặc hàng hóa. Để công việc trao đổi trên được thuận lợi, dần đã xuất hiện

những tổ chức kiểu văn phòng, trung tâm giới thiệu, xúc tiến việc làm cho người lao

động. Cũng tương tự như thế, thị trường tiền tệ đem lại khả năng vay mượn, cho

vay tích lũy tiền và bảo đảm an toàn cho các nhu cầu tài chính của các tổ chức, giúp

họ có thể hoạt động liên tục được. Như vậy điểm lợi ích của người mua và người

bán hay chính là gía cả được hình thành trên cơ sở thỏa thuận và nhân nhượng lẫn

nhau giữa cung và cầu.

SVTH: NGÔ VĂN VINH 5

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHAN VĂN PHÙNG

1.1.2. Chức năng và vai trò của thị trường

1.1.2.1. Chức năng của thị trường

Thị trường có một số chức năng cơ bản sau:

- Chức năng thực hiện:

Hoạt động mua bán là hoạt động lớn nhất, bao trùm cả thị trường. Thực hiện

hoạt động này là cơ sở quan trọng có tính chất quyết định đối với việc thực hiện các

quan hệ và hoạt động khác.

Thị trường thực hiện: hành vi trao đổi hàng hóa; thực hiện tổng số cung và

cầu trên thị trường; thực hiện cân bằng cung cầu từng thứ hàng hóa; thực hiện giá trị

(thông qua giá cả); thực hiện việc trao đổi giá trị… Thông qua chức năng của mình.

Giá trị trao đổi là cơ sở vô cùng quan trọng để hình thành nên cơ cấu sản phẩm, các

quan hệ tỷ lệ về kinh tế trên thị trường.

- Chức năng thừa nhận:

Hàng hóa được sản xuất ra, người sản xuất phải bán nó. Việc bán hàng được

thực hiện thông qua chức năng thừa nhận của thị trường. Thị trường thừa nhận

chính là người mua chấp nhận thì cũng có nghĩa là về cơ bản quá trình tái sản xuất

xã hội của hàng hóa đã hoàn thành. Bởi vì bản thân việc tiêu dùng sản phẩm và các

chi phí tiêu dùng cũng đã khẳng định trên thị trường khi hàng hóa được bán.

Thị trường thừa nhận: tổng khối lượng hàng hóa (tổng giá trị sử dụng) đưa ra

thị trường; cơ cấu của cung và cầu, quan hệ cung cầu với từng hàng hóa; thừa nhận

giá thị sử dụng và giá cả hàng hóa, chuyển giá trị sử dụng và giá trị cá biệt thành giá

trị sử dụng và giá trị xã hội; thừa nhận các hoạt động mua và bán vv…Thị trường

không phải chỉ thừa nhận thụ động các kết quả của quá trình tái sản xuất, quá trình

mua bán mà thông qua sự hoạt động của các quy luật kinh tế trên thị trường mà thị

trường còn kiểm tra, kiểm nghiệm quá trình tái sản xuất quá trình mua bán đó.

SVTH: NGÔ VĂN VINH 6

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHAN VĂN PHÙNG

- Chức năng điều tiết, kích thích:

Nhu cầu thị trường là mục đích của quá trình sản xuất. Thị trường là tập hợp

các hoạt động của các quy luật kinh tế cả thị trường. Do đó, thị trường vừa là mục

tiêu vừa tạo động lực để thực hiện các mục tiêu đó. Đó là cơ sở quan trọng để chức

năng điều tiết và kích thích của thị trường phát huy vai trò của mình.

- Chức năng điều tiết và kích thích thể hiện ở chỗ:

Thông qua nhu cầu thị trường, người sản xuất chủ động di chuyển tư liệu sản

xuất, vốn và lao động từ ngành này qua ngành khác từ sản phẩm này sang sản phẩm

khác để có lợi nhuận cao.

