Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phan tich hai cau tho cuoi cua bai tho thuong vo cua tran te xuong
MIỄN PHÍ
Số trang
6
Kích thước
240.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1501

Phan tich hai cau tho cuoi cua bai tho thuong vo cua tran te xuong

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: [email protected] | Hotline: 024 2242 6188

Đề bài: Phân tích hai câu thơ cuối của bài thơ Thương vợ của Trần Tế

Xương Ngữ văn 11

Dàn ý chi tiết

1/ Mở bài

Giới thiệu tác phẩm: Bài thơ “Thương vợ” không chỉ thể hiện tình thương, sự

trân trọng của nhà thơ Trần Tế Xương với sự tần tảo, hi sinh của bà Tú mà còn

là lời tự giễu, chê trách chính bản thân nhà thơ khi thân nam nhi nhưng lại

chẳng thể hoàn thành trách nhiệm với gia đình mà mãi lận đận với con đường

công danh. 2/ Thân bài – Sinh sống trong xã hội nửa tây nửa ta, công danh có thể mua bằng tiền thì

những con người dẫu tài năng như Trần Tế Xương cũng phải lận đận lên xuống

với thi cử, công danh. – Mãi theo đuổi con đường công danh, lý tưởng lớn của cuộc đời mà Tú Xương

đã không thể hoàn thành vai trò trụ cột của một người đàn ông trong gia đình, mọi gánh nặng con cái, gia đình vô tình đã trút hết lên đôi vai gầy yếu của bà

Tú. – Bà Tú đã không quản ngược xuôi, tần tảo với công việc buôn bán nhiều bon

chen, xô bồ để nuôi sống cả gia đình. – Tác giả Tú Xương đã tự chế giễu bản thân khi đặt mình ngang hàng với bốn

đứa con thơ. – Ông đã tự giễu sự vô dụng của bản thân, đồng thời thể hiện sự trân trọng, cảm thương với cái vất vả, lam lũ của bà Tú “lặn lội thân cò”, “eo sèo mặt

nước”. – Càng thấu hiểu với nỗi khổ của bà Tú bao nhiêu thì tác giả Tế Xương càng tự

trách mình bấy nhiêu. – Bằng ngôn ngữ đời thường, tác giả Tế Xương đã lên án xã hội phong kiến

đầy bạc bẽo đã mang đến bao thử thách khắc nghiệt của con người. –> Cũng chính xã hội nửa tây nửa ta ấy đã khiến Tú Xương mãi lận đận với

con đường thi cử mà trở thành kẻ vô dụng mang gánh nặng đến cho vợ con.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!