Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

phân tích hình tượng rừng xà nu
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn.
Đề bài: Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của
Nguyễn Trung Thành để giải thích tại sao tác giả đặt tên cho truyện của mình
như vậy?
Đáp án – Hướng dẫn làm bài
I.Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và hình tượng cây xà nu
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
-“Rừng xà nu” là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Trung Thành. Tác phẩm
ra đời năm 1965, khi quân xâm lược Mĩ ồ ạt đổ vào niềm Nam nước ta. Truyện được đăng trên
tạp chí “Văn nghệ quân giải phóng” miền Trung, Trung Bộ (số 2-1965), sau đó in trong tập
“Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”. Do gần gũi, hiểu biết và yêu mến cuộc sống
cũng như những phẩm chất bất khuất, kiên trung, thủy chung với cách mạng và giàu khát khao tư
do giải phóng của người dân Tây Nguyên mà Nguyễn Trung Thành (tên thật là Nguyễn Văn
Báu) đã rất thành công với tiểu thuyết “Đất nước đứng lên” thời chống Pháp và đặc biệt là
“Rừng xà nu” thời chống Mĩ. “Rừng xà nu” có thể được xem là bản anh hùng ca mang đậm tính
sử thi và cảm hứng lãng mạn về cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên anh hùng.
2. Giới thiệu hình tượng cây xà nu
Để viết nên bản giao hưởng anh hùng ca đấy, ngoài những con người Tây Nguyên đáng yêu
như Tnú, cụ Mết, Mai, Dít…, phải kể đến một hình tượng không kém phần hấp dẫn. Đó là cây xà
nu, một hình tượng vừa giàu ý nghĩa thẩm mĩ, vừa giàu ý nghĩa nhân sinh.
II. Phân tích hình tượng cây xà nu
1. Cây xà nu là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc, đóng vai trò chủ đạo, tạo nên giọng điệu
giàu chất sử thi, góp phần làm nên linh hồn của tác phẩm.
2. Hình tượng cây xà nu là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt tác phẩm, gắn bó với cuộc sống và
sinh hoạt của người dân Xô Man.
a. Hình tượng cây xà nu được tác giả miêu tả từ nhiều góc độ và đưa lại hiệu quả thẩm
mĩ đặc biệt. Với kết cấu trùng điệp, cây xà nu có mặt từ đầu đến cuối tác phẩm. Nó hiện diện
trong suốt câu chuyện về Tnú và dân làng Xô Man của anh. Gần hai mươi lần, tác giả nói đến
“Rừng xà nu”, “đồi xà nu”,”cây xà nu”, “nhựa xà nu”, “khói xà nu”, “lửa xà nu”.
b. Cây xà nu còn tham dư vào những sư kiện quan trọng trong cuộc sống của làng Xô
Man (dẫn chứng chứng minh, phân tích phát triển luận điểm này”
3. Hình tượng cây xà nu qua ngòi bút Nguyễn Trung Thành đã trở thành một nhân chứng về
tội ác của chiến tranh hủy diệt; là người chứng kiến cho sư giác ngộ, hi sinh thầm lặng và sư quật
khởi của người dân Xô Man. Khi khí thế cách mạng ở dân làng dâng lên như thác lũ thì “cả rừng
xà nu ào ào rung động”.
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 1