Thông qua các hoạt động của các quy luật kinh tế của thị trường, người sản

xuất có lợi thế trong cạnh tranh sẽ tận dụng khả năng của mình để phát triển sản

xuất ngược lại những người sản xuất chưa tạo ra được lợi thế trên thị trường cũng

phải vươn lên để thoát khỏi nguy cơ phá sản. Đó là những động lực mà thị trường

tạo ra đối với sản xuất.

Thông qua sự hoạt động của các quy luật kinh tế trên thị trường người tiêu

dùng buộc phải cân nhắc, tính toán quá trình tiêu dùng của mình. Do đó thị trường

có vai trò to lớn đối với việc hướng dẫn tiêu dùng.

Trong quá trình tái sản xuất, không phải người sản xuất, lưu thông… chỉ ra

cách chi phí như thế nào cũng được xã hội thừa nhận. Thị trường chỉ thừa nhận ở

mức thấp hơn hoặc bằng mức xã hội cần thiết (trung bình). Do đó thị trường có vai

trò vô cùng quan trọng đối với kích thích tiết kiệm chi phí, tiết kiệm lao động.

- Chức năng thông tin:

Trong tất cả các khâu (các giai đoạn) của quá trình tái sản xuất hàng hóa, chỉ

có thị trường mới có chức năng thông tin. Trên thị trường có nhiều mối quan hệ:

kinh tế, chính trị, xã hội… song thông tin kinh tế là quan trọng nhất.

SVTH: NGÔ VĂN VINH 7

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. PHAN VĂN PHÙNG

Thị trường thông tin về: tổng số cung và tổng số cầu; cơ cấu của cung và

cầu; quan hệ cung cầu đối với từng loại hàng hóa; giá cả thị trường; các yếu tố ảnh

hưởng tới thị trường, đến mua và bán, chất lượng sản phẩm, hướng vận động của

hàng hóa; các điều kiện dịch vụ cho mua và bán hàng hóa, các quan hệ tỷ lệ về sản

phẩm vv…

Thông tin thị trường có vai trò quan trọng đối với quản lý kinh tế. Trong

quản lý kinh tế, một trong những nội dung quan trọng nhất là ra quyết định. Ra

quyết định cần có thông tin. Các dữ liệu thông tin quan trọng nhất là thông tin từ thị

trường. Bởi vì các dữ kiện đó khách quan, được xã hội thừa nhận.

Bốn chức năng của thị trường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi hiện

tượng kinh tế diễn ra trên thị trường đều thể hiện bốn chức năng này. Vì là những

tác dụng vốn có bắt nguồn tư bản chất thị trường, do đó không nên đặt vấn đề chức

năng nào quan trọng nhất hoặc chức năng nào quan trọng hơn chức năng nào. Song

cũng cần thấy rằng chỉ khi chức năng thừa nhận được thực hiện thì các chức năng

khác mới phát huy tác dụng.

Một trong những bí quyết quan trọng nhất để thành công trong kinh doanh là

sự hiểu biết cặn kẽ tính chất của thị trường. Nhận biết được đặc điểm và sự hoạt

động của từng loại thị trường, các yếu tố tham gia vào hoạt động của thị trường, từ

đó thấy rõ đặc điểm hình thành và vận động của giá cả thị trường do đó cần phải

nghiên cứu, phân loại các hình thái thị trường.

1.1.2.2. Vai trò của thị trường

Từ các chức năng trên của thị trường ta thấy rằng thị trường có vai trò vô

cùng quan trọng đối với sự phát triển không chỉ của nền kinh tế nước ta mà còn với

cả nền kinh tế thế giới nói chung, đặc biệt là giai đoạn phát triển hiện nay. Vai trò

của thị trường được thực hiện ở chỗ nó đã gắn chặt sản xuất với tiêu dùng, thúc đẩy

và điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh của xã hội. Thị trường buộc các chủ

thể kinh tế phải hoạt động một cách thống nhất và phải tuân theo các quy luật của

SVTH: NGÔ VĂN VINH 8

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!