Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phan tich hinh anh mua thu trong 3 bai tho thu cua nguyen khuyen
MIỄN PHÍ
Số trang
12
Kích thước
261.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
834

Phan tich hinh anh mua thu trong 3 bai tho thu cua nguyen khuyen

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Đề bài: Phân tích hình ảnh mùa thu trong 3 bài thơ Thu của Nguyễn

Khuyến

Bài Mẫu Số 1:

Trước nay, ba bài Thu ẩm, Thu điếu, Thu vịnh(1) của Nguyễn Khuyến đã được

bình phẩm rất nhiều. Những bài thơ này được coi là tiêu biểu cho hồn thơ Nôm

Nguyễn Khuyến, xác lập vị thế Nguyễn Khuyến là "nhà thơ của quê hương

làng cảnh Việt Nam"(2). Phần lớn các tác giả có xu hướng khẳng định ba bài

thơ là những bức tranh nên thơ, vẽ đúng được điệu hồn của mùa thu làng quê

đồng bằng Bắc Bộ; ẩn trong cảnh thu thanh bình là nỗi u hoài thầm kín về nỗi

đau thời thế nước mất nhà tan mà bản thân bất lực, bế tắc(3). Phải nói rằng, những nhận định này không sai. Mỗi bài thơ thu của Nguyễn Khuyến thực là

một bức tranh thuỷ mặc bằng ngôn từ, diễn tả được đúng thần thái cảnh thu

đồng bằng Bắc Bộ với những hình ảnh đặc trưng: trời xanh, nước trong, lá

vàng, khói trắng, ao, nhà, ngõ... Đọc ba bài thơ dễ nhận thấy không khí yên ả, dịu êm của làng quê tự bao đời. Tuy nhiên, tiếp cận từ góc độ khác là có thể

thấy một sắc thái đối lập với sự nên thơ, thanh bình từ ba bài thơ thu. Một số

tác giả đã bàn về phương diện này, song vẫn hướng đến khẳng định cái hay của

bài thơ là cảnh đẹp của làng cảnh đồng bằng Bắc Bộ mùa thu và nỗi đau thời

thế kín đáo của tác giả(4). Bài viết này xin bổ sung, nhấn mạnh theo lối cảm

nhận mới: ba bài thơ thu của là kết tụ của những ngột ngạt, tàn tạ, thụ động, bế

tắc cả cảnh lẫn tình. Với ba bài thơ thu, Nguyễn Khuyến là nhà thơ của những

tang thương, tái tê đến giày vò, khắc khoải nỗi đau đời, đau thời. Ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến cùng khắc họa cảnh vật ngột ngạt, vắng

lặng, hư ảo, tàn tạ, thụ động. Trạng thái ngột ngạt được diễn tả qua nhiều hình ảnh eo hẹp, tăm tối và cô lẻ. Đó là ao, nhà, ngõ... Đây là những không gian có điểm dị biệt với đặc điểm của

văn chương trung đại truyền thống. Văn học trung đại thường coi trọng những

không gian trời biển, núi sông rộng lớn, đặt con người trong tầm kích vũ trụ để

thể hiện chí khí anh hùng "dọc ngang trời rộng, vẫy vùng bể khơi" (Truyện

Kiều - Nguyễn Du). Nguyễn Khuyến đi theo một hướng khác. Ông mở đầu bài

Thu điếu bằng hình ảnh cái ao bé nhỏ:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Cái ao làng, ao vườn thường là ao tù nước đọng, nhỏ hẹp rất nhiều so với hồ, đầm, phá... Cái ao có bờ quây vòng quanh, con con trong tầm mắt còn bị vo lại

bởi cái lạnh của mùa thu và độ trong veo của nước. Theo tính chất vật lí, sự vật

có sự giãn nở khi gặp độ nóng và co lại khi gặp độ lạnh. Khí lạnh lẽo của mùa

thu làm người đọc có cảm giác chiếc ao bị thu hẹp hơn. Thêm nữa, tính từ

"trong veo" vừa tuyệt đối hoá độ trong của nước vừa gợi ra cảm giác có thể

nhìn rõ cả giới hạn chiều sâu của cái ao nhỏ. Thế là với từ "trong veo", cái ao

đã tỏ rõ giới hạn nhỏ nhoi của mình cả về chiều rộng lẫn chiều sâu! Chưa hết, độ nhỏ của cái ao còn bị thu thêm vào một lần nữa bởi vần "eo"- tiếng nào có

vần này khi phát âm, miệng đều co tròn lại! Ngay trong câu thơ mở đầu, vần eo

đã xuất hiện ở hai từ: lạnh lẽo, trong veo. "Eo" còn là bộ vần của bài thơ: veo, teo, vèo, teo, bèo tạo nên một cảm giác ngột ngạt, vây hãm! Như vậy, trạng thái

nhỏ hẹp đã được thể hiện tới ba lần ở câu thơ đầu, sau mỗi từ ngữ, độ hẹp càng

về sau càng thu thêm lại. Cái ao đã nhỏ còn như cố gắng co đến mức không thể

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!